【nhận định monza】Xử lý nợ xấu: Minh bạch và cho phép phá sản ngân hàng
ADB: Tiến độ tái cơ cấu ngân hàng rất hạn chế
Với mục tiêu trao đổi kinh nghiệm giữa các quốc gia,ửlýnợxấuMinhbạchvàchophépphásảnngânhànhận định monza giữa các nhà hoạch định chính sách với các chuyên gia trong nước và quốc tế về xử lý nợ xấu, các chuyên gia tham gia hội thảo đã tập trung thảo luận về Nghị quyết 42/2017/QH14 nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của hệ thống tổ chức tín dụng và phát triển thị trường mua bán nợ như mở rộng phạm vi đối tượng mua, bán nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp, mua và bán nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất…
Theo các chuyên gia, chủ đề nợ xấu có một sự cộng hưởng đặc biệt tại Việt Nam, đặc biệt kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và bắt đầu có áp lực về chất lượng tài sản xấu.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy tiến trình xử lý nợ xấu, tuy nhiên Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố ngày 26/9 nhận định, tiến độ đạt được trong tái cơ cấu ngân hàng và giải quyết nợ xấu rất hạn chế. Mặc dù tỉ lệ nợ xấu được xác định là 2,6% tổng dư nợ tại thời điểm cuối tháng 3/2017, song tổng nợ xấu – bao gồm cả nợ xấu được báo cáo, nợ xấu chưa xử lý do VAMC quản lý và nợ được phân loại có rủi ro trở thành nợ xấu – ước tính lên đến 10,1% tổng dư nợ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2017 không có một trường hợp sát nhập hay mua lại ngân hàng nào được thực hiện mặc dù Chính phủ có kế hoạch tiếp tục củng cố hệ thống ngân hàng.
Theo kinh nghiệm quốc tế, các vấn đề liên quan đến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về chất lượng tài sản thường không được giải quyết sớm. Bị bỏ qua như vậy, nợ xấu thường có xu hướng tiếp tục phát triển, thiệt hại về tài chính tăng và năng lực của hệ thống tài chính đối với nền kinh tế bị tổn hại. Ngoài ra, các khoản lỗ ngoài sổ sách có thể khiến các ngân hàng hạn chế cho vay để khôi phục vốn, tạo ra một vòng lặp tiêu cực giữa hiệu suất của khu vực tài chính và hoạt động kinh tế thực.
Nhóm WB khẳng định hỗ trợ Việt Nam xử lý nợ xấu
Những kinh nghiệm quốc tế từ Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ấn Độ, Malaysia… chia sẻ tại hội thảo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập các điều kiện tiên quyết phù hợp để công nhận, quản lý và giải quyết kịp thời các khoản nợ xấu. Trong đó, điều kiện cốt lõi là sự minh bạch thực sự về tài sản xấu của các tổ chức tài chính, kèm theo đó là quy chế phân loại nợ và trích lập dự phòng. Đồng thời, phải có một quy trình phá sản mạnh mẽ để quản lý hiệu quả và giải quyết các cổ phiếu của các khoản nợ xấu.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế cho các chủ nợ thực hiện yêu cầu của họ theo cách có thể dự đoán trước, kịp thời và minh bạch, đồng thời bảo vệ và tối đa hóa giá trị cho tất cả các bên liên quan. Điều này đòi hỏi phải có bộ công cụ xử lý toàn diện, từ việc khôi phục đến thanh lý có hiệu quả (đối với các trường hợp không thể khôi phục). Tất nhiên, cần một cơ chế tổ chức có hiệu quả, vì thủ tục tòa án chậm có thể làm vô hiệu hóa một quy trình phá sản tốt.
Các nhà hoạch định chính sách cũng đã tìm hiểu kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ấn Độ và Malaysia về xử lý nợ xấu và các bài học rút ra trong vấn đề quản trị và quản lý rủi ro.
Hội thảo cũng phân tích góc nhìn của khu vực tư nhân về một số sáng kiến của NHNN nhằm đa dạng hóa các phương án xử lý nợ xấu thông qua việc phát triển các thị trường cho tài sản chờ xử lý nợ, bao gồm việc bán nợ xấu cho các nhà đầu tư.
Theo Tiến sĩ Jennifer Isern, Giám đốc Khối Tư vấn Tài chính và Thị trường phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Nhóm Ngân hàng Thế giới, các cải cách trong khu vực ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo năng lực phục vụ nền kinh tế của hệ thống. “Chúng tôi cam kết hỗ trợ Việt Nam triển khai các giải pháp phù hợp với các điều kiện đặc thù, đặc biệt là các giải pháp cải thiện khung pháp lý và giám sát, thiết lập môi trường và hệ thống pháp lý lành mạnh và thuận lợi, và hình thành một thị trường mua bán nợ xấu hoạt động hiệu quả”, Tiến sĩ Jennifer Isern cho biết.
Theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” đã được Thủ tướng phê duyệt, mục tiêu của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến năm 2020 là phấn đấu xử lý và kiểm soát nợ xấu để đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện phân loại nợ xuống dưới mức 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng yếu kém đã được phê duyệt phương án xử lý), từ mức ước tính khoảng 10,1% hiện nay. |
H.Y
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- ·Cao Bằng thu giữ hàng loạt xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Xử phạt Công ty Cổ phần Môi trường Thiên Thanh vi phạm trong lĩnh vực môi trường và đất đai
- ·Nâng cao chất lượng và quy hoạch sản xuất rau quả xuất khẩu
- ·Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- ·Gia tăng các cuộc gọi giả danh nhân viên điện lực TP. Hồ Chí Minh để lừa đảo khách hàng
- ·Hà Nội: Vi phạm an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt cao nhất
- ·Hà Nội tiếp tục chìm trong tình trạng ô nhiễm không khí thuộc ngưỡng tím rất có hại cho sức khỏe
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·Xe tự chế không đảm bảo chất lượng vẫn 'lộng hành' trên đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Bé trai nhập viện do uống tới 11 loại thuốc
- ·Tiếp tục bắt giữ số lượng pháo lậu tại Nghệ An
- ·Chế, độ xe đạp điện: Phá chuẩn gây nguy hại cho người tiêu dùng
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Vĩnh Long: Xử phạt 4 hộ kinh doanh vi phạm về nhãn hàng hóa
- ·Lào Cai: Sinh viên nghi ngộ độc, khẩn trương truy xuất nguồn gốc thực phẩm
- ·Thực phẩm bị nấm mốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Thái Lan cảnh báo hoá chất độc hại vượt mức có trong nho nhập khẩu từ Trung Quốc