会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận bóng đá hôm nay】Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV: Tổng kết nhiệm kỳ, kiện toàn nhân sự!

【nhận bóng đá hôm nay】Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV: Tổng kết nhiệm kỳ, kiện toàn nhân sự

时间:2024-12-23 16:57:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:420次

Báo Cà Mau(CMO) Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá XIV chính thức khai mạc vào sáng 24/3. Tại kỳ họp này, Quốc hội dành khoảng 7 ngày cho công tác nhân sự.

Trước giờ khai mạc kỳ họp, vào 7 giờ 15, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

8 giờ sáng 24/3, Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị. Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu; nghe Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp; sau đó, Quốc hội tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua Chương trình Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV bằng hệ thống điện tử.

Đúng 9 giờ 00 sáng, Quốc hội họp Phiên khai mạc kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. 

Kỳ họp "cầu nối"

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, Quốc hội khai mạc Kỳ họp 11 vào thời điểm cả nước đang triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và đang chuẩn bị tổ chức bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp. 

Kỳ họp thứ 11 là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV. Đến thời điểm này, chúng ta có thể tự hào về những thành quả đạt được trong 5 năm qua, nâng cao vị thế đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Phiên khai mạc kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV sáng 24/3. 

Trong 5 năm qua, tình hình có nhiều diễn biến khó lường, có nhiều biến động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ, nêu cao trách nhiệm, đổi mới, luôn luôn vì lợi ích của Quốc gia, dân tộc. Kỳ họp này là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được, phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực hiệu quả trong nhiệm kỳ mới, đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới. Có thể nói, đây là kỳ họp "cầu nối" giữa hai nhiệm kỳ. 

Các cơ quan đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho các văn kiện trình Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao trách nhiệm, đóng góp các ý kiến trí tuệ, góp phần vào thành công chung của Kỳ họp.

Theo dự kiến, chương trình làm việc kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra trong 12 ngày; khai mạc sáng 24/3 và bế mạc ngày 8/4.

Tại kỳ họp này, bên cạnh công tác xây dựng pháp luật, xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội dành phần lớn thời gian tập trung thời gian cho tổng kết công tác nhiệm kỳ của các cơ quan Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và công tác nhân sự cấp cao Nhà nước.

Trong đó, Quốc hội dành khoảng 7 ngày cho công tác kiện toàn một số chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước.

Về công tác kiện toàn một số chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước thời gian qua, Bộ Chính trị đã tiến hành xem xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước ngay sau Đại hội của Đảng và thống nhất cao cần sớm kiện toàn sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội  lần thứ XIII của Đảng. Bộ Chính trị cũng đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Cùng với đó, Quốc hội sẽ nghe báo cáo và thảo luận về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của: Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước.

Sau phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trình bày Báo cáo Công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội. 

Hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Quốc hội khoá XIV được cử tri cả nước bầu ra vào ngày 22/5/2016. Trong 5 năm qua, Quốc hội triển khai hoạt động trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; thế và lực của đất nước ngày càng lớn mạnh sau 35 năm đổi mới.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại kỳ họp

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của cử tri, với vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kế thừa và phát huy kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước, Quốc hội khoá XIV ngày càng thể hiện sâu sắc là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc, tư duy sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ hoạt động, linh hoạt, thận trọng, quyết đoán, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hành động vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước, hoàn thành khối lượng lớn công việc trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, chủ động trong các hoạt động đối ngoại góp phần nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực cũng như trên thế giới. 

Những quyết sách của Quốc hội luôn xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc, từ yêu cầu phát triển của đất nước, tạo nên những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

Trong nhiệm kỳ, Quốc hội khoá XIV đã tập trung ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và tiếp tục cụ thể hoá, đưa Hiến pháp năm 2013 vào đời sống. Trong số 72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật đã được thông qua, có những đạo luật giữ vị trí, vai trò nền tảng trong hệ thống pháp luật, có những luật hoặc chính sách mới lần đầu tiên được ban hành, tác động lớn, toàn diện, sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn; nhiều nghị quyết về cơ chế, chính sách mang tính đột phá, thể hiện tính kịp thời, sự quyết liệt, tạo hành lang pháp lý về đổi mới tổ chức bộ máy, phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết vướng mắc, bất cập trong thực tiễn. 

