【tỉ số na uy】Chứng khoán tuần: Tháng 9 khó bình yên?
Vùng trống thông tin
Mặc dù là tháng áp chót của mùa kết quả kinh doanh quý 3 nhưng thực ra tháng 9 hiếm khi tạo được kỳ vọng gì đặc biệt. Thống kê trong quá khứ cho thấy các tháng 9 giao dịch kém sôi động. Tính theo VN-Index thì từ năm 2010 đến nay (bỏ qua các biến động của khủng hoảng tài chính),ứngkhoántuầnThángkhóbìnhyêtỉ số na uy chỉ số tháng 9 có 4 lần giảm 2 lần tăng và thanh khoản nhìn chung là giảm so với mức trung bình.
Nguyên nhân của tình trạng này, trừ các yếu tố quá đặc biệt như những cú sốc thông tin, thị trường không có nhiều động lực trong tháng 9. Kết quả kinh doanh thì chưa tới, thường các kỳ vọng chỉ bắt đầu được quan tâm từ đầu tháng 10. Thị trường cũng đã trải qua 7 tháng tăng cực kỳ tốt đầu năm nay. Chỉ có năm 2009 VN-Index mới đạt được chuỗi tháng tăng liên tục ấn tượng tương tự.
Cũng cần nhìn lại năm 2009, đó là thời điểm các giải pháp nới lỏng tiền tệ chống đỡ khủng hoảng tài chính 2008 được cả thế giới ưa chuộng. Các quốc gia, ngân hàng trung ương thi nhau tung ra các gói kích thích kinh tế, Việt Nam thì gọi là “hỗ trợ lãi suất”. Thị trường chứng khoán hưởng lợi là điều đương nhiên.
8 tháng đầu năm 2016 rõ ràng là không có tình thế tương tự. Tuy nhiên mức tăng tối đa trên 32% của VN-Index là rất ấn tượng. Nếu tính theo các sóng tăng trung hạn (sóng cấp 2) thì 8 tháng đầu năm nay là một trong 3 con sóng lớn nhất kể từ năm 2009.
Cũng có nhiều yếu tố khá đặc thù dẫn đến mức tăng trưởng mạnh nói trên. Từ chỗ kỳ vọng đơn thuần như thông lệ về kết quả kinh doanh tốt, thị trường được hỗ trợ nối tiếp bằng “Sóng Obama”, rồi khi sóng này nhạt đi thì bất ngờ cú sốc Brexit nổ ra tạo hiệu ứng ngược trên toàn thế giới. Đến lúc này, các hiệu ứng đó gần như bị lãng quên. Để tạo động lực mới cho thị trường tăng cao, có lẽ cần phải có thêm một cú sốc tích cực nào nữa để kích thích trở lại tâm lý đang chai sạn dần.
Khối ngoại và lãi suất: Ẩn số tháng 9
Trong khi chờ đợi một cú sốc tích cực thì lúc này, khả năng xảy ra cú sốc tiêu cực có vẻ lại hiện thực hơn. Trước mắt sẽ là rủi ro biến động lãi suất của FED giữa tháng 9.
Rất khó để biết liệu FED sẽ tăng lãi suất vào tháng 9 hay tháng 12. Nếu căn cứ vào tình hình giao dịch của Hợp đồng tương lai lãi suất FED tháng 9 thì dường như thị trường đang đặt cược vào khả năng lãi suất sẽ tăng từ 0,25% đến 0,5%, khi gần 80% nhà đầu tư suy nghĩ như vậy. Dĩ nhiên thị trường cũng có nhiều lúc sai, nhưng ít nhất là những gì đang diễn ra của thị trường chứng khoán Mỹ cũng cho thấy một khoảng lặng chờ đợi điều mà thị trường nghĩ rằng sẽ xảy ra.
Lãi suất USD có tăng thì mức độ ảnh hưởng cũng không có gì là nghiêm trọng. Tuy nhiên xét từ yếu tố thị trường, đó là một điểm trừ cho khả năng tăng trưởng cao hơn của thị trường chứng khoán. Sẽ chẳng có sự suy sụp nào cả, thị trường đã chuẩn bị cho điều đó, nhưng cũng không có lý do nào tốt để tăng. Vì thế rủi ro thị trường điều chỉnh giảm khi FED tăng lãi suất là cao hơn triển vọng bứt phá mới.
