【bonh da lu】Đền thờ Bà Rá và sự tưởng nhớ đồng chí, đồng đội
Năm 1965, Rbonh da lu sau khi thất bại nặng nề trong Chiến dịch Đồng Xoài, địch cho một lực lượng tổng trù bị lên giải vây và tiếp tục bị ta tiêu diệt. Chúng đã sử dụng hàng trăm đợt máy bay đủ loại ném bom hủy diệt làng 2 Thuận Lợi, hàng trăm nhà cửa, tài sản bị hủy hoại, hàng trăm đồng bào vô tội đã bị chúng giết hại. Sáng hôm sau, chúng tiếp tục truy sát, hủy diệt nhà cửa, dân làng tại cao su Phú Riềng, trong đó có nhiều người dân từ Thuận Lợi chạy qua đây lánh nạn. Năm 1975, vào những ngày cuối cùng quân ta đánh chiếm tỉnh lỵ Phước Long, địch cũng đã dùng sức mạnh không lực hủy diệt hàng trăm đồng bào ta tại cầu Đăk Lung. Tôi đã chứng kiến cả 3 lần địch hủy diệt điển hình với mục tiêu “giết sạch, phá sạch”. Các thôn làng vùng giải phóng: Phú Văn, Đức Hạnh, Bù Xkia, Đức Bổn, Lệ An, Thuận Kiên... cũng đã chịu biết bao lần bom đạn địch bắn phá tàn ác dã man.
Tôi chứng kiến và rất đau lòng trước sự hy sinh, mất mát của đồng bào. Còn biết bao chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước của ta bị địch bắt bớ, tù đày, tra tấn dã man. Trong đó, nhiều người đã chết từ thời kỳ năm 1940 ở nhà tù Bà Rá và bao đồng bào yêu nước, cơ sở cách mạng bị bắt bớ tù đày thời Mỹ - ngụy. Có lẽ không thể nào liệt kê hết mọi sự đau thương, mất mát mà đồng bào ta phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh bi tráng này.
Ông Nguyễn Văn Thỏa, nguyên Đội trưởng Đội biệt động Bà Rá, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước (thứ 3 từ trái qua) cùng các cựu chiến binh dâng hương đền thờ liệt sĩ và đồng bào tử nạn núi Bà Rá - Ảnh: N.N
Còn đồng đội tôi chiến đấu trên chiến trường Bà Rá - Phước Long cũng hy sinh rất nhiều. Để có thắng lợi hoàn toàn, chúng ta đã đánh đổi biết bao xương máu của đồng chí, đồng đội, hiện nay còn nhiều hài cốt chưa được tìm thấy. Biết bao gia đình hơn 45 năm qua vẫn ngóng trông, chờ đợi tin tức về những người thân yêu của mình.
Để có được ngày hôm nay, cả dân tộc ta đều ngẩng cao đầu tự hào về trang sử hào hùng trong thế kỷ XX, cả dân tộc cùng ra trận và góp sức làm nên thắng lợi. Chúng ta tự hào trên mảnh đất hình chữ S này có một dân tộc kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm và luôn khát vọng về một nền hòa bình, tự do, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Vì vậy, từ thế hệ này đến thế hệ khác đã không tiếc máu xương, không màng hiểm nguy, gian khó hiến dâng xương máu cho Tổ quốc với lời thề: “Thà hy sinh tất cả cho Tổ quốc quyết sinh”.
Tôi có ý định xây dựng đền thờ Bà Rá từ lúc còn đang công tác nhưng chưa có điều kiện để làm. Cho đến khi có quyết định nghỉ hưu, đây là cơ hội để tôi thực hiện ước nguyện vận động xây dựng một đền thờ để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, những người đồng đội của tôi và biết bao đồng bào yêu nước đã tử nạn.
Việc xây dựng đền thờ này, chúng tôi tiến hành từ năm 1995, khi tôi đang là Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Sông Bé. Để có nguồn kinh phí xây dựng, tôi trực tiếp trình bày với đồng chí Hồ Minh Phương, lúc bấy giờ là Phó chủ tịch UBND tỉnh Sông Bé, đề nghị anh xét hỗ trợ kinh phí để xây dựng ngôi đền. Anh Hồ Minh Phương đã đồng ý, duyệt ngân sách hỗ trợ chúng tôi 50 triệu đồng. Số tiền này lúc bấy giờ tương đối lớn, gần đủ để xây dựng công trình. Tôi tiếp tục vận động các doanh nghiệp thân quen như Cao su Phú Riềng, Đồng Phú, Lộc Ninh và một số doanh nghiệp khác. Với số tiền đã có, tôi hợp đồng với một công ty xây dựng để thi công đền thờ.
Đền thờ tọa lạc trên một nền đất cao, 2 bên có 2 cây bằng lăng cổ thụ, có cây đứng cạnh cây đa có tán lá che phủ rất đẹp. Đây cũng chính là vị trí mà trước đây đơn vị chúng tôi đóng quân, gọi là “Căn cứ đồi Bằng Lăng”, vì cách đây 45 năm, có một cây bằng lăng cổ thụ bị gãy đổ. Cây bằng lăng cổ thụ này có chiều cao đến hơn 10m và to khoảng 3-4 người ôm không xuể.
Mặt đền thờ hướng về phía Đông, nhìn xuống lòng hồ thủy điện Thác Mơ. Bên trong, chúng tôi đặt 1 tấm bia nhỏ khắc tên các chiến sĩ Đội biệt động Bà Rá, cùng một số đồng chí ở D168, C15 bộ đội tỉnh đã hy sinh trên núi.
