【thứ hạng của raków częstochowa】Rình rập nguy cơ khủng hoảng tài chính
Nguy cơ khủng hoảng ngân hàng mới rình rập “Bóng ma” suy thoái kinh tế rình rập Nguy cơ Chính phủ Mỹ đóng cửa vẫn rình rập |
Nợ công níu bước tăng trưởng kinh tế. |
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, IMF dường như đã nới lỏng hơn trong các vấn đề chính sách tài khóa. Dù vậy, mọi thứ đang dần thay đổi và IMF cũng thế. Bà Gita Gopinath, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất IMF, đã kêu gọi các quốc gia “tập trung vào đổi mới và thiết lập tư duy về chính sách tài khóa”.
Nợ công đã đạt mức cao so với các tiêu chuẩn trước đây. Biểu đồ cập nhật của IMF cho thấy tỷ lệ nợ công trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia có thu nhập cao ở mức 112% trong năm 2023, giảm so với mức đỉnh gần đây nhất là 124% được ghi nhận hồi năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ nợ ở các nền kinh tế mới nổi đã tăng kỷ lục, lên tới 69% GDP. Mức đỉnh của năm 2020 ngang bằng với mức đỉnh trước đó đạt được vào năm 1946. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mức đỉnh của năm 1946 xảy ra vào thời điểm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, còn mức đỉnh của năm 2020 xảy ra trong thời bình. Điều này khiến các chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi liệu thảm họa nợ công có đang rình rập kinh tế thế giới hay không? Và nếu có, liệu sẽ xảy ra kịch bản vỡ nợ, lạm phát, đàn áp tài chính (cố gắng giữ nợ ở mức rẻ) hoặc sự kết hợp của cả ba hay không?
Theo cựu chuyên gia kinh tế trưởng của IMF hiện làm việc tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington DC, Olivier Blanchard, các yếu tố quyết định bao gồm: Mối quan hệ giữa lãi suất vay và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; tỷ lệ thâm hụt tài chính cơ bản (thâm hụt trước khi trả lãi vay)/GDP. Đối với yếu tố thứ hai, điểm quan trọng nhất là nợ không được tăng vọt. Tỷ lệ nợ khi đứng một mình không thể phản ánh sự bền vững hoặc không bền vững. Tuy nhiên, trên cơ sở thực nghiệm hoặc lý thuyết, tỷ lệ nợ ban đầu càng cao và tốc độ tăng trưởng càng nhanh thì khoản nợ đó càng kém bền vững.
Chuyên gia Blanchard lập luận rằng “các nền kinh tế tiên tiến có thể duy trì tỷ lệ nợ cao hơn, miễn là nợ không ‘vỡ’”. Tuy nhiên, có khả năng lãi suất tăng sẽ khiến mức nợ tăng. Nếu vậy, nợ có thể sẽ “vỡ”. Nếu muốn duy trì tỷ lệ nợ ổn định thì tốc độ tăng trưởng kinh tế phải ngang bằng với lãi suất trung bình. Nếu khoảng cách giữa lãi suất và tốc độ tăng trưởng càng lớn (lãi suất tăng vượt tốc độ tăng trưởng), thì thặng dư tài chính cơ bản sẽ càng lớn và ngược lại. Dự báo của IMF cho giai đoạn 2024-2028 đưa ra mức tăng trưởng thực tế trung bình là 1,9% ở Mỹ, 1,8% ở Canada, 1,6% ở Anh và Pháp, 1,4% ở Đức, 0,9% ở Italy và 0,6% ở Nhật Bản. Đây là mức thấp rõ ràng so với môi trường lãi suất thực tế ngày nay.
Theo các nhà phân tích, nếu muốn tránh rủi ro bùng nổ nợ mà không phải sử dụng các biện pháp gây lạm phát hoặc áp chế tài chính bất ngờ, Chính phủ các nước sẽ cần phải thắt chặt các chính sách tài khóa mà cho đến nay hầu hết vẫn ở mức siêu lỏng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bút chiến giữa thời bình (Bài 2)
- ·Sớm ban hành tiêu chí xác định sản phẩm sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải
- ·Thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công
- ·Sử dụng tài sản công sai quy định có thể bị phạt tới 100 triệu đồng
- ·Chuẩn bị cưới, người cũ báo tin có thai
- ·Cần Thơ: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đạt thấp
- ·Cao Bằng: Xe khách giường nằm gặp nạn, hàng chục người thương vong
- ·Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị ASSA lần thứ 35 vào tháng 9
- ·Vợ biết chồng ngoại tình vẫn không dám ghen
- ·Quyết tâm làm trong sạch đảng: Mệnh lệnh từ cuộc sống
- ·Mùa hè nhớ em
- ·Lột mặt ‘ông trùm’, lộ đường dây chế tạo, mua bán cả 'kho' súng
- ·Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn được phép nhập khẩu nhãn của Việt Nam
- ·Bộ Tài chính: Cải cách mạnh thể chế hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
- ·Viện Kiểm sát nhân dân 2 cấp tỉnh đạt và vượt các chỉ tiêu nhiệm vụ
- ·Việt Nam hấp dẫn cộng đồng doanh nghiệp vùng Sicilia của Italy
- ·Thủ phạm giết 5 người ở quận Bình Tân lĩnh án tử hình
- ·Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị ASSA lần thứ 35 vào tháng 9
- ·Xót lòng cảnh ông bà già nuôi 2 con tâm thần
- ·Xử lý nghiêm để làm gương