【bao bong đa 24h】Hoạt động M&A trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới
Giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm | |
M&A bất động sản công nghiệp vẫn diễn ra sôi động |
Diễn đàn thu hút 16 diễn giả và 500 lãnh đạo cao cấp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế. Ảnh: T.D |
Đó là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn M&A doanh nghiệp Việt Nam thường niên lần thứ 12 - năm 2020 do Báo Đầu tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức chiều 24/11 tại TPHCM.
Phát triển mạnh mẽ
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, thị trường M&A Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch, đạt tổng giá trị gần 50 tỷ USD trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2020 có sự suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD, bằng 48,6% so với năm 2019.
Mặc dù vậy, theo dự báo của tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021, đưa quy mô thị trường trở lại mốc bình thường là 5 tỷ USD.
Những đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế là khách quan, dựa trên những kết quả và thành công mà Việt Nam đã đạt được trong giai đoạn 2016 - 2019 và năm 2020, một năm với những thành công ấn tượng, Việt Nam đã cơ bản đạt được “mục tiêu kép”, vừa kiểm soát được đại dịch Covid-19 vừa duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.
Đồng quan điểm, ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham cho rằng, Hiệp định Thương mại tự do EVFTA được thông qua sẽ gián tiếp đẩy các giao dịch M&A. Những dự án từ châu Âu qua Việt Nam nhân dịp này sẽ bùng nổ. Ngoài ra, tại thị trường Việt Nam, có một yếu tố khác còn nhiều tiềm năng cũng được kỳ vọng sẽ bùng nổ đó là lĩnh vực cơ sở hạ tầng (lĩnh vực này trước đó đã bị ngừng trệ vì dịch bệnh). EVFTA sẽ bảo hộ cho các nhà đầu tư giữa các bên, giúp các doanh nghiệp có sự gắn kết đầu tư qua lại.
Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia chia sẻ, ông rất ấn tượng và lạc quan về những giao dịch M&A theo những hình thức sở hữu mới trực tiếp và gián tiếp hay vốn chủ sở hữu. Trong đó, nhóm doanh nghiệp gia đình có những tín hiệu tích cực trong thị trường vốn tại Việt Nam. Giáo dục, sản xuất chế biến…, những lĩnh vực tốt cho lĩnh vực tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng rất mạnh mẽ.
Đại diện doanh nghiệp nêu ý kiến tại Diễn đàn. |
Thách thức hậu M&A
Hoạt động M&A của Việt Nam đang có môi trường thuận lợi để gia tăng trong thời gian tới nhưng theo các chuyên gia, để hoạt động này phát triển một cách hoàn hảo, các doanh nghiệp cần khắc phục những hạn chế liên quan đến vấn đề hậu M&A.
Ông Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty ASL Law cho biết, hậu M&A liên quan đến tranh chấp thường phức tạp, chẳng hạn tranh chấp về lao động. Thường ở các doanh nghiệp Việt Nam, khi xuất hiện chủ sở hữu mới, người lao động cũ sẽ xôn xao và xuất hiện các vấn đề lao động mới.
Bên cạnh đó, vấn đề tài chính công nợ, nhiều vấn đề pháp lý trong M&A mặc dù đã thẩm định kỹ lưỡng, nhưng cũng không lường trước hết được 100% vấn đề trong một thương vụ, luôn có khoảng trống nhất định để lại cho các bên.
Chẳng hạn, công ty có nghĩa vụ, cam kết nào đó, hoặc vi phạm pháp luật mà không nói bên mua để ngầm xử lý, thì có thể trở thành áp lực cho bên mua sau khi tiếp nhận công ty.
Hậu pháp lý có thể kể đến khác là sự hợp tác giữa bên mua-bán không nồng thắm như ban đầu, chẳng hạn có hay không việc rút ruột công ty trước khi bán, đưa lĩnh vực tiềm năng sang công ty khác… khiến chủ mới gặp khó khăn trong vận hành công ty.
Trước băn khoăn của nhiều chuyên gia nước ngoài về vấn đề năng lực để Việt Nam có thể thẩm thấu được hết các khoản đầu tư lớn sẽ và sắp đổ vào, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, năm 2021, Việt Nam sẽ triển khai thay đổi một loạt chính sách tạo không gian phát triển thu hút các nhà đầu tư để lấp đầy tỷ lệ đầu tư tại các khu công nghiệp (mới lấp đầy khoảng 60%).
Về năng lượng cho đầu tư phát triển, Chính phủ cũng đang chỉ đạo Bộ Công Thương có các chính sách để đáp ứng được việc cung cấp năng lượng cho phát triển. Đồng thời, việc cải thiện năng lực của các công chức làm công tác tiếp nhận vốn đầu tư cũng sẽ được chú trọng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết thêm.
(责任编辑:La liga)
- ·Sở Tư pháp thực hiện hiệu quả công tác cải cách tư pháp
- ·Vụ cô gái ở Hà Nội bị sát hại bằng súng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'
- ·Hơn 200 người giúp ông Trịnh Văn Quyết phạm tội nhưng không phải hầu tòa
- ·Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
- ·Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Khăm Muộn thăm, chúc tết tỉnh Long An
- ·Nam hành khách ở sân bay Nội Bài hoảng hốt trước câu hỏi 'có phải anh quên ví'
- ·Nghệ An tổ chức 6.800 cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật trong 6 tháng đầu năm
- ·Chia sẻ kinh nghiệm pháp luật về xây dựng khung pháp lý quản lý trí tuệ nhân tạo
- ·Cần thường xuyên kiểm tra bằng giả
- ·Thiếu tướng Đinh Văn Nơi chỉ đạo xác minh 'taxi dù' dàn hàng chèn xe trên đường
- ·Nam thanh, nữ tú... kẹp 3, đầu trần đến trường
- ·Công an triệu tập người lái taxi ngược chiều, đánh võng trên đường ở Hà Nội
- ·Bộ trưởng Nội vụ: Cải cách tiền lương gian nan nhưng là thành công ngoạn mục
- ·Vụ máy bay móp cánh khi đâm trụ đèn ở Tân Sơn Nhất, đơn vị quản lý bay nói gì?
- ·Những ‘làng ung thư’ quanh công ty chôn hóa chất
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (11/7
- ·Khởi tố vụ án liên quan tai nạn làm 2 người chết trên cao tốc Hà Nội
- ·TPHCM: Dự án mở rộng đường dang dở sau gần 20 năm thi công
- ·Phải có bầu 3 tháng rồi mới nghĩ chuyện cưới xin
- ·Sập bẫy kẻ lừa đảo 'chu đáo', người phụ nữ ở Hà Nội mất gần 1 tỷ đồng