【nhận định trận fiorentina】Kinh nghiệm ở Long An: Dựa vào dân để giữ rừng
Lúc sinh thời,o dnhận định trận fiorentina Bác Hồ đã nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Vận dụng lời Bác dạy,công ty CP Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mườiđã dựa vào cộng đồng dân cư giữ gần 1.000 ha rừng tràm gió nguyên sinh và khai thác có chọn lọc để bảo đảm đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.
Chuyến đi ấn tượng
Nghe rủ rê đi Mộc Hóa, Long An, giáp biên giới Campuchia, tôi hơi ngần ngừ, nhưng lâu ngày không về vùng này, thế là quyết định lên đường. Xe rời TP. HCM hướng vào đường cao tốc Trung Lương, chỉ 45 phút sau, chúng tôi đã ở thị xã Tân An, sau đó rẽ vào Quốc lộ 62, trực chỉ Mộc Hóa. Quốc lộ này vài năm trước rất khó đi, nhất là vào mùa nước nổi, muốn đến Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa chỉ có nước đi xuồng máy, canô. Bây giờ đường đã trải nhựa phẳng, nhưng đường còn hẹp, vì vậy phải mất gần hai giờ để vượt qua quãng đường trên 60 km. Nam bộ đang đầu mùa mưa, hai bên đường tràn ngập màu xanh mướt của cánh đồng lúa, màu xanh lục của những vạt rừng tràm, lấp lóa trong nắng sớm đầy sức sống.
Đón chúng tôi ngay tại bến canô, chị Nguyễn Thị Lụa, Chánh văn phòng thị ủy Kiến Tường, thông báo từ đây vào công ty CP Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười khoảng 25 km, không có đường bộ. Bởi cần giữ hệ sinh thái sông nước đặc trưng, do đó phải đi bằng đường thủy. Ai đến đây cũng đi thuyền ba lá, như một phần của cuộc sống, văn hóa người dân vùng Tháp Mười, chị Nguyễn Thị Lụa giải thích thêm. Cái nắng ban trưa ở nơi sông nước nhiễm phèn nặng này như gắt hơn, cứ xói vào da thịt. Mọi người háo hức lên canô, do anh Nguyễn Chí Tiếp cầm lái. Quả thật ban đầu canô tăng tốc như dựng đứng, lướt trên sông Vàm cỏ, với tốc độ khá nhanh, chúng tôi cũng hơi run. Hồi hộp nhất là lúc canô “lạng lách, đánh võng”, không phải tránh tàu, mà để tránh những đám lục bình lang thang phiêu dạt. Có đi canô cao tốc mới biết, khi gặp sóng của xuồng máy ngược chiều, cũng xóc nảy lên, như ô tô gặp ổ gà vậy.
Từ sông Vàm cỏ, chiếc canô đột ngột bẻ lái, cua gấp, rẽ vào con kênh đào, chui qua cầu xi măng, lách qua những chiếc vó bè hay những chiếc xuồng ngược nước..., làm chúng tôi có cảm giác dính chặt vào nhau. Qua cách điều khiển canô thuần thục, chứng tỏ anh Tiếp thuộc nơi này như lòng bàn tay. Hơn một giờ miệt mài trên sông nước, canô giảm tốc độ và đưa chúng tôi dừng lại cầu xi măng trên con rạch nhỏ có tên Mồi Gọ. Đây cũng là nơi đóng đô của công ty CP Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, mà nhiều người ước ao một lần đến.
Chúng tôi đã đến chậm, vì chủ nhân của công ty, cũng là người sáng lập, ông Nguyễn Văn Bé (còn có tên Ba Bé, hay Ba đất phèn) - như người dân ở đây trìu mến gọi, đang đưa đoàn làm phim của VTV3 vào rừng quay phim về môi trường, sinh thái... Đón chúng tôi là bà Nguyễn Thị Kim Mai, phó giám đốc công ty. Không vào văn phòng như thường lệ, mà bà Mai mời chúng tôi ngồi trên những xích đu mắc sẵn dưới tán cây mát rượi, uống thứ nước vối rừng thơm lừng. Cách tiếp khách dân giã, hòa vào thiên nhiên này đã làm tan biến mỏi mệt và làm hạ nhiệt từ cái nắng gắt bên ngoài. Quả thật ngồi giữa rừng tràm nguyên sinh, thoang thoảng mùi tinh dầu trong gió, không khí ở đây thật trong lành, nhẹ cả người.
