【bxh thụy sĩ 2】Bức tranh tài chính toàn cầu tháng 6 ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam?
Biến động dòng vốn từ một số thị trường chính. Ảnh: SSI |
Dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu toàn cầu tăng
Dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu toàn cầu
Theo SSI, trong tháng 6/2023, tâm lý đầu tư tiếp tục có sự cải thiện, dòng tiền bắt đầu giải ngân nhiều hơn vào các tài sản rủi ro.
Dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu toàn cầu vào ròng 26,5 tỷ USD trong tháng 6, tăng 5 lần so với tháng 5. Tính chung từ đầu năm đến nay, các quỹ cổ phiếu đã thu hút được 41 tỷ USD, đảo ngược từ việc rút ròng 14 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm 2022.
Quỹ trái phiếu duy trì cường độ vào ròng tháng thứ 6 liên tiếp, vào ròng 26 tỷ USD và tăng 15,7% so với tháng 5. Tính chung từ đầu năm đến nay, các quỹ trái phiếu đã thu hút được 179 tỷ USD.
Quỹ tiền tệ đảo chiều rút 14,6 tỷ USD, sau khi vào ròng lên tới 766 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm. Đây là yếu tố được xem là tích cực khi dòng tiền bắt đầu giải ngân sang các tài sản tài chính rủi ro khác.
Khảo sát mới nhất từ BofA cũng cho thấy, các nhà quản lý quỹ vẫn có sự thận trọng. Mặc dù tỷ trọng tiền mặt đã giảm (từ 5,6% trong tháng 5 xuống còn 5,1% tháng 6), đây vẫn còn là mức cao và việc phân bổ vẫn đang nghiêng nhiều về tính an toàn (trái phiếu hay cổ phiếu giá trị). Các rủi ro lớn đối với thị trường bao gồm FED chưa kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ và rủi ro suy thoái.
SSI nhận định, diễn biến tích cực của nhóm công nghệ giúp dòng tiền vào cổ phiếu tại các thị trường phát triển đảo chiều vào ròng, trong khi kỳ vọng kém tích cực của Trung Quốc khiến dòng tiền vào thị trường mới nổi chậm lại trong tháng 6.
Dòng vốn vào quỹ cổ phiếu thị trường phát triển (DM) vào ròng 19,1 tỷ USD trong tháng 6 - đảo chiều sau 4 tháng rút ròng liên tục. Cụ thể, nhờ quán tính từ nhóm công nghệ, dòng vốn giải ngân vào thị trường Mỹ lên đến 17,4 tỷ USD - gấp 87 lần so với tháng trước trong đó, các quỹ ETF vào ròng tới 33 tỷ USD.
Mặc dù thị trường Mỹ kỳ vọng có sự biến động mạnh trong nửa cuối năm nay, việc tận dụng các nhịp điều chỉnh để tích lũy cổ phiếu vẫn đang được khuyến nghị để đa dạng hóa danh mục. Kỳ vọng về trạng thái Goldilocks của nền kinh tế và đồng USD duy trì sức mạnh cũng là yếu tố cải thiện tâm lý đầu tư vào thị trường này.
Song song đó, dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi (EM) chậm lại khi chỉ vào ròng 7,4 tỷ USD trong tháng 6. Mặc dù dòng vốn vào EM duy trì tháng vào ròng thứ 11 liên tiếp, tốc độ giải ngân đã chậm lại do triển vọng kém tích cực của nền kinh tế Trung Quốc cũng như sự phân kỳ trong chính sách tiền tệ khiến đồng CNY yếu đi rõ rệt.
Khảo sát từ BofA cũng cho thấy kỳ vọng về tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm trở lại và do vậy dòng tiền chỉ vào ròng 5,5 tỷ USD trong tháng 6 (giảm một nửa so với tháng 5).
“Quan điểm của chúng tôi cho rằng dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu toàn cầu sẽ tiếp tục được giải ngân với tốc độ chậm trong tháng 7 nhờ quán tính tích cực cũng như dòng tiền chờ trên thị trường tiền tệ đang khá lớn. Thị trường cũng đã phản ánh phần nào việc FED sẽ tăng 1-2 lần lãi suất trong quý III và do vậy yếu tố này khó có thể khiến dòng tiền vào cổ phiếu gặp biến động mạnh” - SSI cho hay. |
Trái ngược, dòng tiền vào các thị trường mới nổi châu Á khác vẫn khá tích cực nhờ việc muốn phân bổ danh mục đầu tư từ các quỹ như Ấn Độ (1,4 tỷ USD), Việt Nam (17,8 triệu USD) hay Indonesia (5,1 triệu USD).
Nhìn chung, thị trường cổ phiếu toàn cầu vẫn đang ở trạng thái chuyển giao và chưa chính thức bước sang giai đoạn tăng trưởng, do vậy việc phân bổ dòng tiền sẽ có sự phân hóa đáng kể giữa các quỹ dựa trên mức độ chấp nhận rủi ro.
Tỷ suất lợi nhuận một số quỹ EFT tại Việt Nam. Ảnh: Bloomber, SSI Research |
Dòng tiền phụ thuộc nhiều vào tâm lý nhà đầu tư cá nhân
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, SSI cho biết, dòng tiền đầu tư vào các quỹ ETF đã đảo chiều nhẹ với việc yếu tố tích cực lan tỏa đến từ cả nhóm ETF nội và ngoại.
Trong đó, dòng vốn ETF vào thị trường Việt Nam đảo chiều vào ròng nhẹ 257 tỷ đồng trong tháng 6 và đưa tổng tiền giải ngân trong nửa đầu năm lên đến 5,84 nghìn tỷ đồng.
