【ngoại hạng tối nay】Hợp tác trong việc khai báo, cách ly: Cách chủ động phòng, chống dịch
(CMO) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở ngoài Trung Quốc như Nhật Bản, đặc biệt là Hàn Quốc, tại cuộc họp vào chiều ngày 24/2/2020, Thủ tướng yêu cầu có biện pháp cụ thể hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa để thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người dân. Không để tình trạng lây lan sang Việt Nam, tiếp tục bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của người dân - Đó là yêu cầu trọng điểm của Chính phủ. Tuy nhiên, để việc phòng, chống dịch có hiệu quả, đòi hỏi sự tham gia quyết liệt, không trông chờ, ỷ lại hay quá hoang mang, lo lắng của mỗi người dân.
Chủ động khai báo và cách ly
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, dịch Covid-19 có tốc độ lây lan ra rất nhiều nước ngoài Trung Quốc. Do đó, hành động quyết liệt của Chính phủ cũng chưa đủ sức để phòng, chống dịch hiệu quả. Nó cần có sự vào cuộc quyết liệt của mỗi người dân, trước tiên chính là sự tự bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, việc chủ động phòng dịch, hợp tác với chính quyền trong việc khai báo và cách ly cần được báo động đỏ.
Vệ sinh tay sạch sẽ là một trong những kỹ năng cơ bản đề phòng dịch bệnh. Ảnh: THANH CHI |
Cách đây không lâu, báo chí đưa tin bà H.T.H đi từ vùng dịch Covid-19 ở tỉnh Vĩnh Phúc về Quảng Ngãi nhưng không hợp tác cách ly 14 ngày mà đòi hỗ trợ tiền mới chịu cách ly. Mỗi ngày bà kiếm được 250 ngàn đồng thì mỗi ngày cách ly cũng phải hỗ trợ tương ứng. Thực tế tại các cuộc “bàn tròn” ngoài đời, nhiều người lên tiếng “đòi” được hỗ trợ mới chịu cách ly hoặc trốn không khai báo với lý do: “Tôi là lao động chính, nếu tôi cách ly thì gia đình tôi sống như thế nào?” hoặc “Tôi chịu cách ly là để giúp đỡ cho chính quyền nên phải cho tiền cho tôi”, “Gia súc chết hoặc mất mùa còn được Nhà nước hỗ trợ thì chuyện cách ly phải hỗ trợ người dân là đương nhiên”; “Chính phủ phải có trách nhiệm cung cấp toàn bộ đồ dùng phòng bệnh, thuốc men chữa bệnh…”. Thậm chí có người còn thêu dệt nên những câu chuyện hết sức “thảm khốc” nếu vào khu vực các ly. Đó là: “Chưa bệnh cũng bị “mấy người nhốt chung” lây bệnh cho”; “Vào đó mà ra là bị kỳ thị” hoặc “Bị cách ly là án tử”… Đây là những lập luận hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả dịch Covid-19.
Câu chuyện về “Bệnh nhân trốn khỏi khu cách ly ra tiệm bánh để livestream, bác sĩ phải đến tận nơi rước về mới chịu” hoặc một giáo phái phản đối không chịu thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch ở một nước đang có dịch Covid-19 bùng phát cho thấy rõ vai trò của người dân trong việc phối hợp để phòng, chống dịch thành công. Với mức độ lây lan nhanh và diễn biến phức tạp như hiện nay, mỗi người dân càng nên có hiểu biết đầy đủ để bảo vệ sức khoẻ của mình và người thân. Không nên hoảng sợ khi khai báo hoặc bị cưỡng chế cách ly.
Trong hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú ban hành kèm theo Quyết định số 345/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 7/2/2020 cũng nêu rõ ràng, cụ thể các nội dung việc thực hiện cách ly với 4 nhóm đối tượng là: Cán bộ y tế; Người được cách ly; Các thành viên trong hộ gia đình; Người làm việc, quản lý nơi lưu trú người được cách ly và UBND xã, phường, thị trấn và cộng đồng nơi có người được cách ly. Hình thức cách ly tập trung được thực hiện theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Đối tượng cách ly là những người không có các triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 (ho, sốt, khó thở) và có một trong số các yếu tố sau: Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc nghi ngờ trong thời gian bị bệnh; Cùng với một nhóm khách du lịch, nhóm làm việc hoặc nhóm chơi với một trường hợp cụ thể hoặc một trường hợp nghi ngờ trong thời gian bị bệnh; Có một mối quan hệ chặt chẽ trong vòng 2 m của một trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngờ trong khi bị nhiễm bệnh trong mọi tình huống; Ngồi trên cùng một hàng hoặc trước hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe, toa xe, máy bay với trường hợp bệnh được xác nhận hoặc bệnh nghi ngờ...
