【kết quả bóng đá ngoại nganh】Dự Luật Quản lý nợ công (sửa đổi): Không tính vào nợ công nhiều khoản vay
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), ông Trương Hùng Long cho biết dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, nhằm quản lý nợ bền vững, an toàn, hiệu quả phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.
PV: Xin ông cho biết cụ thể hơn những sửa đổi, bổ sung về phạm vi nợ công tại dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi so với luật hiện hành?
Ông Trương Hùng Long:Dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) sẽ gồm 10 chương, 67 điều, trong đó bổ sung 3 chương mới, 18 điều và sửa đổi 44 trong tổng số 49 điều của luật hiện hành.
Về cơ bản, dự thảo luật sửa đổi đã kế thừa luật hiện hành về quy định nợ công (nợ chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh; và nợ của chính quyền địa phương). Đồng thời, dự thảo luật bổ sung quy định nợ công không bao gồm nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đơn vị sự nghiệp công và tổ chức kinh tế khác của Nhà nước; nợ do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ để làm rõ hơn phạm vi tính toán, thống kê nợ công.
PV: Vì sao cơ quan soạn thảo loại các khoản nợ tự vay tự trả của DNNN, các khoản nợ hoàn thuế giá trị gia tăng và nợ tạm ứng xây dựng cơ bản... ra khỏi phạm vi nợ công, như một số ý kiến góp ý đề xuất, thưa ông?
|
Ông Trương Hùng Long:Theo thông lệ quốc tế, phạm vi nợ công bao gồm các nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ (trung ương và địa phương) và nghĩa vụ nợ dự phòng. Theo đó, các nghĩa vụ nợ trực tiếp là các khoản nợ mà Chính phủ là chủ thể vay và chịu trách nhiệm trả nợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước (NSNN). Các nghĩa vụ nợ dự phòng là các khoản nợ mà Chính phủ không phải là chủ thể đi vay nhưng có cam kết thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp chủ thể đi vay mất khả năng trả nợ một phần hoặc toàn bộ vốn vay.
Ngoài ra, đặc thù của Việt Nam, Chính phủ còn vay về cho vay lại đến các DN để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư quan trọng của đất nước. Luật Quản lý nợ công hiện hành và dự thảo luật sửa đổi đã tiếp cận thông lệ này, theo đó các nghĩa vụ nợ trên đã được tính đầy đủ vào nợ công gồm nghĩa vụ nợ trực tiếp (nợ chính phủ, nợ chính quyền địa phương) bao gồm cả phần Chính phủ vay về cho vay lại và nghĩa vụ nợ dự phòng thông qua cấp bảo lãnh chính phủ.
Còn về nợ của DNNN, theo hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới, chỉ tính nợ tự vay tự trả của DNNN vào nợ công nếu thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện: Chính phủ sở hữu trên 50% vốn của DN; hoạt động thu chi của DNNN được kết cấu trong dự toán NSNN hàng năm; Chính phủ cam kết trả nợ thay trong trường hợp các DN mất khả năng trả nợ.
Đối với Việt Nam, các khoản DNNN vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các khoản vay của DNNN được Chính phủ bảo lãnh đã được tính trong nợ công theo quy định của luật (tính trong nợ chính phủ và nợ chính phủ bảo lãnh). Đối với các khoản vay theo cơ chế tự vay tự trả, DNNN là công ty TNHH một thành viên, hoạt động bình đẳng với các DN khác theo quy định của Luật DN. Hoạt động thu chi của DN không gắn với dự toán NSNN. Các nhiệm vụ được Nhà nước giao sẽ thực hiện thông qua đặt hàng hoặc tính vào giá, phí.
Ngoài ra, công tác huy động, sử dụng vốn vay của các DNNN còn chịu quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014. Trường hợp DNNN gặp khó khăn trong trả nợ vay lại, nợ được Chính phủ bảo lãnh thì sẽ xử lý theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Đối với các khoản nợ tự vay tự trả, nếu gặp khó khăn thì xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại DN. Hơn nữa, trường hợp DNNN gặp khó khăn trả nợ thì xử lý theo quy định của Luật Phá sản, bình đẳng như đối với các DN ngoài quốc doanh khác.
Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội đã khẳng định “không sử dụng NSNN cho quá trình cơ cấu lại DNNN” và “không chuyển vốn vay, bảo lãnh chính phủ thành vốn cấp phát NSNN”. Do đó, việc quy định nợ tự vay tự trả của DNNN không thuộc phạm vi nợ công là phù hợp, bám sát mục tiêu, quan điểm sửa luật “thể chế hóa đầy đủ quan điểm, mục tiêu, định hướng của Đảng, Nhà nước về quản lý sử dụng nợ công”.
Còn các khoản nợ hoàn thuế giá trị gia tăng và nợ tạm ứng xây dựng cơ bản (XDCB) là nợ phát sinh trong năm hoặc trong điều hành ngân sách thực hiện theo quy định của Luật NSNN. Theo thông lệ quốc tế, đây không phải là khoản vay nợ vì không có bên vay, bên cho vay và không phát sinh nghĩa vụ phải hoàn trả của đối tượng sử dụng vốn. Vì vậy, không tính các khoản tạm ứng và khoản nợ tạm thời này vào nợ công.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 4 Luật Đầu tư công, nợ đọng XDCB là giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu của dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa được bố trí vốn. Như vậy, về bản chất khoản này là nghĩa vụ phát sinh trong phân bổ vốn đầu tư gắn với dự toán NSNN.
