【bxh la liga 2】Tăng lương người lao động, sao Chính phủ vẫn chần chừ ?
Vừa qua,ănglươngngườilaođộngsaoChínhphủvẫnchầnchừbxh la liga 2 Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã đề xuất phương án tăng lương cho người lao động.
Tăng lương cho công nhân thì sức hút "nhân công giá rẻ" của Việt Nam sẽ giảm...
Trả lời câu hỏi của các nhà báo về ý của Chính phủ về vấn đề này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam phân tích, tiền lương có 2 phần: Một phần là lương công chức, viên chức, người có công, các đối tượng cần trợ giúp... và một phần là lương của người lao động tại doanh nghiệp (DN).
Hiện nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động đang trình phương án điều chỉnh lương của DN. Vấn đề lương của DN có hai mặt, là bao giờ chúng ta cũng muốn người lao động hưởng lương cao nhưng nếu cao quá thì sức hút đầu tư sẽ giảm đi. Chúng ta thường nói chúng ta có nhiều lợi thế thu hút đầu tư trong đó có lợi thế là người VN cần cù, sáng tạo và lương thấp. Vì vậy, điều chỉnh thì phải rất cân đối, hài hòa.
"Tinh thần thì cũng dễ tính, tức là tốc độ tăng trưởng kinh tế, ví dụ 5-6%, cùng với lạm phát, ví dụ khoảng 7%, cộng lại khoảng 12%, rồi cộng theo đà phát triển lên tiếp khoảng 2-3% nữa, thì bình thường các phương án mà các Bộ, ngành và Tổng Liên đoàn đang tính là đề nghị mức lương tối thiểu tăng khoảng 14-15%… Các cơ quan, bộ, ngành đang tính toán, trình Chính phủ.
Nhân đây, chúng tôi nói thêm sức ép về ngân sách rất lớn. Các bạn hình dung nếu ngân sách thu 100 đồng thì phần dành cho trả nợ, nói số tròn, khoảng 15%; một phần dành cho đầu tư phát triển, trước đây mình đầu tư nhiều, thậm chí lên đến 40%, nhưng gần đây đã giảm xuống, năm ngoái còn khoảng 20%, cộng lại là 35%; còn lại là 65% là chi thường xuyên trong đó khoảng một nửa là chi cho lương, cho công chức, viên chức, những người chưa phải là công chức nhưng hưởng các định suất lương ở địa phương, chi cho người có công… Bức tranh tổng thể về lương là như vậy.
Tôi cũng xin nói rằng có sức ép rất lớn về tăng lương cao, đối với DN cần cân đối nếu tăng lương cao quá thì sẽ không còn sức cạnh tranh, còn khu vực lương dùng ngân sách nếu tăng cao thì ngân sách không có vì chi thường xuyên chiếm 65% tổng chi, tôi nói số tròn, trong đó hơn một nửa là chi cho lương. Nếu các bạn muốn làm rõ thêm thì tôi nhớ không nhầm, trong đó chi cho lương công chức, viên chức từ cấp huyện trở lên, số tròn là 9%, cho đội ngũ sự nghiệp (giáo viên, y tế) là trên 35%, lực lượng vũ trang khoảng 25% còn lại là người có công, đối tượng là cán bộ xã, cán bộ không phải là biên chế nhưng được hưởng định suất lương khoảng 6,5%" - Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay.
Thanh Thủy
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hoa Kỳ cảnh báo: Chất bổ sung tăng cường trí não có thể gây ra trầm cảm và lo lắng
- ·Choáng ngợp biệt thự siêu sang nội thất dát gỗ nghìn tỷ
- ·Mặc sức trục lợi 'đất vàng'
- ·Yêu cầu Thanh tra Chính phủ ý kiến về dự án The Diamond Park
- ·'Ông lớn' Đất Xanh bị truy thu thuế hơn 3 tỷ đồng
- ·Chấn chỉnh biển quảng cáo tiếng ngoại át tiếng Việt
- ·Những khu đất vàng trước nguy cơ bị Đà Nẵng thu hồi
- ·Lại rộ mất tiền vì mua hàng giá rẻ trên mạng xã hội
- ·Nhập lậu bánh ngọt từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ
- ·10 loại cây hút tài, đuổi tà 'cực chất' trong tháng cô hồn, gia chủ yên tâm hưởng phúc
- ·Làm rõ nguồn gốc và chủ nhân lô hàng giá trị lớn tại Sân bay Nội Bài
- ·Sức hút lớn của ‘ngôi nhà thứ hai’ tại Quy Nhơn
- ·5 loại cây trồng trước nhà đem may mắn, tài lộc vào ầm ầm
- ·Cơ hội đầu tư ‘căn hộ khách sạn’ ven hồ Tây với 1,8 tỷ đồng
- ·Hà Nội phát hiện cơ sở kinh doanh vật tư y tế phòng chống dịch Covid
- ·Nghị trường Đức “nổi sóng” về vấn đề bù đắp thiếu hụt ngân sách
- ·Yếu tố định hình tương lai quan hệ ASEAN
- ·Nhà 'tý hon' trong hẻm hướng nào cũng thông thoáng đẹp bất ngờ
- ·Nguy hại từ hộp cơm cắm điện bằng nhựa kém chất lượng
- ·Người nghèo ở Đức Bình Đông hiến đất xây trường