会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo shandong taishan vs】Doanh nghiệp vì cộng đồng!

【soi kèo shandong taishan vs】Doanh nghiệp vì cộng đồng

时间:2024-12-23 21:56:05 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:128次

doanh nghiep vi cong dong

Ông Jimmy Phạm,ệpvìcộngđồsoi kèo shandong taishan vs Giám đốc Điều hành Koto (thứ 4 từ trái qua) chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp vì cộng đồng. Ảnh T.D.

Điển hình như câu chuyện khởi nghiệp của giám đốc Trần Lê Nguyễn Văn đã từ bỏ chương trình đào tạo Thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA) tại Mỹ để về Việt Nam thành lập Công ty cổ phần Vé xe rẻ (website Vexere.com). Anh Văn chia sẻ: “Năm 2012, khi đang theo học chương trình MBA tại trường ĐH Thunderbird (Mỹ), tôi lên mạng đọc báo và thấy cảnh người dân ở Việt Nam vất vả chen lấn tại các bến xe để kiếm tấm vé về quê ăn Tết. Lúc đó, tôi cứ tự hỏi sao Việt Nam mình không áp dụng mô hình đặt vé xe trực tuyến như ở nước Mỹ để tiết kiệm thời gian. Điều này đã thôi thúc tôi và tôi đã bỏ dở việc học, về Việt nam cùng với mấy người bạn sáng lập ra Vexere.com vào tháng 7/2013”.

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Vexere.com đã trở thành website đặt vé xe khách lớn nhất Việt Nam về mặt người dùng và số lượng xe khách với hàng trăm hãng xe sử dụng phần mềm, trong đó có cả những DN ở Lào và Campuchia. Số lượng truy cập lên đến 1,5 triệu lượt/tháng. Công ty cũng hợp tác với hơn 1.000 đại lý bán vé trên toàn quốc, theo đó, người dân không thể trả tiền trực tuyến có thể đến các đại lý này để thanh toán trực tiếp.

Để có được thành công này, Trần Lê Nguyễn Văn đã phải trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn như bị khách hàng nhiều lần từ chối, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản vì thiếu vốn. Nhưng anh Văn và các cộng sự vẫn bền bỉ đến từng hãng xe, giúp họ thiết lập hệ thống quản lý DN và đặc biệt là phần mềm giám sát việc bán vé. Nhờ kiên trì, vexere.com đã thuyết phục được nhiều hãng xe tham gia số hóa DN. Với quan niệm "Cuộc đời chỉ sống một lần nên phải làm gì có ý nghĩa cho cộng đồng", Trần Lê Nguyễn Văn và Công ty cổ phần Vé xe rẻ đang cố gắng không chỉ làm giàu mà còn có ích cho xã hội. Với anh, bài học để khởi nghiệp thành công là có niềm đam mê, có quyết tâm, luôn tư duy sáng tạo, dám đổi mới, chiến thắng bản thân, làm việc có tâm và tìm được những người cùng chung ý tưởng.

Với trái tim đồng điệu cùng những người khiếm thính, chị Dương Phương Hạnh cũng đã sáng lập ra Trung tâm nghiên cứu giáo dục người khiếm thính (CED) cung cấp các dịch vụ xã hội, giáo dục chuyên nghiệp. Chị Hạnh cho biết, năm 6 tuổi do trải qua một cơn bạo bệnh nhưng không được chữa trị đúng cách nên chị bị giảm thính lực, không thể nghe được mọi người nói chuyện. Nhờ sự động viên của người thân trong gia đình, và trên hết là sự nỗ lực, quyết tâm học tập đã giúp chị lần lượt vượt qua những thử thách. Tốt nghiệp Khoa Hóa trường Đại học Bách Khoa TP.HCM vào năm 1993, với vốn tiếng Anh khá tốt, chị từng làm việc cho nhiều nơi như một công ty hóa dầu ở Vĩnh Long, rồi làm công việc dịch thuật cho công ty Tư vấn Du học DRD ở TP.HCM... Tuy nhiên, với những trăn trở người khiếm thính rất khó khăn trong công việc cũng như hòa nhập cộng đồng, trong khi ở nhiều địa phương cả nước vẫn còn thiếu các trung tâm, cơ sở hỗ trợ về văn hóa, hòa nhập cho người khiếm thính, chị Hạnh đã quyết tâm thành lập một tổ chức tổng hợp để có thể giúp đỡ họ và CED ra đời. Đến nay, Trung tâm đã trở thành địa điểm tin cậy, được nhiều phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em theo học. Mỗi tháng, có khoảng trên dưới 30 học viên khiếm thính theo học tại Trung tâm này. Đến nay, Trung tâm đã hỗ trợ được 600 máy trợ thính đến các trẻ khiếm thính.

Với Jimmy Phạm Việt kiều Australia, những đứa trẻ mồ côi mà anh đã gặp mỗi lần về Việt Nam đã thôi thúc anh sáng lập ra Koto (chương trình đào tạo nghề, kỹ năng sống, tiếng Anh cho các thanh thiếu niên mồ côi, khó khăn) vào năm 1999 với 200 USD. Anh chia sẻ: “ Khi tôi lập nên Koto, khái niệm về DN xã hội còn chưa có ở Việt Nam. Nhiều người còn nghĩ, tôi đào tạo những đứa trẻ để bán đi Trung Quốc hay làm gì phi pháp… Khó khăn rất nhiều và không ít lần khiến anh muốn bỏ cuộc”.

Tuy nhiên, với tâm niệm “cũng như trồng một cái cây, ta phải chờ được đến ngày có quả, không thể bỏ ngang”, Jimmy Phạm đã từng bước gây dựng Koto đứng vững đến ngày nay, giúp nhiều trẻ em lang thang, có hoàn cảnh khó khăn được đào tạo nghề dịch vụ nhà hàng, khách sạn và hướng nghiệp. Không chỉ đào tạo nghề, KOTO còn giúp các em có kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, học tiếng nước ngoài... Thông qua các đối tác quốc tế, 100% học viên thành nghề có công việc ổn định tại các nhà hàng, khách sạn có uy tín, thậm chí họ còn là những nhân viên xuất sắc, quản lý trẻ tại một số nhà hàng, khách sạn đẳng cấp quốc tế. Với những gì đã làm được, vào tháng 3/2011, cùng với GS. Ngô Bảo Châu, Jimmy Phạm là hai người Việt được nhận giải thưởng Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu năm 2011 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Chuyên gia ADB: Ba chiến lược mấu chốt để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển
  • Bắc Ninh: Điểm hấp dẫn các nhà đầu tư
  • Tin chứng khoán ngày 13/9: Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tham vọng lớn trên thị trường 10 tỷ USD
  • Cục Thuế Cao Bằng thu ngân sách đạt 88,4% dự toán pháp lệnh
  • Hôm nay, chính thức áp dụng thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu
  • Bắc Ninh: Điểm hấp dẫn các nhà đầu tư
  • Pizza, mỳ Ý đông lạnh rao bán tràn lan trên mạng
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính chào Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani
推荐内容
  • Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm hành vi tăng giá thuê tàu và container
  • Hải Phòng: Sản xuất công nghiệp tăng thấp
  • Hàng hoá thiết yếu của Việt Nam lọt top rẻ nhất ASEAN
  • Hàng hoá thiết yếu của Việt Nam lọt top rẻ nhất ASEAN
  • Việt Nam dự kiến thử nghiệm vaccine thứ 2 trên người sớm hơn kế hoạch
  • Thực phẩm chức năng dạng lỏng thuộc nhóm 22.02