【ket qua bong da giao huu cau lac bo】Không khan hàng nhưng sốt giá
Giá các loại rau,ưngsốket qua bong da giao huu cau lac bo củ tại một số điểm chợ trong tỉnh đang trên đà tăng chóng mặt. Điều nghịch lý là giá đắt đỏ nhưng hàng trên kệ vẫn dồi dào.
Một số loại rau, củ được tiểu thương nâng giá dù không khan hàng.
Giá rau, củ đang sốt ?
Trong khi các quầy bán trái cây liên tục treo bảng giảm giá thì một số nông sản khác như rau, củ, thực phẩm đang trên đà tăng giá mạnh. Theo nhiều người dân, dù giá thực phẩm tăng gấp nhiều lần nhưng vẫn phải mua về để sử dụng. “Mấy hôm trước giá rẻ nhưng tôi không mua do nghĩ ăn ngày nào mua ngày ấy thì chọn được rau tươi ngon. Thế mà, mấy bữa nay giá rau mắc hơn vẫn phải mua. Nếu bữa cơm ngày thường chỉ tốn chừng 100.000 đồng thì giờ đã đội lên 120.000-150.000 đồng”, bà Võ Thị Ngọt, một người vừa mua rau chia sẻ.
Khảo sát tại chợ Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, giá các loại rau, củ đã tăng khoảng 20-30% so với tuần trước. Có hôm, nhiều mặt hàng tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần. Đơn cử là cà chua những ngày trước chỉ 10.000-15.000 đồng/kg đã nhảy vọt lên 25.000 đồng/kg, bắp cải trắng chỉ 8.000 đồng/kg nhưng tăng lên 12.000-15.000 đồng/kg, rau xà lách, rau thơm từ 15.000 đồng/kg tăng lên 30.000/kg. Các loại như bí ngòi, bắp cải tím, su hào vẫn giữ mức giá từ 28.000-35.000 đồng/kg. Đây là mức giá cận kề với giá thời điểm sau Tết Nguyên đán. Các mặt hàng rau xà lách, rau dền cũng có giá từ 15.000 đồng/kg. Chỉ vào mớ rau xà lách Đà Lạt và bông cải xanh, chị Tâm, một tiểu thương, phân trần: “Chỉ có chỗ của tôi là có mấy loại này thôi, chứ đi khắp chợ cũng tìm không thấy đâu. Mùa này bông cải, xà lách trên Đà Lạt trồng ít lắm nên mới bán giá cao”.
Còn bà Đỗ, tiểu thương kế bên khẳng định: Gần một tuần nay, việc lấy hàng gặp rất nhiều khó khăn do các đầu mối chỉ đủ hàng để giao cho những mối quen và mỗi người được số lượng nhất định. Muốn lấy thêm hàng ở những mối khác họ cũng không bán. Bên cạnh đó, đây là thời điểm cuối vụ của một số loại rau, củ như rau muống, mồng tơi, mướp ngọt… cũng khiến cho nguồn cung thiếu hụt.
Nguyên nhân các loại rau, củ, quả tăng giá mạnh được lý giải là do thời tiết ảnh hưởng đến mùa vụ. Bà Trần Thị Anh, một tiểu thương khác tại chợ Vị Thanh, cho biết: Do mấy bữa nay nhu cầu mua rau tăng đột biến nên dù giá đã cao nhiều lần nhưng vẫn không có để bán. Bởi vì nhiều loại hiện đang rất khan hàng nên thương lái bỏ mối tăng giá cao. Các loại củ, quả còn vận chuyển ở các nơi khác về, riêng rau xanh phần lớn lượng cung trên thị trường là do các vùng trồng như Châu Thành, Châu Thành A cung cấp. Đến khoảng giữa hoặc cuối tháng 11 sẽ hạ nhiệt, bởi thời điểm này đã kết thúc mùa mưa, nông dân bắt tay vào vụ sản xuất mới thuận lợi hơn. Còn chị Thắm, tiểu thương bán rau tại chợ Vị Thanh cho rằng, với mức giá rau bán như hiện nay cũng chưa phải là cao. Tuy nhiên, nếu tiếp tục mưa kéo dài, nông dân không trồng quay vòng được thì khả năng giá còn tăng mạnh, nhất là rau ăn lá.