Bên cạnh đó, nhiều hiệp định thương mại, công ước, điều ước quốc tế quan trọng được phê chuẩn, góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế phù hợp với lợi ích của quốc gia. 

Quốc hội luôn đề cao việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật; các quy định, hướng dẫn về kỹ thuật lập pháp được ban hành để áp dụng thống nhất, bảo đảm tính nhất quán của văn bản, hạn chế mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật. 

Nhiều đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được triển khai trong nhiệm kỳ như: không ban hành Chương trình cả kỳ nhiệm, mà tập trung xây dựng Chương trình hằng năm; tách bạch quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo; sau mỗi phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều có thông báo kết luận về các nội dung lớn, nội dung còn có các ý kiến khác nhau trong từng dự án, dự thảo, làm cơ sở, định hướng để các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý hoặc có báo cáo giải trình bổ sung trình Quốc hội xem xét, quyết định; các hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được tăng cường, ngày càng đi vào nền nếp; các hình thức thảo luận, lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được tích cực đổi mới, đa dạng, bảo đảm đúng quy trình, có chất lượng, tiết kiệm thời gian,...

Tuy nhiên, hoạt động lập pháp cũng còn những hạn chế nhất định. Tính dự báo trong việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chưa cao, Chương trình còn phải điều chỉnh nhiều. Việc lấy ý kiến về dự án có lúc còn hình thức, thời gian ngắn, đối tượng được lấy ý kiến chưa đầy đủ; có nội dung đánh giá tác động chính sách chưa sâu, có chính sách mới được bổ sung nhưng chưa được đánh giá tác động; một số báo cáo thẩm tra còn có nội dung chưa thể hiện rõ quan điểm, chưa cung cấp đầy đủ luận cứ phục vụ việc xem xét, lựa chọn các phương án đối với một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Một số luật có tính khả thi chưa cao, vẫn còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo, phải sửa đổi, bổ sung; không ít quy định còn chung chung, khi triển khai thực hiện vẫn phải phụ thuộc vào văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành…

Nguyên nhân của những hạn chế là do đất nước đang trong quá trình phát triển, tình hình trên thế giới biến chuyển nhanh . Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong công tác chuẩn bị dự án, dự thảo; chưa tuân thủ nghiêm quy định về thời hạn, nhất là việc gửi tài liệu đến các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Công tác phối hợp trong việc tham gia thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo có lúc chưa chặt chẽ, hiệu quả. Chưa có đầy đủ các chế tài trong việc xử lý đối với trường hợp không tuân thủ quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chưa có cơ chế phù hợp để thu hút và phát huy hiệu quả trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học cũng như thu thập, xử lý đầy đủ ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh,… 

Đi “đến cùng” vấn đề được giám sát

Trong nhiệm kỳ này, công tác giám sát của Quốc hội được chú trọng, nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, bao quát hầu hết các lĩnh vực, ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri, Nhân dân đánh giá cao. Thông qua hoạt động giám sát, đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách, pháp luật, tiếp tục phát huy những việc làm tốt, kịp thời phát hiện hạn chế, bất cập, kiến nghị bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, làm cơ sở cho việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, thúc đẩy các cơ quan hữu quan thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước. 

Cùng với việc xem xét các báo cáo công tác theo quy định, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ báo cáo kết quả 3 năm và 5 năm về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn và kết quả thực hiện chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là các nội dung quan trọng, góp phần vào kết quả chung trong điều hành kinh tế - xã hội của đất nước. 

