【bảng xếp hạng fifa bóng đá nữ việt nam】Kinh tế đêm
Kinh tế đêm là một yếu tố quan trọng để hút khách du lịch,ếđbảng xếp hạng fifa bóng đá nữ việt nam đóng góp vào nền kinh tế. Tuy nhiên, để “thắp sáng” kinh tế ban đêm, không chỉ thu hút doanh nghiệp đầu tư hạ tầng bài bản mà quan trọng cần có cơ chế, chính sách và chọn lối đi riêng để tạo điểm nhấn khác biệt. Xung quanh câu chuyện này, Thạc sĩ Phan Đình Huê (ảnh), Chuyên gia nghiên cứu, phát triển du lịch ĐBSCL, một trong số nhiều tác giả uy tín cho Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL đã có những phân tích, làm rõ.
Ông đánh giá như thế nào về bức tranh kinh tế đêm ở ĐBSCL ?
- Hiện nay, có thể nói hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều có điểm yếu của mình đó là không giữ được khách ở lại qua đêm, một đêm hoặc là nhiều đêm. Cả trong đất liền ĐBSCL chỉ có vài địa phương có khả năng giữ khách được một cho đến 2 đêm đó là thành phố Cần Thơ và thành phố Cà Mau của tỉnh Cà Mau, còn lại các địa phương khác khách đi qua là phần nhiều hoặc là đi trong ngày rồi về, lượng khách ở lại ban đêm không cao.
Với tư cách là người viết đánh giá phần du lịch của ĐBSCL trong báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL do Đại học Fulbright và VCCI chủ biên năm 2020 và 2022, tôi có cái nhìn, ĐBSCL muốn giữ được khách thì phải phát triển được hoạt động ban đêm. Trong đó, bao gồm có những hoạt động liên quan đến vui chơi, giải trí và những hoạt động liên quan đến bán hàng. Thế nhưng, nhìn chung mà nói, hoạt động ban đêm về mảng giải trí của ĐBSCL thì hầu hết các đô thị chỉ mới có những cái đơn giản như: karaoke, massage, khu vui chơi giải trí và một số nơi thì có phố đi bộ, chợ đêm nhưng mà phố đi bộ và chợ đêm của hầu hết các đô thị ở ĐBSCL trong vùng đất liền chỉ là nơi bán quần áo, những cái vật dụng mà phần lớn nó thiết yếu cho người địa phương nhưng cũng chưa chắc nó cần thiết cho khách nước ngoài và khách du lịch trong nước, cho nên họ cũng đi lướt thôi.
Mảng mà có thể giữ cho họ được lâu hơn, họ thích hơn đó chính là mảng các hoạt động về văn hóa. Gần như ở ĐBSCL có rất nhiều các loại hình nghệ thuật, ví dụ như người Việt có cải lương, ca vọng cổ, các đội ca tài tử, các loại hình biểu diễn của đồng bào Khmer, đồng bào Chăm, thế nhưng, ngoại trừ một vài nơi họ có biểu diễn như: ở tỉnh Bạc Liêu có nhà hát Cao Văn Lầu có biểu diễn ca cải lương hay là khu di tích đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu thì có biểu diễn ca tài tử ban đêm. Còn lại thì hầu hết các địa phương tại ĐBSCL không có nơi nào biểu diễn cho nên có thể nói, khách thì chỉ có mua sản phẩm du lịch chứ họ không mua tài nguyên. Văn hóa là một trong những tài nguyên nhưng nếu không có điểm diễn, không có biến thành cái sản phẩm để mà thu hút khách thì chắc chắn là họ rất là khó để mà họ đến.
Với những gì mà ông chia sẻ, đó có phải là nút thắt, làm cho kinh tế đêm chưa phát triển theo kỳ vọng của các địa phương đưa ra ?
- Tôi cho rằng, đó là điểm yếu của ĐBSCL, hầu hết các tỉnh không có chuyển những tài nguyên văn hóa thành sản phẩm văn hóa để phục vụ khách trong hoạt động ban đêm. Cũng như, chúng ta có rất nhiều sản phẩm mà khách có thể thích, có thể tham gia vào các hoạt động ban đêm, mua sản phẩm ví dụ như hàng thủ công mỹ nghệ hoặc là những loại thực phẩm, những loại bánh, trái cây, nhưng chúng ta tổ chức chưa tốt hoặc là hình thức bao bì đóng gói hoặc là vệ sinh không tốt nên tác động cho kinh tế của địa phương hoặc là tạo thành yếu tố thu hút khách du lịch chưa phải là tốt.
Kinh tế đêm ở thành phố Vị Thanh có những gam màu sáng.
Ở góc độ nghiên cứu về đồng bằng, theo ông Hậu Giang và các tỉnh cần làm gì để vực dậy kinh tế đêm ?