Một điểm trừ nữa lúc này là nhà đầu tư nước ngoài hành động rất lạ. Các quỹ ETF không biến động vốn đủ lớn để dẫn tới các giao dịch bán ra mạnh mẽ như từng thấy trong tháng 8 vừa rồi. Đó có thể là dòng vốn mới, thông qua nhiều kênh như các quỹ mới, P-Notes (Participatory Notes) - một dạng công cụ tài chính phái sinh được phát hành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài.
Dù là dòng tiền vào trước đó bằng cách nào thì hiện cũng đang chảy ra. Tháng 8 ghi nhận mức rút vốn 1.521,9 tỷ đồng chỉ riêng với các giao dịch khớp lệnh của sàn HSX. Trong 4 năm qua chưa có tháng 8 nào thị trường chịu một áp lực rút vốn lớn như vậy cả. Chỉ riêng các cổ phiếu trong rổ HSX30, quy mô rút vốn ròng là 2.025 tỷ đồng.
Khó để định lượng con số này lớn đến mức nào, nhưng chỉ cần so sánh: 7 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài tại rổ HSX30 chưa kể thỏa thuận là 1.300,2 tỷ đồng. Chỉ riêng tháng 8 đã bị rút 2.025 tỷ đồng. Như vậy bao nhiêu vốn liếng tích cóp được đều đi tong, thậm chí có thể “đi” luôn cả dòng vốn đầu tư có từ trước.
Luôn có suy nghĩ rằng vốn này ra thì có vốn khác vào, nhưng các con số không bao giờ nói dối. Mức bán ròng xuất hiện nghĩa là vốn ra nhiều hơn vốn vào thị trường cổ phiếu, bất kể vốn đó có chuyển vào đâu đi chăng nữa.
Hoạt động bán ra ròng này có thể là do chốt lời thuần túy, có thể là do P-note phản ứng sớm với khả năng FED tăng lãi suất. Dù điều gì đi nữa thì cũng là biểu hiện của sự hài lòng và giảm kỳ vọng vào thị trường lúc này. Chỉ tính riêng quỹ ETF VNM, từ đầu năm 2016 đến nay đã bị rút vốn ròng khoảng 32,38 triệu USD. Trong 6 năm qua, đây là mức rút vốn ròng duy nhất trong 8 tháng.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 1/9 | Giá đóng cửa ngày 26/8 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 1/9 | Giá đóng cửa ngày 26/8 | Mức tăng (%) |
TNT | 10.6 | 14.9 | -28.86 | CYC | 4 | 3.2 | 25 |
ATA | 1.7 | 2.2 | -22.73 | JVC | 3.5 | 2.9 | 20.69 |
STG | 19.9 | 23.9 | -16.74 | TTF | 12.5 | 10.4 | 20.19 |
STT | 9.1 | 10.6 | -14.15 | SCD | 46.7 | 39 | 19.74 |
DTA | 3.2 | 3.7 | -13.51 | ST8 | 30.6 | 26.5 | 15.47 |
PPI | 3.5 | 4 | -12.5 | TAC | 67.5 | 59 | 14.41 |
HU1 | 5.8 | 6.6 | -12.12 | VMD | 34 | 30 | 13.33 |
DAT | 14 | 15.9 | -11.95 | SJS | 26.8 | 23.7 | 13.08 |
CMT | 9.7 | 11 | -11.82 | DMC | 96 | 85 | 12.94 |
LCM | 1.5 | 1.7 | -11.76 | HU3 | 9.9 | 8.8 | 12.5 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 1/9 | Giá đóng cửa ngày 26/8 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 1/9 | Giá đóng cửa ngày 26/8 | Mức tăng (%) |
HLD | 12.1 | 14.3 | -15.38 | QNC | 6.5 | 5 | 30 |
VE2 | 13.4 | 15.8 | -15.19 | CMI | 10.3 | 8 | 28.75 |
KSK | 1.3 | 1.5 | -13.33 | BLF | 4.6 | 3.6 | 27.78 |
SDP | 5 | 5.6 | -10.71 | ALV | 5.7 | 4.6 | 23.91 |
L18 | 9.9 | 11 | -10 | CTA | 2.2 | 1.8 | 22.22 |
HBE | 4.5 | 5 | -10 | SEB | 34.1 | 28 | 21.79 |
V21 | 5.4 | 6 | -10 | SCJ | 7.7 | 6.4 | 20.31 |
TH1 | 18.5 | 20.5 | -9.76 | KTT | 6 | 5 | 20 |
TJC | 8.5 | 9.4 | -9.57 | SHN | 12.3 | 10.3 | 19.42 |
DID | 3.8 | 4.2 | -9.52 | NST | 9.1 | 7.8 | 16.67 |
Đảo danh mục tháng 9, nhiều mã lớn bị xả
Sự kiện bất lợi gần nhất trong vòng 2 tuần nữa là hoạt động đảo danh mục của các quỹ ETF. Hôm qua, quỹ FTSE đã thông báo sẽ đưa thêm vào danh mục VNM và HSG. Các phân tích khác dự báo quỹ VNM cũng làm tương tự. Đây lại là điều bất lợi không nhỏ.