Qua giới thiệu tổng quát của bà Mai, chúng tôi biết công ty bây giờ đã mở rộng đáng kể, ngoài phòng thí nghiệm, hệ thống máy móc khá hiện đại, có thể xử lý triệt để các loại cây như, lá tràm, cây nhào, cỏ ngọt, hà thủ ô, lạc tiên, bụp giấm, đinh lăng, kim tiền thảo, ngải cứu, mù u... để lấy tinh dầu, để làm thuốc. Phế phẩm còn lại được tận dụng làm chất đốt, vừa tiết kiệm, vừa giảm ô nhiễm môi trường. Nhưng tài sản quý nhất của công ty lại là những cánh rừng tràm nguyên sinh xanh ngút ngàn, với hàng trăm loại dược liệu quý và hàng chục loại chim quý của Đồng Tháp Mười.
Sau hàng chục cuộc điện thoại, gần một giờ chờ đợi, thế rồi tiếng xuồng máy cũng xình xịch ghé vào bờ và ông Ba Bé, chủ nhân chính của rừng tràm, nặng nề cất bước lên bờ. Nhìn bộ dạng áo khoác, quần soọc, đội mũ rộng vành, nước da đồi mồi, nhất là bàn chân, bàn tay dính đầy phèn... có lẽ ít người nhận ra đây là nhà khoa học từng lăn lộn hơn 30 năm, chỉ để bảo tồn cây tràm gió, một đặc trưng của Đồng Tháp Mười. Sự thật, trông ông Ba Bé đích thị là lão nông đặc sệt Nam bộ, không giống trí thức từng bỏ phố xuống giữ rừng. Càng khó tin nhiều công trình nghiên cứu, bảo tồn 800 ha rừng tràm gió nguyên sinh, 83 loài thực vật và 8 loài động vật có dược tính quý... của ông có tiếng vang ra cả ngoài nước. Chỉ khi biết những đóng góp khoa học có giá trị ông được Chủ tịch nước phong tặng anh hùng năm 2009, nhiều người càng trầm trồ, thán phục.
Và chuyện dựa vào dân để giữ rừng
Bằng chất giọng đặc Nam bộ, ông Ba Bé kể, hơn 30 năm qua, ông đã ngày đêm trăn trở, làm sao giữ được rừng tràm gió nguyên sinh để cho thế hệ sau hiểu về vùng đất Đồng Tháp Mười nguyên thủy. Vì vậy, dù nhiều lần thay đổi tên gọi, lần nào ông vẫn kiên quyết giữ bằng được cụm từ “bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười. Hai chữ “bảo tồn”, theo ông Ba Bé nó hàm chứa đầy đủ việc bảo vệ, giữ nguyên trạng sự phong phú, đa dạng sinh học của trên một ngàn héc ta rừng tràm gió nguyên sinh này.
Lúc đầu bảo vệ cũng khó khăn lắm, bộ máy từ ba người, lúc đông nhất khoảng 600 người, đủ ban bệ gồm kiểm lâm, đội bảo vệ, làm đủ biện pháp cứng có, mềm có, thậm chí đánh nhau đổ máu, mà vẫn mất đất, năm nào cũng nơm nớp lo nạn cháy rừng. Từ hai ngàn héc ta những năm 1983, do dân xâm canh, lấn chiếm dần, nay chỉ còn 1.041 ha, trong đó có 800 ha rừng tràm. “Suy cho cùng, người dân cũng vì mưu sinh, vì miếng cơm manh áo, cực chẳng đã, nên họ làm thôi”, bằng trải nghiệm thực tế, ông Bé suy nghĩ. Trong lúc khó khăn, chợt nhớ lời Bác dạy, “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” và ông Bé nghĩ chỉ còn cách kéo cộng đồng người dân cùng tham gia, cùng người dân chia sẻ lợi ích từ việc bảo tồn, thì mới giữ được rừng tràm.
Đầu tiên ông mạnh dạn giải tán đội bảo vệ, vừa tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giải thích vì sao phải bảo tồn rừng tràm... để cộng đồng hiểu và làm theo. Bản thân ông không sở hữu riêng bất cứ thứ gì, kể cả đất rừng, cán bộ trong công ty gương mẫu chấp hành nghiêm pháp luật, tôn trọng các quy ước đã đề ra với cộng đồng, chỉ đánh bắt cá vừa đủ ăn; không đánh bắt mùa cá đẻ trứng; mua chim phóng sinh về thả vào khu bảo tồn...