- ĐBSCL nên phát triển một số trung tâm giữ khách lại ban đêm cấp vùng. Ví dụ như tôi nhìn thấy 3 trung tâm đô thị có thể trở thành cột tăng trưởng để từ đó lan tỏa ra các địa phương lân cận. Tôi nghĩ rằng có lẽ nên đầu tư mạnh như thành phố Cần Thơ, thành phố Cà Mau ở trong đất liền và đảo Phú Quốc ở ngoài khơi. Chúng ta phải đầu tư mạnh được hoạt động ban đêm gồm có: những cái dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú, những hàng hóa mang tính đặc trưng của ĐBSCL. Đặc biệt đó là những thực phẩm, chế biến những loại bánh trái, hàng thủ công mỹ nghệ và ở trong mỗi tỉnh thì không thể đầu tư tất cả được. Nếu phát triển ở trong tỉnh cũng chỉ nên chọn một đô thị nào đó mà có khả năng thu hút khách. Ví dụ trong một tỉnh có nhiều thành phố, nhiều thị xã nhưng mà chỉ có 1 vài hoặc là 1 đến 2 có khả năng thu hút khách ban đêm. Như tỉnh Đồng Tháp thì có nhiều thành phố, nhiều thị xã nhưng thu hút khách nhiều nhất chính là thành phố Sa Đéc, bởi vì thành phố đó là thành phố cổ…
Chúng ta nên phát triển làm sao cấp vùng có 3 cột tăng trưởng, ở đó được tập trung các hoạt động thu hút khách, để giữ khách ban đêm và nói rộng hơn là phát triển kinh tế đêm, khách có thể chơi được khuya hơn, khách có thể có nhiều hoạt động hơn và khách có thể có nhiều khách sạn đa dạng về mặt chủng loại và cũng từ đó có thể có những đường giao thông tỏa về các địa phương lân cận.
Như vậy, nếu phát triển tốt ở 3 những cột tăng trưởng mang tính chất cấp vùng và những cột tăng trưởng mang tính chất cấp tỉnh thì chúng ta tập trung được khả năng đầu tư và đồng thời chúng ta có thể giúp lan tỏa ra các địa phương lân cận và cũng chính là cách để chúng ta kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách khi đến với vùng ĐBSCL.
UBND tỉnh Hậu Giang đã phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm (KTBĐ) giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển KTBĐ là 12.000 tỉ đồng. Theo kế hoạch, đến năm 2030, tỉnh sẽ hình thành 6-7 tổ hợp vui chơi, giải trí và có ít nhất 2 sản phẩm văn hóa văn nghệ mang tính đặc trưng cho địa phương. Ngoài ra, hình thành ít nhất 4 tuyến du lịch kết hợp giữa du lịch ban ngày và ban đêm với thời gian lưu trú trung bình từ 2-3 ngày. Hoạt động KTBĐ tạo việc làm cho người dân địa phương khoảng 7% trở lên. Tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 12-13%/năm. Mục tiêu đến năm 2030 đón khoảng 1,5 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch đạt khoảng 1.500 tỉ đồng. Về định hướng, sẽ phát triển dịch vụ ăn uống, ẩm thực tập trung phát triển ở thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy. Tái cấu trúc lại hai khu chợ đêm hiện có tại thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy. Bên cạnh đó, phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí ban đêm; dịch vụ du lịch ở một số địa phương trong tỉnh. |
Xin cảm ơn ông !
MỘNG TOÀN thực hiện
(责任编辑:Thể thao)
- ·Khóc ròng vì không vay được 25 triệu đồng chữa bệnh
- ·Hội nghị Trung ương 7 hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra
- ·Đề xuất xử phạt hành vi xúc phạm Đảng kỳ, Quốc huy
- ·Chủ tịch nước thăm, làm việc với Bộ Quốc phòng
- ·23 năm nuôi con liệt giường, chị tâm thần
- ·Bão số 9 áp sát đất liền, mưa lớn gió mạnh đến tối nay
- ·Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?
- ·Kịch bản nào cho học sinh vùng lũ?
- ·Mất vợ vì cô thư ký
- ·Thủ tướng tiếp Trưởng Ban Nghiên cứu Chính sách Đảng LDP Nhật Bản
- ·Chỉ trao trinh tiết cho người nào là chồng
- ·Khai mạc Hội nghị Trung ương 6
- ·Hoa hậu áo dài Việt Nam 2022: Tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt
- ·Thêm nhiều quốc gia phản đối Trung Quốc
- ·Chuyện yêu và đòi nợ khi chia tay
- ·Học viện Âm nhạc Quốc gia chính thức đưa ra hình thức kỷ luật đối với giảng viên Hồ Hoài Anh
- ·Trẻ em từ 15 tuổi có thể tự đi xét nghiệm HIV
- ·Chủ tịch nước tiếp lãnh đạo Đảng Cộng sản và Đảng Công Minh Nhật Bản
- ·Gia đình có con nuôi bị bệnh não úng thủy cầu cứu
- ·“Việt Nam là quốc gia đáng ca ngợi hàng đầu trong cuộc chiến chống dịch Covid