会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xem trực tiếp bóng đá hom nay】Mới chỉ có 29% DN triển khai liêm chính trong kinh doanh!

【xem trực tiếp bóng đá hom nay】Mới chỉ có 29% DN triển khai liêm chính trong kinh doanh

时间:2024-12-23 20:15:59 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:420次

moi chi co 29 dn trien khai liem chinh trong kinh doanh

Ông Florian Beranek: Liêm chính là một yếu tố phải có đối với doanh nghiệp muốn tăng vị thế trong chuỗi sản xuất. Ảnh: H.Huệ

Rào cản đối với tham nhũng,ớichỉcóDNtriểnkhailiêmchíxem trực tiếp bóng đá hom nay hối lộ

Cuộc khảo sát được thực hiện tại 3 thành phố gồm Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Tham gia khảo sát là những doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoạt động tại các lĩnh vực: chế biến lương thực, thực phẩm, da giày, dệt may, công nghiệp lắp ráp, điện tử, ngân hàng.

Theo kết quả khảo sát, việc doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và hiểu đúng về liêm chính trong kinh doanh chiếm 55% và doanh nghiệp đồng ý rằng, liêm chính phải gắn liền với các nguyên tắc chuẩn mực về đạo đức, quy phạm pháp luật và là rào cản đối với tham nhũng, hối lộ.

Đối với khái niệm về minh bạch và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh, hầu hết doanh nghiệp đều có sự hiểu biết đầy đủ và không có sự khác nhau về khái niệm này, chiếm từ 92,78-93,82% doanh nghiệp tham gia khảo sát. Tuy nhiên nếu xét theo sự hiểu biết của từng ngành hàng thì có sự chênh lệch, không đồng đều.

Về tình hình thực hiện, triển khai các chính sách liêm chính trong doanh nghiệp, nói chung mới chỉ có 29% doanh nghiệp cho biết họ đã triển khai chính sách về liêm chính. Khi thực hiện khảo sát, một số doanh nghiệp cho biết họ chưa thực hiện triển khai chương trình này trong tổng thể doanh nghiệp mặc dù đã triển khai ở một số quy định nội bộ.

Cụ thể, 60% doanh nghiệp đã tổ chức kiểm soát chi tiêu bao gồm giới hạn chi tiêu và yêu cầu tài liệu hóa, thực hiện cơ chế báo cáo. Tính riêng lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ này chiếm 80% vì đặc thù của ngành ngân hàng là giao dịch tài chính nên việc thực hiện các biện pháp ngừa gian lận được thực hiện khá bài bản và quy mô. Ngoài ra, các quy định khác trong bộ quy tắc ứng xử như mua sắm đấu thầu, luân chuyển cán bộ tặng quà và nhận quà… vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp thực hiện.

Theo phân tích của ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng thư ký VCCI, một số lý do dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện và thực hiện chưa thành công chương trình liêm chính trong doanh nghiệp so với các công ty đa quốc gia là do chưa có đủ khả năng kiểm soát hết các quy định về hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có lý do thiếu nhân lực, khó khăn trong việc xác định giá trị cốt lõi và nếu có triển khai thì việc phổ biến, đào tạo thường xuyên còn hạn chế, chưa có sự đồng thuận cao trong doanh nghiệp.

Đã hết thời tìm lợi nhuận trong “vùng nước đục”

Lý giải cụ thể hơn, bà Trần Thị Kim Thu, chuyên gia thống kê, Công ty tư vấn quản lý OCD, đơn vị phối hợp thực hiện khảo sát cho biết, đối với việc thực hiện liêm chính trong các doanh nghiệp nước ngoài, lý do để họ thành công là các quy chế trong doanh nghiệp nước ngoài được xây dựng rõ ràng, trong quá trình thực hiện, cấp trên luôn kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các nội quy chính sách. Bên cạnh đó là việc chính sách được phổ biến tới toàn bộ nhân viên hiểu được tầm quan trọng của chính sách. “Một điều quan trọng trong sự thành công của các doanh nghiệp nước ngoài là chính người lãnh đạo doanh nghiệp rất công minh và liêm khiết trong quản lý” – bà Thu cho biết.

Tại hội thảo công bố kết quả khảo sát, các chuyên gia đều cho rằng, minh bạch, liêm chính trong kinh doanh sẽ là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh hội nhập nhanh như hiện nay.

Theo ông Trịnh Minh Anh, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là phải tuân thủ các định chế, các cam kết quốc tế mà thực tế việc thực hiện các chính sách về liêm chính trong kinh doanh là một nền tảng tốt để hội nhập.

Ông Nguyễn Quang Vinh cũng nhấn mạnh rằng, liêm chính trong kinh doanh tạo nền tảng trong kinh doanh bởi nó đưa hoạt động của doanh nghiệp vào một quá trình tuân thủ những giá trị đạo đức và chuẩn mực nhất định của một tổ chức, một quốc gia và cao hơn nữa là quốc tế.

“Nếu chỉ tìm lợi nhuận trong “vùng nước đục” là cách làm đã lâu rồi và chỉ mang tính ngắn hạn. Giờ đây, nền kinh tế đã phát triển đến mức, cơ hội thực sự chỉ dành cho những doanh nghiệp có cái nhìn dài hạn, theo đuổi những giá trị phát triển bền vững” – ông Vinh khẳng định.

Ông Florian Beranek, chuyên gia về trách nhiệm xã hội của UNIDO (Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc) lại nhắn nhủ với các doanh nghiệp rằng, các nguyên tắc liêm chính không còn giới hạn trong phạm vi tuân thủ phổ biến hiện nay mà thuộc về văn hóa doanh nghiệp được xây dựng trên các giá trị như minh bạch, tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau.

“Đây là một nền tảng của doanh nghiệp hiện đại có khả năng thành công trên thị trường toàn cầu. Liêm chính cũng tạo ra một không gian rộng mở cần thiết cho sáng tạo và đổi mới khi mà phương pháp tuân thủ đơn thuần đang kìm hãm sự đổi mới. Nói một cách ngắn gọn, liêm chính là một yếu tố phải có đối với những doanh nghiệp muốn tăng vị thế trong chuỗi sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng” – ông Florian Beranek kết luận.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Thịt nhập ồ ạt 'đe dọa' ngành chăn nuôi
  • Sáng nay không ca Covid
  • Vụ lật xe khách ở Đắk Lắk: Hai người bị thương đã được xuất viện
  • Hiệp hội Xăng dầu đồng tình tăng thuế nội địa đối với xăng dầu
  • Bộ Tài chính ban hành chỉ thị tăng cường bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán năm 2023
  • Khởi tố đối tượng buôn bán hàng giả
  • Bộ Y tế cảnh báo tình trạng mua bán vắc xin Covid
  • Khởi động “Chương trình phát triển công trình xanh tại Việt Nam”
推荐内容
  • Xử phạt doanh nghiệp vi phạm các quy định về môi trường gần 1 tỉ đồng
  • Tạm giam 4 đối tượng tổ chức sinh nhật bằng ma túy
  • Người dân cần thận trọng trước thông tin huy động vốn đầu tư bất động sản
  • Tỉ lệ phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid
  • Ngành BHXH Việt Nam: Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chăm sóc khách hàng
  • Việt Nam thay đổi chiến lược, cho học sinh đang cách ly tập trung về nhà