Về phương diện cổ phiếu cụ thể, VNM, HSG sẽ được hưởng lợi lớn nhất do được mua thêm nhiều. Quỹ FTSE dự kiến mua hơn 7,8 triệu cổ phiếu, quỹ VNM nếu có mua cũng là gần 4,4 triệu cổ phiếu. Vấn đề là tỷ trọng phân bổ vốn cho thị trường Việt Nam vẫn không đổi, tức là để mua những cổ phiếu thêm mới, các quỹ sẽ phải bán đi các cổ phiếu khác.
Các phân tích dự báo từ phía các công ty chứng khoán đều chỉ ra rằng những blue-chips khác sẽ bị bán ra rất lớn trong đợt tái cân bằng tháng 9 này. VN-Index tuy được VNM kéo lên – trong trường hợp giá tăng – nhưng cũng sẽ bị hàng loạt cổ phiếu khác kéo xuống. HPG, MSN, VCB, SSI… và hàng chục cổ phiếu lớn khác sẽ bị giảm tỷ trọng đầu tư để chừa chỗ cho VNM.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
22.8.2016 | 2,378.3 | 195.1 | 297.7 |
23.8.2016 | 2,302.9 | 164.4 | 335.8 |
24.8.2016 | 2,570.4 | 113.5 | 243.0 |
25.8.2016 | 2,526.8 | 131.8 | 201.1 |
26.8.2016 | 2,776.1 | 129.6 | 207.0 |
29.8.2016 | 3,204.3 | 314.2 | 266.9 |
30.8.2016 | 2,556.3 | 293.6 | 384.0 |
31.8.2016 | 2,864.5 | 445.4 | 465.5 |
1.9.2016 | 2,814.3 | 408.0 | 577.8 |
Trọng Nghĩa
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Quảng Nam: Đi rừng tìm thấy cây nấm khủng 70kg, đại gia trả giá 60 triệu chưa bán
- ·Những món ăn độc lạ mà không phải ai cũng biết ở Jeju – Hàn Quốc
- ·EVN: Lượng điện tiêu thụ vượt đỉnh, lập kỷ lục mới
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Warren Buffett làm gì để con ngoài 20 tuổi mới biết nhà mình giàu?
- ·Lộ diện 4 ‘trai xinh gái đẹp’ Việt tài giỏi lọt top doanh nhân dưới 30 tuổi của Forbes
- ·Có gì mới trên mẫu xe nhà Toyota thách thức Ford Explorer
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Doanh nghiệp KH&CN được ‘cởi trói’ nhờ Nghị định 13
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·2 tỷ phú Jeff Bezos và Mark Zuckerberg: Người chiến thắng và kẻ thua cuộc lớn nhất năm 2018
- ·Công ty nợ nghìn tỉ Vicem xin bán 'nhà' chính 31 tầng ở khu đất vàng
- ·Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên: Cần có cách nhìn nhận khác về dầu khí!
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Thanh toán điện tử: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- ·Loạt ô tô giá rẻ từ 320 triệu đồng của Suzuki đổ về Việt Nam
- ·Tập đoàn FLC muốn xây đại học đầu tiên theo mô hình “đô thị đại học” tại Quảng Ninh
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Cơn sốt hàng Thái Lan: Thật – giả lẫn lộn