Sau khi xây dựng xong, việc cúng giỗ được tổ chức đều đặn thường niên. Du khách thập phương mỗi khi lên ngoạn cảnh núi Bà Rá đều vào đền thắp hương. Đây cũng có thể xem là một địa điểm văn hóa tâm linh của người dân Bình Phước nói riêng và du khách thập phương nói chung.
Năm 1997, tức 1 năm sau khi Sông Bé tách thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, tôi có dịp tiếp và làm việc với GS-TS Trần Lâm Biền. Khi đó, tôi có đưa ông Biền lên thăm danh thắng núi Bà Rá và đền thờ. Sau khi thăm xong, GS Biền đã góp ý với chúng tôi: Hướng để đặt miếu đền thờ là không được đặt quay về hướng Đông và hướng Tây, vì trực diện với ánh sáng chói chang.
GS-TS Trần Lâm Biền là nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam có uy tín, nên những góp ý của ông hẳn có lý. Nghe theo GS Biền, tôi bàn với các anh chị em là sẽ xây dựng lại đền thờ, gần chỗ cũ, nhưng hướng cửa đền sẽ quay về phía Nam… Thế là tiếp tục một cuộc vận động nhằm xây lại đền thờ mới. Nhưng rồi cứ bận hết việc này tới việc khác, thời gian cứ thế trôi qua. Năm 2008, thời điểm thích hợp để xây dựng đền thờ mới cũng là lúc tôi nhận quyết định nghỉ hưu. Tôi lại thử sức mình bằng cách vận động kinh phí từ nguồn xã hội hóa.
Cuối cùng nhờ xã hội hóa, đền thờ đã được xây dựng lại và hoàn thành vào năm 2008. Đền thờ mới đẹp hơn, khang trang và rộng rãi hơn; vật dụng, thiết chế được mua sắm, bố trí đầy đủ. Trong điện thờ, gian trung tâm, ở phía trong và bên trên là tượng đồng chân dung Bác Hồ do Công ty Thủy điện Srok Phu Miêng trao tặng. Ánh hào quang biểu tượng mặt trống đồng Đông Sơn là do ông Phạm Văn Tấn - nguyên đại tá công an trao tặng. Dưới chân dung Bác Hồ là di ảnh các tướng lĩnh: Trần Văn Trà, Nguyễn Thị Định... Bên trái đền thờ là hương án các liệt sĩ, bên phải là hương án đồng bào tử nạn trong chiến tranh. Phía trước đền thờ là văn bia bằng đá ghi lại những diễn biến, dấu mốc lịch sử nơi này.
Hằng năm, cứ vào ngày 6-1 - kỷ niệm Ngày giải phóng Phước Long và 27-7 - Ngày thương binh - liệt sĩ đều được tổ chức lễ giỗ long trọng, thành kính.
Có thể nói, ngôi đền thờ tuy nhỏ nhưng biểu hiện nghĩa cử lớn và tấm lòng biết ơn chân thành của chúng tôi đối với đồng chí, đồng bào, những người đã ngã xuống vì quê hương. Mỗi khi về đây, thắp nén hương cho đồng đội, đồng bào, tôi lại thầm đọc 2 câu thơ: Thân nằm xuống để dựng xây đất nước/ Hồn bay lên thành nguyên khí quốc gia. Hai câu thơ đó thật đúng với những người đã anh dũng hy sinh cho mảnh đất này, cho chúng ta có được cuộc sống thanh bình, no ấm hôm nay.
Nguyễn Văn Thỏa
nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Truy tố TGĐ cùng nhân viên kinh doanh trái phép 4.000 lượng vàng
- ·4 điều không nên bỏ lỡ tại Family Ekiden 2019
- ·Lơ là dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, người đàn ông tá hỏa vì suýt đột quỵ
- ·Tai nạn sinh hoạt khiến người đàn ông bị đứt rời môi dưới
- ·Tài xế cần biết những điều này về trợ lực lái ô tô tránh tai nạn nghiêm trọng
- ·Gói kích thích kinh tế: Bối cảnh đặc biệt cần chính sách đặc biệt
- ·3 loại thực phẩm có thể góp phần ngăn ngừa ung thư
- ·Mối liên hệ giữa trứng nấu quá chín và nguy cơ mắc bệnh tim
- ·Nội dung sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ tập trung vào 7 nhóm chính sách lớn
- ·Tâm sự của người đàn ông có vợ bị bố tán tỉnh
- ·Sử dụng hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước
- ·Làm gì để hiện thực hóa xuất khẩu cà phê 6 tỷ USD?
- ·‘Chốt’ phương án thay thế tàu du lịch vịnh Hạ Long
- ·Cô gái kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ đăng video thì thầm lên YouTube
- ·Rộ tin đồn ‘rắn thần’, ngôi mộ vô danh thu tiền phúng viếng 'khủng'
- ·4 nữ bác sĩ châu Á
- ·Giá vàng SJC trong nước nhích tăng
- ·Ao nước đẹp tới mức khó tin có thật ngoài đời thực
- ·Kỹ thuật trồng cây rau bầu đất ăn cực ngon, chữa bệnh hiệu quả nhưng trồng quá đơn giản
- ·Hot girl Thảo Mi, cô gái Sài Thành với 3 vòng bốc lửa