【ty so sassuolo】Khi lễ hội bị biến tướng thành bạo lực
Tương truyền năm 16 tuổi,ễhộibịbiếntướngthagravenhbạolựty so sassuolo Thiều Hoa đến tu tại chùa Phúc Thánh - Hiền Quan. Nghe tin Trưng Trắc dấy binh khởi nghĩa, Thiều Hoa tập hợp được đội quân 500 người, hàng ngày luyện tập võ nghệ, chơi trò đánh phết, phóng lao, rồi về Hát Môn tụ nghĩa, đứng dưới cờ của Hai Bà Trưng, được Trưng Trắc phong làm “Đông cung tướng quân” lĩnh ấn tiên phong về Luy Lâu đánh Tô Định.
Đi lễ đầu năm là thói quen, phong tục và vốn là nét văn hóa đẹp của người dân. Nhưng gần đây, một tình trạng rất đáng lên án là không ít người tham gia lễ hội chỉ nghĩ đến bản thân, quyền lợi cá nhân. Họ đi trẩy hội chùa chiền mà mang tâm niệm cầu cho thật nhiều lợi lộc về mình. Nghe nói có lộc may mắn là tranh cướp đến đánh nhau sứt đầu mẻ trán mà không nghĩ rộng ra, lộc cướp kiểu ấy liệu có đem lại niềm vui, sung túc, may mắn cho chủ nhân? Nhiều người tham gia lễ hội mà không hiểu được tính linh thiêng, ý nghĩa nhân văn cao cả, nhân đạo của lễ hội, chỉ lấy ý thức cá nhân để tranh giành quyền lợi với cộng đồng.
Đầu tháng 3 vừa qua, tại lễ hội “Cướp phết cầu may” ở xã Hiền Quan, nhiều người đã tranh cướp “phết” đến độ biến lễ hội thành một “trường đấu võ”. Trước đó, hội cướp phết (Vĩnh Phúc), cướp hoa tre (hội Gióng - Hà Nội) cũng đã sinh ẩu đả, cướp giật, thượng cẳng chân hạ cẳng tay... khiến không ít người đau lòng.
Họ quên mất, theo truyền tích, người xưa thường treo phần thưởng trên cây nêu cao và mọi người trèo lên đó để “cướp” lộc về nhà. Phải là người có tài, có sức khỏe, nhanh nhẹn mới lấy được. Trò cướp lộc vốn rất lành mạnh, vui tươi. Còn cướp “phết” thì lộc đem về trong tiếng hò reo, cổ vũ của mọi người mới thật sự đem lại cho chủ nhân may mắn, khỏe mạnh suốt năm. Việc “cướp” chỉ mang tính tượng trưng, may rơi vào tay người nào người đó được mới có lộc là ý nghĩa chính. Vậy mà không ít người nhìn nhận tục lệ “cướp lộc cầu may” theo kiểu dung tục, dùng bạo lực đánh lộn để mong có được. Điều đó thể hiện rõ sự mê tín, lòng tham vật chất khiến con người mê muội mà bất chấp quy định lễ hội, tình cảm giữa những con người cùng hướng đến văn hóa tâm linh.
Việc giành giật “lộc” bất chấp sinh mạng đồng loại như cảnh tượng đã diễn ra liệu “thánh mẫu” nhìn thấy có phù hộ hay chỉ thêm đau lòng mà sinh quở trách? Hành động cướp vật thiêng dẫn đến đánh nhau không chỉ thể hiện sự xuống cấp đạo đức mà còn là coi khinh pháp luật, thụt lùi về trí tuệ, phản ánh sự thiếu văn hóa, không hiểu về phong tục tập quán và làm méo mó lễ hội vốn rất tốt đẹp xưa kia.
Lễ hội vốn là hoạt động văn hóa tinh thần vui vẻ đầu xuân. Vậy mà mang nét đẹp, niềm vui thành trò cướp bóc, đánh nhau thì cần phải xem lại để chấn chỉnh kịp thời khi nó còn chưa thành “phong trào”. Đây là cách hành xử phản cảm, lạc hậu, mù quáng. Và dĩ nhiên, sẽ chẳng thánh thần nào phù hộ cho người có lộc bằng tranh cướp, dùng những khuôn mặt giận dữ để đoạt lộc như thế. Ai cũng mong cầu bản thân, gia đình hạnh phúc, thịnh vượng nhưng đừng chỉ chờ vào đi lễ cầu may...
Tổ chức lễ hội đã khó nhưng duy trì được lễ hội để giữ thuần phong mỹ tục, giữ vẻ đẹp truyền thống còn khó hơn nhiều. Vì thế, để làm được điều đó, trước hết chúng ta cần phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng cùng hiểu rằng, đưa tiền đút lót, hối lộ, mua chuộc thần thánh hay cướp giật lễ vật đều là những việc không đúng, không đem lại may mắn cho bất kỳ ai.
Và một điều quan trọng hơn là đừng vì những “con sâu” mà a dua rồi làm mất đi vẻ đẹp của những lễ hội, vốn là niềm tự hào của nhiều vùng, miền. Để đến mức không thể kiểm soát mà các địa phương phải cấm tổ chức (Như Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch từng khẳng định) thì hậu thế sẽ không còn được “trẩy hội mùa xuân” nữa mà chỉ còn nghe nói đến lễ hội qua lời truyền kể hoặc sách báo. Nếu điều đó xảy ra thì thật đau lòng!
Ngọc Tú
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Nội dừng hoạt động các quán bia hơi, giải toả chợ cóc để phòng, chống Covid
- ·Cần Thơ: Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 70%
- ·Ngân sách bảo đảm mức tối thiểu một số dịch vụ cơ bản cho người dân
- ·Bắt nhóm đối tượng lừa bán hàng trăm chứng chỉ nghề giả ở Hà Nội
- ·Bí thư Hà Nội: Người dân có thể yên tâm vì Thành phố đang kiểm soát tốt tình hình
- ·Cách chức Giám đốc Kho bạc thành phố Nam Định
- ·Đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá
- ·Bộ Tài chính khảo sát tình hình khoán chi tại Hải Phòng
- ·Trình Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong tình hình mới
- ·Chủ tịch Quốc hội: Dành 2/3 thời gian để xây dựng pháp luật tại kỳ họp thứ 5
- ·Hàng không Việt Nam xây dựng phương án phục hồi nhưng tính chắc chắn không cao
- ·Năm 2018: Năm cao điểm về cổ phần hoá, sắp xếp lại DNNN
- ·Phương Trang thực sự nợ Trustbank bao nhiêu tiền?
- ·TP.HCM: Trường THPT Mạc Đĩnh Chi tăng 90 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
- ·Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia
- ·Thắng lợi toàn diện của đất nước có sự đóng góp tích cực, quan trọng của ngành Tài chính
- ·Chính sách linh hoạt giúp quản lý tài sản công hiệu quả
- ·Phó Thủ tướng: Sự cố Formosa là bài học đắt giá
- ·Giá vàng trong nước tăng mạnh trong khi vàng thế giới giảm
- ·Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Formosa phải duy trì chế độ kiểm soát môi trường đặc biệt