【7m tỷ lệ kèo châu á】Cần bộ, ngành tham gia quan hệ đối tác Hải quan
Kiểm tra chuyên ngành vẫn là rào cản
Trong Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan-DN và các bên liên quan năm 2016, mục tiêu Tổng cục Hải quan đưa ra là cộng đồng DN tham gia xây dựng chính sách pháp luật và giám sát thực thi pháp luật trong lĩnh vực Hải quan và cơ quan Hải quan hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực Hải quan, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh. Đồng thời, trong kế hoạch hợp tác, Tổng cục Hải quan cũng hướng đến việc hình thành diễn đàn tham vấn giữa Hải quan và DN. Kế hoạch của Tổng cục Hải quan nhanh chóng nhận được sự đồng thuận của các Hiệp hội DN. Tuy nhiên, các Hiệp hội cũng mong muốn diễn đàn hợp tác này có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, bởi trong hoạt động XNK các DN gặp rất nhiều vướng mắc ở khâu kiểm tra chuyên ngành do các Bộ ban hành.
Theo đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô, trong thời gian qua, ngành Hải quan có rất nhiều hoạt động cải cách hiện đại hóa như: Triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS, Cơ chế một cửa quốc gia và phát triển quan hệ đối tác Hải quan-DN. Hoạt động hải quan thời gian gần đây cơ bản không có vướng mắc gì nhiều. Tuy nhiên, vị này cho rằng, trong chuỗi quy trình thông quan hàng hóa, hoạt động kiểm tra chuyên ngành gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của các DN. Bởi nếu kiểm tra chuyên ngành chưa xong thì không thể thông quan hàng hóa được. Chẳng hạn như trong lĩnh vực sản xuất ô tô hay NK linh kiện ô tô để lắp ráp xe nguyên chiếc đều vướng vào kiểm tra chuyên ngành. Một số linh kiện liên quan đến lĩnh vực dệt may, một số lại liên quan đến Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải. Để thông quan một lô hàng DN phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành ở ba, bốn cơ quan chuyên môn, sau đó mới quay trở lại cơ quan Hải quan để thông quan. Chính vì vậy, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô đề nghị trong quan hệ đối tác Hải quan-DN nên thêm các cơ quan kiểm tra chuyên ngành để cùng giải quyết những bất cập phát sinh.
Cùng quan điểm này, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá, trong những năm qua Hiệp hội luôn phản ánh kịp thời vướng mắc của DN, nhiều phản ánh vướng mắc đã được Tổng cục Hải quan kịp thời giải quyết. Ngoài sự hợp tác giữa Hải quan và DN, rất cần có sự tham gia của các bộ, ngành ban hành văn bản kiểm tra chuyên ngành. Trên thực tế, có rất nhiều văn bản về quản lý chuyên ngành do các bộ, ngành ban hành khi đưa vào thực hiện gặp rất nhiều vướng mắc. Cụ thể như việc NK thiết bị in cho hàng dệt may. DN có nhu cầu đầu tư xưởng in công nghiệp trên sản phẩm áo phông nhằm in hình lên sản phẩm may mặc XK. Tuy nhiên, để được NK máy in, công ty phải có giấy phép của Cục Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên, để NK được máy in thì công ty phải làm lại đăng ký kinh doanh bao gồm chức năng NK cho các loại máy in và thủ tục sửa đăng ký kinh doanh thì rất phức tạp, trong khi thực chất DN hoạt động trong ngành dệt may. Theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nếu có sự tham gia của các bộ, ngành vào quan hệ đối tác Hải quan-DN thì những bất cập sẽ được phát hiện kịp thời, trước khi văn bản đi vào thực tế cuộc sống.
Hợp tác cùng thực thi pháp luật hiệu quả
Về việc cộng đồng DN tham gia xây dựng chính sách pháp luật và giám sát thực thi pháp luật trong lĩnh vực Hải quan, các Hiệp hội nhận thấy việc hợp tác giữa cơ quan Hải quan và DN trong những năm qua chưa như mong muốn. Ví dụ, DN đôi khi còn bàng quan với quá trình xây dựng pháp luật, khi lấy ý kiến vào các dự thảo văn bản pháp luật. Chính vì vậy, khi văn bản đi vào thực hiện mới nảy sinh nhiều vướng mắc. Bên cạnh đó, trong một số văn bản quy phạm pháp luật còn dẫn đến cách hiểu khác nhau giữa DN và cơ quan quản lý, nên việc tham gia ý kiến của DN vào việc xây dựng văn bản pháp luật rất cần thiết. Cùng với đó DN sẽ chủ động hơn nữa trong việc giám sát quá trình thực thi pháp luật của cả hai phía.