Bán ế vẫn tăng giá
Nghịch lý xảy ra là khi quan sát khu bán nông sản tại một số chợ, thậm chí là thời điểm buổi chiều tại chợ Vị Thanh, mặt hàng rau, củ trên các quầy kệ vẫn dồi dào chứ không có dấu hiệu khan hàng như lời tiểu thương thông báo. Mặt khác, những mặt hàng này lại là một trong những mặt hàng nhiều tiểu thương than bán ế ẩm nhất. Chị Muội, một tiểu thương tại chợ Phường VII, thành phố Vị Thanh, lý giải: “Việc rau, củ ế ẩm xảy ra ở chợ này thường xuyên, bởi chợ đặt xa trung tâm thành phố. Bán ế còn có nguyên nhân là nhiều bà nội trợ đã chuyển sang mua ở siêu thị để có cảm giác an toàn hơn dù nơi đó bán mắc gấp đôi”.
Chỉ tay vào sạp rau vẫn đang đầy ắp trên kệ hàng, chị Muội nói: “Toàn hàng từ Đà Lạt về đó, bình thường giá trung bình chỉ 10.000-15.000 đồng/kg thôi, bây giờ là 30.000 đồng/kg. Còn như bó cải này, giá hàng ngày 5.000-6.000 đồng/kg, bây giờ là 10.000 đồng rồi. Người đi chợ hỏi giá rồi bỏ đi chứ không thèm mặc cả”.
Chị Lê Thị Hồng Phương, một người đi chợ, bức xúc: “Cơn sốt giá đã manh nha kể từ những đợt tăng giá xăng, tăng lương kéo dài đến tận bay giờ chưa có dấu hiệu giảm, cộng thêm thời tiết mùa vụ không thuận lợi chính là lý do để tiểu thương tăng giá. Tôi rất lo lắng vì chi tiêu trong gia đình vượt quá mức, nếu kéo dài thì cả tiền tích cóp cũng không còn”.
Sự lo lắng này của người tiêu dùng hoàn toàn có cơ sở, bởi theo thông tin từ đầu mối ban quản lý chợ dù thị trường không sôi động nhưng một số mặt hàng đã tăng giá rộ lên sẽ làm giảm sức cạnh tranh của chợ so với các siêu thị. Đẩy giá lên cao nhằm thu lời nhưng khi thị trường không như kỳ vọng, không ít tiểu thương sẽ đành phải ngậm đắng vì buôn bán không quan tâm tình hình thị trường. Điều này chính là lực cản cho sự cạnh tranh đang ngày càng quyết liệt giữa chợ truyền thống và hệ thống trung tâm thương mại.
Bài, ảnh: Đ.T
(责任编辑:Thể thao)
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Trò chơi mạo hiểm của trẻ em thôn Bình Hà 2
- ·Chuyện ghi ở Đồng Tiến
- ·Vụ xe khách lao xuống sông: Nạn nhân vẫn chưa hết bàng hoàng
- ·Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- ·Tăng mức trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc
- ·Tin vắn 15
- ·Ninh Thuận: Công bố dịch bệnh cúm H5N1 trên đàn chim yến nuôi
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Chương trình Vì học sinh Trường Sa thân yêu ở Nga
- ·Chủ tịch huyện ở TT
- ·Mưa lớn, hàng chục héc ta cao su ngập úng
- ·Đề nghị ngưng xây thủy điện ở Tây nguyên
- ·Tin vắn 26
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Kinh nghiệm ở Long An: Dựa vào dân để giữ rừng
- ·Thu giữ 11.000 con gà giống nhập lậu từ Trung Quốc
- ·Bệnh nhân đầu tiên nhiễm cúm A/H1N1 đã xuất viện
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Tây Ninh chặn mầm dịch cúm gia cầm từ Campuchia