Nhóm quỹ ETF nội đã thu hẹp tốc độ rút ròng xuống chỉ còn 95,4 tỷ đồng trong tháng 6 nhờ sự đóng góp từ VNDiamond và VN Finlead. Trong khi VNDiamond thu hút được 155,5 tỷ đồng từ thị trường chứng khoán Thái Lan (chủ yếu trong 2 tuần giữa tháng 6), dòng tiền giải ngân vào VNFinlead đều đặn hơn (vào ròng 32,5 tỷ đồng) nhờ tỷ suất lợi nhuận vượt trội mà chỉ số này đem lại.
Ngược lại, dòng tiền vẫn rút ròng khá lớn ở các ETF mô phỏng chỉ số VN30 như VFM VN30 (-275 tỷ) hay KIM VN30 (-7,3 tỷ) và MAFM VN30 (-3,8 tỷ).
Đối với nhóm ETF ngoại, rút ròng được ghi nhận ở Fubon ETF (-23 tỷ đồng) lần đầu tiên kể từ tháng 8/2021, một phần do diễn biến không vượt trội trên thị trường Đài Loan. Ngược lại, dòng tiền vào ròng khá mạnh ở Vaneck (279 tỷ đồng) hay FTSE Vietnam (170,7 tỷ).
SSI cho rằng, xu hướng dòng tiền của các quỹ ETF phụ thuộc khá nhiều vào tâm lý của nhà đầu tư cá nhân đối với các ETF này và trong quá khứ, dòng tiền sẽ chỉ vào mạnh khi thị trường có nhịp điều chỉnh mạnh hoặc thị trường xác nhận xu hướng tăng rõ rệt. Nếu so sánh bối cảnh trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc hay Nhật Bản, VNIndex đang có mức tăng trưởng không quá hấp dẫn tính đến hiện tại, nên việc hút thêm dòng vốn ngoại mới vào thị trường ETF là tương đối thách thức.
Giao dịch thận trọng từ các quỹ chủ động nhưng tín hiệu đang nghiêng nhiều về dòng tiền đang chờ giải ngân hơn là rút ròng ra khỏi thị trường.
Dòng vốn từ các quỹ chủ động giao dịch thận trọng xuyên suốt tháng 6, đảo chiều rút ròng nhẹ 33,6 tỷ đồng. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, các quỹ chủ động đã vào ròng 3,56 nghìn tỷ đồng, tập trung vào 2 tháng đầu năm.
Cường độ rút ròng thận trọng hơn so với các quỹ ETF, cho thấy các quỹ chủ động vẫn đang có cái nhìn tích cực và duy trì tỷ trọng nhất định đối với thị trường Việt Nam.
Khối ngoại thu hẹp bán ròng 389 tỷ đồng trong tháng 6 và tính chung trong 6 tháng, khối ngoại duy trì mua ròng 1.687 tỷ đồng (3,2 nghìn tỷ nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận đột biến).
Việc mua ròng trong tháng 6 tập trung chủ yếu trong 2 tuần giữa tháng, trong đó đóng góp đáng kể từ nhịp mua từ nhóm quỹ VNDiamond ETF trong khi yếu tố mùa vụ đã phần nào tác động tới giao dịch khối ngoại trong tuần cuối cùng của tháng 6. Tỷ trọng giao dịch khối ngoại có sự cải thiện nhẹ trong tháng 6 (lên 6,8%, từ mức 6,5% giá trị giao dịch trên thị trường).
“Về mặt tích cực, TTCK Việt Nam hiện tại đang ở giai đoạn chuyển giao và phần lớn khó khăn của nền kinh tế trong nửa cuối năm 2022 cũng đã được TTCK phản ánh sớm là yếu tố tích cực cho dòng tiền. Ngược lại, sự phân kỳ trong chính sách tiền tệ có thể tạo ra áp lực rút ròng từ các quỹ, đặc biệt trong trường hợp tỷ giá có những biến động mạnh. Bên cạnh đó, cơ cấu nhóm ngành trên TTCK Việt Nam hiện không quá đa dạng để giúp dòng vốn có thể tìm đến như lựa chọn hàng đầu trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư”, phía SSI phân tích. |
(责任编辑:La liga)
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·DSN sắp tạm ứng cổ tức 36%
- ·Một doanh nghiệp bị phạt vì công bố thông tin sai
- ·SRC: Lợi nhuận quý III/2016 giảm 40% so với cùng kỳ
- ·Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Nữ sinh Việt Nam đạt giải nhất viết thư Quốc tế UPU
- ·Hai CTCK Việt Nam và Indonesia ký hợp tác song phương
- ·Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Hải quan sửa đổi
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Ukraine bác việc Nga giành ưu thế ở Chasiv Yar, Mỹ thêm viện trợ cho Kiev
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·9 tháng, VNM lãi hơn 9.000 tỷ đồng
- ·Ngành Hải quan đã thực hiện luân chuyển 1.532 vị trí công tác
- ·Chứng khoán 16/9: ETF dìm nhiều cổ phiếu xuống giá sàn
- ·Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- ·Chứng khoán tuần: Tháng 9 khó bình yên?
- ·Nhiều người giàu muốn rời khỏi Mỹ sau bầu cử tổng thống Mỹ 2024
- ·Tỷ lệ huy động thành công trái phiếu chính phủ giảm mạnh
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Lãi trước thuế của TCBS đạt trên 550 tỷ đồng qua 9 tháng