【kết quả levante】Giải pháp gỡ ‘nút thắt’ thị trường tài chính xanh tại Việt Nam
Cần nguồn lực lớn để đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh
Hiện nay,ảiphápgỡnútthắtthịtrườngtàichínhxanhtạiViệkết quả levante chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm phát triển thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và đảm bảo an toàn công bằng về xã hội.
Tại COP26, 147 quốc gia đã cam kết đạt "Phát thải ròng bằng 0" (PTR0) vào giữa thế kỷ XXI và tính đến hết năm 2022 đã có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ ban hành chiến lược phát thải thấp theo hướng xanh, sạch với tầm nhìn dài hạn đến giữa thế kỷ XXI.
Ở Việt Nam, tăng trưởng xanh là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020. Tiếp theo đó vào tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050”.
Song hành với Chiến lược Tăng trưởng xanh, Chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến chuyển đổi xanh như: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; Quy hoạch điện VIII...
Đồng thời, Việt Nam đã tham gia tích cực, có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế trong chống biến đổi khí hậu như: Cam kết tại COP26 về phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050; Tuyên bố Chính trị thiết lập Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP); Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.
Để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh bao trùm gắn với năng lực chống chịu BĐKH và PTR0, Việt Nam cần huy động được nguồn lực tài chính rất lớn. Nghiên cứu của của Ngân hàng Thế giới (2022) cho thấy, Việt Nam cần khoản đầu tư tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm, tương đương 368 tỷ USD cho đến năm 2040. Điều này đòi hỏi phải có các cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính xanh, khuyến khích dòng vốn tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực của kinh tế xanh.
Nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính xanh
TS. Bùi Thị Quỳnh Thơ, Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.
Theo TS. Bùi Thị Quỳnh Thơ, Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, tại Việt Nam, bắt đầu từ năm 2017 đến nay, thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh đã có tốc độ phát triển hơn 20%/năm, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế; một số trái phiếu xanh chính quyền địa phương, trái phiếu xanh doanh nghiệp được phát hành thí điểm, đặc biệt phát hành trái phiếu cho các dự án xanh có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, vận tải xanh, bất động sản xanh.
Bộ Tài chính thông tin, trong giai đoạn 2019 - 2023, Việt Nam đã phát hành khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh. Tuy nhiên, thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh của Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu huy động vốn cho chuyển đổi xanh. Tín dụng xanh mới chiếm khoảng 4,4% tổng dự nợ toàn nền kinh tế; con số 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh phát hành trong 5 năm qua vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu vốn khoảng 20 tỷ USD trung bình mỗi năm để thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh, dự án xanh.
Các chuyên gia đánh giá, một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh là khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều nút thắt, rào cản, nhất là còn thiếu các quy định, tiêu chí môi trường, danh mục phân loại dự án xanh; việc ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với tín dụng xanh, trái phiếu xanh còn chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam, do đó còn nhiều hạn chế trong việc xác định trình tự, thủ tục, vai trò, trách nhiệm của các bên có liên quan.
Để phát triển thị trường tài chính xanh, TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, cần xây dựng hữu hiệu các thông tin thị trường, dữ liệu, danh sách trái phiếu/cổ phiếu xanh, với định nghĩa pháp lý rõ ràng; tiêu chí chặt chẽ trong huy động vốn, khuyến khích hữu hiệu. Từ đó từng bước xây dựng lòng tin, đáp ứng lợi ích cũng như kỳ vọng các nhóm nhà đầu tư, hướng đến phát triển từng bước, vững chắc và lành mạnh thị trường tài chính xanh.
Thanh Tùng
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá vàng hôm nay ngày 29/8: Tăng nhanh trở lại, tiến sát mức đỉnh 6 năm
- ·Khai mạc ngày hội khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất
- ·Khai mạc ngày hội khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất
- ·Thanh toán không tiền mặt, nhận quà liền tay từ MobiFone Money
- ·Xổ số Vietlott: Hôm nay sẽ có người 'lĩnh' giải độc đắc gần 33 tỷ đồng?
- ·MobiFone khai phá không gian mới để thành Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam
- ·Cách kiếm tiền trên TikTok hiệu quả
- ·MobiFone và Ericsson ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đổi mới sáng tạo 5G
- ·Vincom Black Friday 2018: Khởi động sự kiện khuyến mại lớn nhất năm 2018
- ·Dàn mentor ‘nghìn tỷ’ ươm mầm thế hệ lãnh đạo trẻ sáng tạo
- ·Bí ẩn ngôi đền và tượng phật khổng lồ dưới đáy biển
- ·AI và robot sẽ đẩy 70% người lao động mất việc
- ·iPhone SE 3 có còn đáng mua vào năm 2024?
- ·Sao chổi C/2023 A3 xuất hiện trên nền trời Bình Định sau 80.000 năm 'tuyệt tích'
- ·Chủ khách sạn Lâu đài Tam Đảo: 'Chúng tôi làm kinh doanh, đầu tư 400 tỷ hay 4 tỷ USD có sao đâu?'
- ·Trung tâm CNTT MobiFone đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực thông tin cơ sở
- ·Tàu vũ trụ lớn nhất NASA bắt đầu tìm sự sống trên mặt trăng của sao Mộc
- ·CMC Cyber Security & VNSC
- ·Sán lợn nguy hiểm thế nào khi vào cơ thể trẻ nhỏ, cách phòng tránh hiệu quả
- ·Đang dùng iPhone 13 Pro Max có nên lên đời iPhone 16 Pro Max?