【thứ hạng của campeonato brasileiro série a】Chống chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp: Cần sự chung tay của cơ quan cấp chứng nhận C/O
Để phòng ngừa các hành vi này, cần có sự chung tay của các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan cấp chứng nhận C/O…
Thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi
Việc chuyển tải bất hợp pháp, giả mạo C/O, nhãn hiệu của hàng hóa Việt Nam... sẽ khiến cho lượng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam tăng đột biến (trong khi hàng hóa có C/O thật sự của Việt Nam không tăng), dễ dẫn tới khả năng hàng hóa của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế bán phá giá, thuế tự vệ, thuế đối kháng, mất uy tín trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng chung đến hoạt động xuất khẩu.
Theo bà Thủy, hành vi chuyển tải bất hợp pháp để gian lận C/O không mới, nhưng điều đáng nói là tình trạng vi phạm ngày một gia tăng và tính chất ngày một tinh vi, phức tạp trong khi các biện pháp xử lý còn thiếu chế tài “mạnh tay” khiến các cơ quan chức năng rất khó xử lý.
Thủ đoạn thường thấy nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (DN FDI) vào Việt Nam sản xuất gia công hàng hóa xuất khẩu, ở công đoạn chưa đủ để đáp ứng quy định về quy tắc C/O nhưng vẫn khai báo là C/O Việt Nam (ghi C/O Việt Nam trên nhãn hàng hoặc hợp lý hóa bộ hồ sơ để xin cấp C/O). Điều đáng nói là nhiều trường hợp, hàng hoá của các doanh nghiệp (DN) này không được cấp giấy chứng nhận C/O và có thể dẫn đến nguy cơ làm giả C/O.
Tiếp đó là các lô hàng nhập khẩu về Việt Nam, nhưng bằng nhiều thủ đoạn xuất sang thị trường nước khác lấy danh nghĩa C/O Việt Nam thông qua việc xin giấy chứng nhận C/O của Việt Nam (giấy chứng nhận xuất khẩu từ Việt Nam; đây không phải là giấy chứng nhận C/O nhưng có thể là cơ sở để DN làm giả C/O). Điển hình là trường hợp Hải quan Đồng Nai phát hiện, xử lý Công ty TNHH Công nghiệp SPC Tianhua Việt Nam có hành vi giả mạo C/O Việt Nam để xuất hàng đi Hoa Kỳ. Theo kết quả điều tra thì DN này không sản xuất hàng hóa tại Việt Nam mà chỉ nhập khẩu hợp chất xử lý nước từ Trung Quốc, sau đó thay nhãn mác ghi C/O Việt Nam trên lô hàng để xuất khẩu đi Hoa Kỳ.
“Một hình thức khác tương đối tinh vi trong việc gian lận C/O, chuyển tải bất hợp pháp chính là việc DN nhập khẩu với mục đích thương mại, sau đó bán cho DN thứ 3 để xuất khẩu, hưởng lợi bất chính và xóa dấu vết nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu”, bà Thủy cho biết thêm.
Theo điều tra của Cơ quan Phòng chống gian lận thương mại Châu Âu (QLAF), các mặt hàng thường bị gian lận C/O (hàng Trung Quốc, Srilanca... giả mạo C/O Việt Nam) là thép, xe tay nâng, pin năng lượng mặt trời, đinh ốc vít.
Cần sự phối hợp của các bộ, ngành
Đề cập đến cơ sở pháp lý kiểm soát C/O, bà Thủy cho biết, có nhiều văn bản pháp quy về vấn đến này, quan trọng nhất là Luật Hải quan 2014; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan, trong đó quy định về thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc xác định C/O hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
Ngoài các văn bản pháp quy nói trên, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác định C/O hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. “Tổng cục Hải quan đang xây dựng quy trình hướng dẫn cụ thể thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan về C/O căn cứ theo Thông tư 38/2018/TT-BTC ”, bà Thủy nói.
Riêng đối với nội dung chuyển tải bất hợp pháp, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 2989/TCHQ-GSQL (ngày 25/6/2003) chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố có những biện pháp ngăn chặn giả mạo C/O Việt Nam và chuyển tải bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Luật Quản lý Ngoại thương (có hiệu lực từ 1/1/2018) quy định Bộ Tài chính có tránh nhiệm chỉ đạo cơ quan hải quan kiểm tra C/O hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định pháp luật về hải quan.
Như vậy, Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì nội dung kiểm tra C/O hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan. Trách nhiệm của cơ quan hải quan là kiểm tra, xác định đúng C/O theo các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, để phòng ngừa các hành vi gian lận này, cần có sự chung tay của các bộ, ngành chức năng, trong đó vai trò của cơ quan cấp chứng nhận C/O là rất quan trọng…
Trên thực tế, Bộ Công thương là đơn vị chủ trì các giải pháp mang tính quốc gia để ngăn chặn chuyển tải bất hợp pháp, kiểm soát C/O hàng được quy định tại Luật Quản lý Ngoại thương và Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý Ngoại thương. Đồng thời, cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Công thương cũng là cơ quan cấp chứng nhận C/O.
Song Linh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bạn thân mang thai, nhờ tôi 'đứng tên' làm cha đứa bé
- ·Nét độc đáo của một gia đình “nghệ sĩ” tứ đại đồng đường
- ·Bắc Hà: Tưng bừng rộn rã lễ hội đua ngựa, bắn súng
- ·Hướng mở phát triển thị trường rừng ngập mặn từ việc thu tín chỉ carbon
- ·Xót xa cháu bé bị bệnh tim bẩm sinh, 14 tháng chỉ nặng 5kg
- ·“Vốn mồi” giúp cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển
- ·Vịnh Hạ Long nhận danh hiệu Kỳ quan thiên nhiên mới
- ·Khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai
- ·Việt kiều định cư nước ngoài có được sở hữu nhà ở Việt Nam
- ·Hơn 300 diễn viên tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng toàn tỉnh
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 05/2015
- ·Thành công từ nuôi tôm "thuận thiên"
- ·Bảo tồn di sản phi vật thể dưới góc nhìn chuyên gia
- ·Chính thức khai hội Côn Sơn
- ·Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường như thế nào?
- ·Đền thờ Tăng Bạt Hổ là di tích lịch sử cấp quốc gia
- ·Lộc Ninh tổng kết 15 năm xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
- ·Tận dụng tốt cơ hội quảng bá đặc sản
- ·Chồng bận xem bóng, bỏ mặc con cho vợ chăm
- ·Sôi động lễ hội văn hóa miền Tây lớn nhất thế giới