Tham gia ý kiến vào vấn đề này, Hiệp hội DN mía đường cũng cho biết, trong thời gian tới Hiệp hội sẽ tích cực phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan để đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực XNK mặt hàng này. Vị này cho rằng, khi có cơ chế phối hợp, hai bên sẽ có sự trao đổi thông tin nhiều hơn nhằm bảo vệ pháp luật cũng như bảo vệ ngành hàng mía đường. Bởi, theo đánh giá của Hiệp hội hiện nay tình trạng gian lận thương mại vẫn đang diễn biến phức tạp.
Trên tinh thần xây dựng và phát triển quan hệ đối tác giữa cơ quan Hải quan và các Hiệp hội DN, cũng như nhu cầu cần hợp tác giữa Tổng cục Hải quan và các Hiệp hội DN, đại diện các bên đã thống nhất cần thiết có diễn đàn hợp tác giữa cơ quan Hải quan và các Hiệp hội DN.
Việc xây dựng hoàn thiện chính sách pháp luật hải quan là một nội dung nằm trong hoạt động hợp tác phát triển quan hệ đối tác. Năm 2016, Tổng cục Hải quan chủ trì soạn thảo nhiều văn bản quy phạm pháp luật, theo chương trình xây dựng pháp luật, Tổng cục Hải quan sẽ tổ chức tham vấn cho Hiệp hội DN và các bên liên quan. Dự kiến danh mục chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2016 do Tổng cục Hải quan chủ trì soạn thảo gồm: 5 đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và 7 đề án trình Bộ Tài chính. 5 đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm: Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thuế XK, thuế NK (sửa đổi); Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Biểu thuế XK, NK áp dụng từ 1-7-2016; Nghị định quy định về cửa hàng miễn thuế; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử. 7 đề án trình Bộ gồm: Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 190/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP; Thông tư hướng dẫn Nghị định quy định về cửa hàng miễn thuế; Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia; Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia; Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia; Thông tư về quản lý tuân thủ đối với DN hoạt động XNK. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Trước tôi đã có 5 chị dâu ra đi
- ·Chứng khoán phái sinh: Dự kiến giá đăng ký thành viên giao dịch tại VSD là 20 triệu đồng
- ·Hơn 150 tỉ đồng nâng cấp nhà máy nước sạch sông Đà Ba Vì
- ·Xuất khẩu xi măng: Cần tính đến yếu tố bền vững
- ·Đảo chiều đi xuống, giá vàng miếng giảm tới 600.000 đồng mỗi lượng
- ·Cách xác định hệ số điều chỉnh giá đất khi mua bán nhà ở xã hội
- ·Người dân thủ đô sắp thỏa sức thưởng thức na Chi Lăng chính hiệu
- ·Cơ quan thuế Việt Nam và Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác
- ·Tạo sức đề kháng để không mắc căn bệnh nguy hiểm
- ·Chi ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, đảm bảo cân đối với dự toán
- ·Khánh thành Kho lạnh Long An Logistics có công suất lưu trữ lớn và hiện đại
- ·Cách xác định hệ số điều chỉnh giá đất khi mua bán nhà ở xã hội
- ·Nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình: VNCB là bài học cho ngành Ngân hàng
- ·Tiến tới điện tử hóa giao dịch trong hoạt động tài chính
- ·Đẳng Cấp Phái Đẹp tung ưu đãi khủng tháng 12/2023
- ·187 thí sinh không đủ điều kiện xét tuyển và Học viện Khoa học Kỹ thuật quân sự
- ·“Thông đường” cho nông sản Việt sang Trung Quốc giữa dịch Covid
- ·Người dân thủ đô sắp thỏa sức thưởng thức na Chi Lăng chính hiệu
- ·Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vấn đề VietNamNet nêu về núi Hàm Rồng
- ·Sẽ khắc phục thiệt thòi cho lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018