Giám sát chuyên đề tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả rõ nét, với 7 chuyên đề liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân; cách thức tiến hành cải tiến, ngày càng bài bản, chuyên nghiệp, góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả giám sát. Chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục có nhiều đổi mới, nhất là cách thức “hỏi nhanh, đáp gọn” đã tạo điều kiện để tăng cả về số đại biểu Quốc hội chất vấn, tranh luận, cả về nội dung và chất lượng câu hỏi, câu trả lời, tạo không khí sôi nổi, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước. 

Quốc hội đã 2 lần tiến hành xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ, thể hiện thái độ, trách nhiệm của Quốc hội trong việc đi “đến cùng” vấn đề được giám sát. 

Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện nghiêm túc, góp phần tiếp tục phát huy dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử cũng như trong đời sống xã hội. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát vẫn còn những hạn chế như: hiệu quả giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa cao, nhất là văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật; một số nội dung chất vấn và câu trả lời chất vấn có chất lượng chưa cao, đi sâu vào các vụ việc cụ thể, chưa tập trung vào vấn đề lớn liên quan đến thể chế, chính sách vĩ mô, trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành. một số nội dung liên quan đến chất vấn và trả lời chất vấn còn chưa đi vào trọng tâm, mới tập trung vào báo cáo thực trạng, chưa xác định rõ trách nhiệm cá nhân và các giải pháp cụ thể khắc phục . Một số yêu cầu tại các nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn, báo cáo giám sát của các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội chưa được thực hiện nghiêm túc, việc theo dõi, đôn đốc thực hiện chưa thực sự quyết liệt;... 

Nguyên nhân của những hạn chế là do khối lượng công việc lớn, nhiều việc phát sinh, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động giám sát; một số nội dung có phạm vi rộng, tính chuyên sâu cao, trong khi thời gian, nguồn lực thực hiện còn hạn chế. 

Trong nhiệm kỳ này, Quốc hội đã đề cao việc bảo đảm tính tổng thể, gắn kết chặt chẽ giữa yêu cầu nhiệm vụ với nguồn lực thực hiện khi xem xét, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 và hằng năm, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, hệ thống kế hoạch trong lĩnh vực tài chính, ngân sách. Kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016-2020 lần đầu tiên được thông qua, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hướng tới việc huy động và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, bảo đảm an toàn nợ công, tính bền vững của ngân sách. 

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, nhất là do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh trong năm 2020, nhiều quyết định đã được xem xét, ban hành kịp thời, nhiều chính sách được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu tại từng thời điểm. 

Chính sách tiền tệ và tài khoá được xem xét thận trọng, linh hoạt, bảo đảm ứng phó kịp thời, góp phần hạn chế các tác động bất lợi, duy trì, phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. 

Ban hành kịp thời, điều chỉnh phù hợp 

Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư những dự án, công trình quan trọng quốc gia, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, các dự án thành phần của dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành; quyết định dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Quốc hội cũng đã phê duyệt Đề án tổng thể và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, là những quyết sách đặc biệt quan trọng, đồng bộ, toàn diện, thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát huy nội lực, phát triển bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc trong tình hình mới. 

Công tác nhân sự được xem xét, tiến hành chặt chẽ, thận trọng, đúng quy trình, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nhận được sự đồng thuận cao. Việc xem xét, quyết định thành lập, nhập, điều chỉnh địa giới và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã góp phần triển khai có hiệu quả chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về tinh gọn tổ chức bộ máy, phát huy tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. 

Tuy vậy, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận trong việc quyết định các vấn đề quan trọng vẫn còn những hạn chế, tồn tại như: có những vấn đề mang tầm chiến lược, vĩ mô chưa được thảo luận một cách đầy đủ, thấu đáo; khó đánh giá, xác định trách nhiệm trong trường hợp không hoàn thành các chỉ tiêu đề ra;...

Nguyên nhân của những hạn chế là do một số nội dung còn chưa bảo đảm tiến độ về thời gian, gây khó khăn cho các cơ quan thẩm tra; đại biểu Quốc hội có lúc chưa được cung cấp thông tin đầy đủ, thiếu thời gian nghiên cứu chuyên sâu; chưa có quy định cụ thể về những tiêu chí, nội dung thuộc nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhiều chỉ tiêu mang tính định hướng, khó phân định những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội hoặc giao Chính phủ, chưa phân định các trường hợp được thực hiện điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu trong một số tình huống khi tình hình kinh tế - xã hội có biến động lớn...

Chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có chuyển biến nhanh chóng và phức tạp, vai trò của Quốc hội ngày càng được khẳng định thông qua việc quyết định và thực hiện các chính sách lớn về đối ngoại; giám sát việc thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;... Bên cạnh đó, Quốc hội Việt Nam đã thể hiện mạnh mẽ vai trò “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi”, bảo vệ và thúc đẩy hiệu quả các lợi ích chiến lược về an ninh, phát triển của Việt Nam; đồng thời, là “thành viên có trách nhiệm”, đóng góp nhiều sáng kiến quan trọng tại các diễn đàn liên nghị viện thế giới và khu vực, góp phần duy trì hoà bình, ổn định, thúc đẩy đối thoại và hợp tác.

Điểm nhấn trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội khoá XIV là đăng cai tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 26 của Diễn đàn nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26), Năm Chủ tịch AIPA 2020 và Đại hội đồng lần thứ 41 của Hội đồng liên Nghị viện các quốc gia ASEAN (AIPA 41); trong đó, Đại hội đồng AIPA-41 là Đại hội đồng đầu tiên trong lịch sử AIPA được tổ chức theo hình thức trực tuyến, thành công tốt đẹp, có nhiều sáng kiến được đánh giá cao, để lại ấn tượng sâu sắc đối với các nghị viện thành viên, nghị viện quan sát viên AIPA và bạn bè quốc tế.

Với tinh thần đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, các nước lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, Quốc hội đã nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với nghị viện các nước trong khu vực và thế giới, đến nay, đã thiết lập được quan hệ nghị viện với gần 180 quốc gia có chủ quyền và là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới. 

Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV khẳng định, trong nhiệm kỳ 2016-2021, Quốc hội đã tập trung ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật) để kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và tiếp tục cụ thể hoá, đưa Hiến pháp năm 2013 vào cuộc sống.

Công tác giám sát của Quốc hội được chú trọng, nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, bao quát hầu hết các lĩnh vực, ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri, nhân dân đánh giá cao. Việc xem xét báo cáo của các cơ quan được thực hiện khá hiệu quả, thảo luận kỹ lưỡng, công khai, minh bạch, có tính xây dựng, góp phần bảo đảm tổ chức và thực hiện đúng quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Hoạt động đối ngoại của Quốc hội được triển khai hiệu quả, đóng góp quan trọng vào thành công chung của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Dự thảo Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước nhấn mạnh thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XIV, trong nhiệm kỳ 2016-2021, Chủ tịch nước đã phối hợp chặt chẽ, tham gia đóng góp những ý kiến xác đáng với Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...

Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố 72 luật, 2 pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV thông qua.

Về thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến lĩnh vực hành pháp, Chủ tịch nước đã tham gia ý kiến với Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ lớn mà các nghị quyết của Đảng, Quốc hội đã đề ra, góp phần tích cực vào kết quả hoạt động của bộ máy hành pháp, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.

Trên cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh Lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch nước đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết phương thức lãnh đạo của Đảng về cải cách tư pháp, mô hình tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương qua các thời kỳ.

Trên cương vị Nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước đã có nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới.

Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ nhấn mạnh trong nhiệm kỳ, Chính phủ luôn chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội; nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trước nhân dân và đất nước, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. 

Chính phủ chủ động, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt trong quản lý, điều hành các lĩnh vực, vừa thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, vừa xử lý kịp thời những vấn đề đột xuất, phát sinh, trong đó nổi bật là: trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 4 đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, 107 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; ban hành kịp thời và tương đối đầy đủ theo thẩm quyền văn bản quy định chi tiết để tổ chức thi hành pháp luật và đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính Nhà nước gắn với xây dựng Chính phủ điện tử; thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội; quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân; chủ động, quyết liệt, ứng phó kịp thời, ngăn chặn, kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai;…

Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chấp hành nghiêm túc sự giám sát của Quốc hội; phối hợp chặt chẽ trong việc chuẩn bị nội dung, xây dựng và thực hiện chương trình các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức phục vụ tốt các hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội.