Đối với người dân, “Tôi nói với họ, vào rừng bắt cá, lấy mật ong và các loại lá thuốc vừa phải thôi, nhưng không được bẫy chim. Ngày kiếm vài trăm ngàn đủ sống thì được, chứ tham tiền triệu chì coi chừng. Vì nếu khai thác quá mức thì tự nhiên sẽ không còn gì cả, đó chưa kể tước đi cơ hội cải thiện cuộc sống của những người khác”. Bên cạnh đó, để phát triển bền vững, công ty huấn luyện, đào tạo nghề phù hợp với trình độ của người dân. Tận dụng những ưu điểm của vùng đất phèn và chọn một số giống cây con, tạo mô hình hồ nổi nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế của người dân... Công ty cũng đầu tư hàng chục tỷ đồng xây trường học, hỗ trợ người dân chữa bệnh, em nào đỗ cao đẳng, đại học đều được thưởng 5 triệu đồng, ông Ba Bé hồ hởi nói.
Chẳng thế mà trên 800 ha rừng tràm gió nguyên sinh của công ty CP Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, dù không có kiểm lâm, không có bảo vệ, nhưng vẫn được bảo tồn nguyên trạng. Bây giờ người dân chính là những người bảo vệ rừng tràm đắc lực nhất, thực chất là họ bảo vệ nguồn sống của họ, người nơi khác bị cấm vào khai thác, đánh bắt cá, lấy mật. Có lẽ vì thế mà cả khu hồ tự nhiên mấy chục héc ta, từng đàn cá tung tăng bơi lội, hàng chục loại chim, nào là vịt trời, còng cọc, le le, cò các loại..., thậm chí cả sếu cũng định cư vì ở đây để tìm thức ăn. Đúng là đất lành chim đậu.
Rõ ràng nếu công tác vận động người dân tốt, cán bộ gương mẫu và nhất là tạo cho cộng đồng cơ hội kiếm sống ổn định, cùng sống cộng sinh với rừng, thì việc giữ rừng vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của họ. Đây là mô hình phát triển bền vững, có thể áp dụng tại nhiều cánh rừng trên cả nước, góp phần ngăn chặn nạn chặt, phá rừng ngày càng tăng như hiện nay.
Chia tay chúng tôi, ông Ba Bé tỏ ra tiếc vùng đất Đồng Tháp Mười“nửa năm nước hạn, nửa mùa nước dâng”của những ngày xưa. Trước kia phần lớn vùng đồng bằng Nam bộ chìm trong nước từ 5-6 tháng, nay chỉ còn 1-2 tháng. Có lẽ chúng ta đào nhiều kênh thoát lũ quá, chỉ riêng hơn 1.000 ha của công ty, đã có trên 100 km kênh chằng chịt. Kênh nhiều làm nước rút nhanh, phù sa ít đi, nguồn lợi thủy sản cũng giảm và cánh đồng không còn màu mỡ. Cái được trước mắt là hạt thóc, nhưng mất cũng không nhỏ, nhất là đa dạng sinh học của Đồng Tháp Mười nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung thì chưa ai tính được.
Tạm biệt khu bảo tồn, nơi gió Tháp Mười thổi rất sâu, bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng, bất chợt tiếng hát Thu Hiền ngân lên “...dù đi đâu, dù xa cách bao lâu, em vẫn thấy lá tràm xanh ngát, ...anh vẫn mang tình em trong hương tràm xôn xao...”.
Lê Thẩm
(责任编辑:La liga)
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Polling stations offer support to older residents on Election Day
- ·Party chief receives Lao Prime Minister in capital Hà Nội
- ·Japan to deliver disaster emergency aid to Viet Nam
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·NA candidates meet voters
- ·Obama arrives in Việt Nam
- ·President vows optimal conditions for Brunei
- ·Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- ·Deputy PM receives Thai and Filipino ambassadors
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·JICA helps boost PPP project implementation in Việt Nam
- ·JICA helps boost PPP project implementation in Việt Nam
- ·VN attends 25th WEF on ASEAN
- ·Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
- ·Nation turns out for elections
- ·PM’s Russia visit to propel bilateral ties
- ·US completely lifts arms embargo on Việt Nam
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Việt Nam, Cambodia beef up defence ties