Mặt khác, thực hiện triệt để quy định của Luật Đầu tư công chỉ bố trí vốn kế hoạch đầu tư công để thanh toán nợ đọng XDCB phát sinh trước ngày Luật Đầu tư công có hiệu lực (từ ngày 1/1/2015), Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 07/CT-TTg về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB nguồn vốn đầu tư công, trong đó yêu cầu bảo đảm không để phát sinh nợ đọng XDCB sau ngày 31/12/2014. Việc để phát sinh nợ đọng XDCB sau ngày 31/12/2014 sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật hiện hành khác. Như vậy, về nguyên tắc, sẽ không được phép có nợ đọng XDCB kể từ ngày 1/1/2015 mà phải bố trí đầy đủ vốn cho các dự án đầu tư XDCB trong kế hoạch đầu tư công.
PV: Còn về các quy định huy động, sử dụng vốn vay của Chính phủ, dự thảo luật sẽ chỉnh sửa, bổ sung theo hướng nào, thưa ông?
Ông Trương Hùng Long:Luật hiện hành có 2 điều quy định về việc này. Dự thảo luật kế thừa các nội dung này, đồng thời bổ sung quy định về phát hành trái phiếu quốc tế (Điều 32), vay thương mại nước ngoài (Điều 34) để phù hợp với quy định của Luật NSNN và đây cũng là bước chủ động tham gia thị trường trong bối cảnh nước ta trở thành nước có thu nhập trung bình - tốt nghiệp IDA từ tháng 7/2017, dẫn đến việc gia tăng chi phí vay và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
Do đó, việc có chế tài quy định cụ thể về huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ đối với từng nguồn vốn là giải pháp tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ, hiệu quả sử dụng vốn cũng như đảm bảo an toàn nợ theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, do nhà tài trợ thường áp dụng cùng một quy trình đối với vốn ODA, vay ưu đãi nên Chính phủ thống nhất giữ nguyên như hiện hành.
PV: Thưa ông, vấn đề quản lý rủi ro đối với nợ công cũng là điều được dư luận quan tâm, vậy trong dự thảo luật sửa đổi đã đề cập đến vấn đề này như thế nào?
Ông Trương Hùng Long:Luật Quản lý nợ công hiện hành không có quy định về quản lý rủi ro đối với nợ công. Trong khi đó, thực tiễn thi hành luật thời gian qua cho thấy đã phát sinh một số rủi ro đối với nợ công. Do đó cần có chế tài quy định về quản lý và xử lý rủi ro nợ công để đảm bảo khả năng trả nợ, an toàn và bền vững nợ công.
Để khắc phục hạn chế của luật hiện hành, dự thảo luật ngoài việc có các điều khoản cụ thể về quản lý rủi ro tín dụng cho vay lại (Điều 43), về quản lý rủi ro bảo lãnh chính phủ (Điều 50) còn có Điều 58 quy định các nội dung cụ thể hướng dẫn quản lý và xử lý rủi ro đối với nợ công, từ việc nhận diện rủi ro, phân loại rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, biện pháp xử lý khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến nợ công.
PV: Xin cảm ơn ông!
Đức Minh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bi kịch chia tay rồi mà vẫn ghen
- ·Kinh tế và nỗi ám ảnh Covid
- ·Hành trang tâm linh an lạc tại Hoa viên nghĩa trang Sala Garden
- ·Cần gần 200.000 tỷ đồng phát triển giao thông miền Tây
- ·Thi trấn Cần Giuộc đã khắc phục con đường lầy lội
- ·Hàng hóa tết đã sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng
- ·Giá vàng sáng 29
- ·Toàn bộ mặt tiền ngôi nhà được làm từ gạch gốm Bát Tràng, Hà Nội
- ·Cha nghèo mơ ước 30 triệu đồng chữa bệnh cho con
- ·Chuẩn bị chu đáo nội dung kỳ họp thứ 12 của HÐND thành phố
- ·Điều kỳ diệu đến với 6 anh em mồ côi
- ·Hà Nội ưu tiên làm đường vành đai 4 trong kế hoạch 5 năm
- ·Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tiếp Tập đoàn Sembcorp Development (Singapore)
- ·Siêu dự án hơn 1,4 tỷ USD của Vinhomes ở Hưng Yên được phê duyệt
- ·Làm sao để tránh phạm lỗi sai làn đường?
- ·Doanh nghiệp công nghệ bất động sản tăng trưởng trong đại dịch Covid
- ·Đề nghị tăng cường đấu tranh với tệ nạn xã hội
- ·Bộ Xây dựng: Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh phụ trách mảng nhà ở, thị trường bất động sản
- ·Ông trùm Thái Lan ra tay thâu tóm trên đất Việt
- ·Xem xét bổ sung dự toán chi hành chính sự nghiệp cho Kiểm toán Nhà nước