Các thành viên Chính phủ đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri với tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, thị, thẳng thắn; chấp hành nghiêm túc chế độ cáo Quốc hội và Chủ tịch nước theo quy định./.

Quốc hội sẽ bầu đương kim Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 11

Sáng 23/3, tại Nhà Quốc hội, chủ trì họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, đề cập thông tin về việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận: Đây là lần đầu Quốc hội sẽ bầu một đương kim Thủ tướng làm Chủ tịch nước. Do thực hiện quy trình bầu đương kim Thủ tướng làm Chủ tịch nước nên theo tuần tự, ngoài việc miễn nhiệm Chủ tịch nước, còn phải miễn nhiệm Thủ tướng. Nếu miễn nhiệm Chủ tịch nước trước rồi bầu Thủ tướng làm tân Chủ tịch nước thì khi ấy Thủ tướng sẽ phải trình Quốc hội miễn nhiệm chính mình. Vì vậy, Chủ tịch nước phải trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng, sau đó mới tiến hành các bước tiếp theo. Đây là vấn vấn đề kỹ thuật, quy trình và đã được lưu ý để bố trí chương trình công tác nhân sự cho phù hợp. Khi bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội thì các chức danh đó phải tuyên thệ, đây là hiến định. Việc tuyên thệ có thể lặp lại ở kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới nhưng vẫn cần phải thực hiện.

Tại buổi họp báo, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt Nhà nước tại kỳ họp Quốc hội cuối cùng không phải việc mới và đã thực hiện tại Quốc hội khoá XIII. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội sẽ bầu chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội. Tổng số có khoảng 25 chức danh sẽ được kiện toàn. Ngoài các lãnh đạo chủ chốt Nhà nước, Quốc hội sẽ bầu một số Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội và phê chuẩn bổ nhiệm một số thành viên Chính phủ theo đề xuất của Thủ tướng.

Theo Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, kiện toàn sớm các chức danh lãnh đạo là việc tốt để sớm đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống. Với việc dành 7 ngày làm công tác nhân sự, đây là quy trình theo quy định, không thể cắt bớt. Quy trình chặt chẽ, phải bầu theo tuần tự. Sau khi bầu các Phó Chủ tịch Quốc hội thì bầu Chủ tịch nước, rồi Chủ tịch nước mới giới thiệu nhân sự bầu Thủ tướng, không thể làm tắt.

Theo quochoi.vn 

 

 

Theo baochinhphu.vn 

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Không “đảm đang” tôi vẫn hạnh phúc bên chồng
  • Khó mua sắm tài sản nhà nước do chưa có tiêu chuẩn, định mức
  • Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
  • Sửa Luật Quản lý nợ công: Nên thống nhất chức năng quản lý nợ
  • Có nên chọn sàn gỗ căm xe? Tìm hiểu những lợi ích và đặc điểm
  • “Các nhà khoa học trẻ cần học tập, phấn đấu để đóng góp cho nước nhà”
  • Thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2016: Kiến nghị xử lý tài chính gần 17.000 tỷ đồng
  • KBNN phát hiện và xử lý 1.615 trường hợp vi phạm
推荐内容
  • Sôi nổi Hội chợ Thương mại
  • Nợ đọng bảo hiểm xã hội: Khó thu hồi!
  • Công bố Bộ Quy tắc ứng xử mới sử dụng cho các doanh nghiệp XKLĐ
  • Dự Luật Quản lý nợ công (sửa đổi): Không tính vào nợ công nhiều khoản vay
  • Tôi bị cưỡng hiếp và quỵt tiền bồi thường
  • Bộ Tài chính công khai điều kiện vay của 6 nhà tài trợ lớn