【kèo manchester city】Đổi mới theo "luật chơi" quốc tế, ứng phó biến động trong xuất khẩu
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài |
Hội thảo do Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (VCCI) phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên và VietinBank tổ chức vào ngày 15/11/2024 tại Hưng Yên. |
Tại hội thảo “Đẩy mạnh xuất nhập khẩu - Giải pháp nào cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa?”, bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong những tháng cuối năm 2024, hoạt động xuất khẩu vẫn có những thuận lợi và thách thức đan xem.
Về thách thức, đó là diễn biến địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là căng thẳng địa chính trị và xung đột vũ trang ở châu Âu và Trung Đông; thiên tai, biến đổi khí hậu tiếp tục tác động nặng nề...
Nhưng theo các doanh nghiệp, những tháng qua, với đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, kinh tế xã hội nước ta vẫn có những thành tựu phát triển, nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.
Nên đứng trước khó khăn, ông Lâm Đức Thuấn, Phó trưởng Ban, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên đề nghị các doanh nghiệp phải thật sự nắm bắt được thời cơ, phải có những giải pháp đổi mới sáng tạo, có hướng đi đúng đắn, thiết thực để tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thông tin cụ thể, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần xây dựng định hướng, kế hoạch kinh doanh dài hạn, chú trọng đến cạnh tranh trong bối cảnh mở cửa thị trường.
Cùng với đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tận dụng các hỗ trợ của Nhà nước; tìm hiểu, tận dụng các FTA để mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu; đầu tư nâng cao nhân lực, ứng dụng công nghệ số...
Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần chủ động phương án dự phòng, khắc phục những sự cố, rủi ro, biến động trên thị trường; cảnh giác với các hành vi gian lận, lừa đảo trong thương mại quốc tế...
Trái cây tươi được lưu bãi tại cảng Chu Lai trước khi xuất khẩu. Ảnh: ST |
Tương tự, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đề nghị, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu các quy định mới ở các thị trường và đề ra kế hoạch ứng phó.
Các doanh nghiệp đề nghị cơ quan quản lý có những giải pháp hỗ trợ phù hợp với các cam kết quốc tế cho doanh nghiệp, cũng như xây dựng các chương trình, sáng kiến giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Đồng thời nghiên cứu các giải pháp điều chỉnh các quy định có tính thích ứng với các xu hướng mới; hoàn thiện các quy định pháp luật theo các "luật chơi" quốc tế trong các lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... |
Hơn nữa, doanh nghiệp nên nghiên cứu, triển khai các mô hình kinh doanh mới (kinh tế tuần hoàn, kinh tế số...), cũng như tăng cường chia sẻ kinh nghiệm thích ứng với các xu hướng, quy định mới về phát triển xanh, bảo vệ môi trường... tại các thị trường lớn.
Cũng về vấn đề này, ông Ngô Khắc Lễ, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) khuyến nghị các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần sử dụng dịch vụ kho bãi linh hoạt, áp dụng các kho ngoại quan, kho chung để giảm chi phí lưu trữ và tăng tốc độ xử lý hàng hóa...
Bên cạnh đó, ông Lễ cho rằng, các doanh nghiệp cần tối ưu hóa lộ trình và phương thức vận tải thông qua kết hợp đa phương thức vận tải (đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt) để tối ưu chi phí và thời gian vận chuyển.
Mặt khác, các doanh nghiệp cần chú trọng quản lý rủi ro chuỗi cung ứng, thiết lập kế hoạch dự phòng nhằm giảm thiểu rủi ro khi gặp các sự cố bất ngờ như biến động giá dầu, thiên tai...
Kết hợp với các doanh nghiệp trong sử dụng dịch vụ logistics và hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng để tận dụng lợi thế nhờ quy mô; tạo sức mạnh của mạng lưới chủ hàng (buyer’s power)...
Ngoài ra, tại hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng, doanh nghiệp cần tìm kiếm các giải pháp về tài chính dành riêng cho hoạt động xuất nhập khẩu như các gói tín dụng ưu đãi bằng cả nội tệ và ngoại tệ, hoặc các chính sách ứng phó với biến đông tỷ giá...
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bị chủ đầu tư đột ngột dừng hỗ trợ, cư dân chung cư Carina gửi đơn cầu cứu
- ·Cây đào hơn 100 tuổi thế bạt phong chinh phục bao người thành Vinh
- ·Cha mẹ ơi, xuân này con đã trở về!
- ·Quỹ đầu tư sẽ lấy lại hình ảnh
- ·Bộ GTVT chỉ ra những tồn tại của đường sắt Cát Linh – Hà Đông
- ·Huỷ niêm yết cổ phiếu MKP
- ·Thủy sản Fukushima
- ·Ăn buffet hải sản đút túi 10kg mang về, khổ chủ đặt bàn tiệc lên tiếng
- ·Phó Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống rửa tiền
- ·Tổ máy số 4 Thủy điện Trung Sơn hòa lưới điện quốc gia
- ·Bamboo Airways bảo trợ vận chuyển hàng không cho cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2021
- ·Thụy Sỹ hỗ trợ khởi động dự án thương mại sinh học
- ·Công bố kết quả thi THPT quốc gia vào ngày 7/7/2017
- ·Sửa Luật thuế TNCN: Đảm bảo phù hợp với tăng trưởng CPI và GDP
- ·Nắng nóng ‘kinh hoàng’, EVN khuyên người dân nên làm điều này với điều hòa
- ·Không kiểm tra chuyên ngành chồng chéo đối với một mặt hàng
- ·Hà Tĩnh: Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi lợn nái
- ·Ra mắt Câu lạc bộ các nhà khoa học Việt Nam đầu tiên tại Australia
- ·Thủ tướng mong muốn chuyên gia kinh tế từng là Phó thủ tướng Đức chia sẻ về khởi nghiệp
- ·Vinh danh 30 tập thể, cá nhân tại “Vinh quang Việt Nam – Dấu ấn 30 năm đổi mới”