Theo hướng dẫn cách ly y tế tại nhà của Bộ Y tế, với đối tượng người được cách ly, cơ sở y tế có trách nhiệm hướng dẫn yêu cầu người được cách ly chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 m.
Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly. Người được cách ly tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày, đồng thời ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khoẻ chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. Người được cách ly hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia. Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. Người được cách ly không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú. Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly và không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú.
Với những thành viên trong hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly thì hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiếu 2 m khi cần tiếp xúc. Hàng ngày người trong nhà cần lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Thường xuyên giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly. Người trong nhà cần thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.
Người được cách ly, nếu có yêu cầu sẽ được hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho. Ngoài ra, không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú.
Mỗi người đều có thể tự phòng dịch tốt
Một số kỹ năng phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay sạch, dọn vệ sinh nhà cửa đã được hướng dẫn. Bên cạnh đó, mỗi người đều có thể nâng cao hệ miễn dịch để đủ sức đề kháng trước dịch bệnh bằng sự tìm hiểu và thực hành của cá nhân. Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc quý. Theo thống kê của Viện Dược liệu, đến nay, Việt Nam đã ghi nhận trên 5 ngàn loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong số những loài đã công bố, có nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới.
Cộng đồng dân tộc Việt Nam đã tích luỹ được những kinh nghiệm và truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại cây, con làm thuốc góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức khổng lồ mang bản sắc riêng theo từng dân tộc, từng vùng miền. Ngành y tế đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh của Nhân dân.
Vì thế, trước tiên mỗi người cần loại bỏ tư tưởng “chờ” Nhà nước, cơ quan chức năng đến tận nơi để phục vụ cấp phát, chăm lo về sức khoẻ… Đồng thời, nên xem đây là cơ hội vô cùng quý giá để mỗi người cập nhật thêm kiến thức chăm sóc sức khoẻ. Trước đây khi chưa có dịch Covid-19, những chứng bệnh thông thường như: lạnh, cảm, sốt, tiêu chảy… cũng gây nguy hại đến sức khoẻ. Do đó, cần chủ động tìm hiểu, kịp thời chữa những căn bệnh thông thường… Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng việc ăn đúng, uống đúng và rèn luyện thể dục thể thao./.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 10/2011
- ·Hội nhập phát triển, người dân được hưởng lợi
- ·TP.Thủ Dầu Một: Chiến dịch tiêm vắc xin sởi
- ·Chăm sóc sức khỏe cho người dân tại làng nghề
- ·Nghỉ việc mà cơ quan vẫn bắt đóng bảo hiểm?
- ·Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh BHYT
- ·Việt Nam ghép thành công tế bào gốc tạo máu không cùng huyết thống
- ·Tp.Thủ Dầu Một, Tx.Thuận An: Họp mặt truyền thống Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27
- ·Chưa có tiền truyền máu, cháu Duy sẽ sao đây?
- ·Phát màn tẩm hóa chất phòng chống sốt rét cho người dân
- ·Ai đưa em qua những mùa phượng vĩ
- ·Sẽ liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện từ năm 2018
- ·Tổ chức hội thảo chăm sóc sức khỏe phụ nữ
- ·Lối sống giúp bảo vệ tim mạch
- ·Cháu cười tươi lòng bà vẫn quặn thắt
- ·Cách phòng chống dịch MERS
- ·Biện pháp phòng chống Mers
- ·Bàu Bàng: Ra mắt CLB Thầy thuốc trẻ
- ·Chồng hắt hủi đúng đêm tân hôn...
- ·Đẩy mạnh hoạt động phòng chống bệnh phong trong năm 2016