【đá xiên 2 đài miền nam】Triển khai công tác phòng chống bệnh do vi
Sở Y tế đã có văn bản chỉ đạo các trung tâm y tế huyện, thị, thành phố tăng cường công tác phòng chống bệnh do vi-rút Zika. Năm nay, chiến dịch phòng, chống bệnh sốt xuất huyết (SXH) cũng sẽ được lồng ghép để triển khai phòng chống bệnh do vi-rút Zika - 2 loại bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền bệnh…
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh do vi-rút Zika đang diễn biến phức tạp trên thế giới và lây lan nhanh, đến nay đã có trên 31 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp mắc bệnh do vi-rút Zika, chủ yếu là các nước khu vực châu Mỹ. Nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh do vi-rút Zika, tuy nhiên nguy cơ dịch có thể xâm nhập và lây lan rộng trong cộng đồng là hoàn toàn có thể xảy ra do sự giao lưu du lịch, thương mại, lao động rất lớn giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, đặc biệt có sự gia tăng cao trong dịp trước và sau Tết Bính Thân 2016. Đồng thời, nước ta lưu hành bệnh SXH do muỗi Aedes - đây cũng là loại muỗi truyền vi-rút Zika.
Ra quân diệt lăng quăng tại TX.Thuận An.Ảnh: H.T
Theo ông Ngô Dũng Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Y tế, các đơn vị sẽ tập trung triển khai thực hiện những việc như: Triển khai tốt các hoạt động kiểm dịch y tế tại cảng khẩu Bình Dương, đặc biệt lưu ý các đối tượng là người xuất khẩu lao động, khách du lịch, những người đi về từ vùng đang có dịch (nhất là các nước thuộc châu Mỹ) để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cách ly, xử trí kịp thời. Cơ sở y tế chủ động lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ có tiền sử về từ vùng dịch gửi Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm vi-rút Zika nhằm phát hiện sớm, xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để. Bên cạnh đó là tăng cường triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng tương tự như phòng chống bệnh SXH để hạn chế sự phát triển của muỗi Aedes, nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh do vi-rút Zika có thể lây lan nhanh khi xâm nhập vào địa bàn tỉnh, nhất là trong tình hình bệnh SXH đang có diễn biến phức tạp như hiện nay.
Để loại trừ muỗi gây bệnh, ngành y tế khuyến cáo: Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ, phát quang bụi rậm, thu gom rác thải xung quanh nhà ở nhằm loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi. Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Thường xuyên cọ, súc rửa lu, khạp, chum, vại... dụng cụ chứa nước, dùng bàn chải chà xát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ, đậy nắp không cho muỗi vào đẻ trứng. Đối với những dụng cụ chứa nước lớn không thể súc rửa hoặc đậy nắp được có thể thả cá diệt lăng quăng, bọ gậy… |
Ngoài ra, ngành y tế sẽ phối hợp với các ban, ngành liên quan đẩy mạnh việc truyền thông phòng chống dịch bệnh do vi-rút Zika trên địa bàn tỉnh; đối với những người đi về từ vùng dịch cần chủ động theo dõi sức khỏe ít nhất 12 ngày, phụ nữ mang thai nên hạn chế đi đến các khu vực có dịch và cần tham vấn cán bộ y tế khi nghi ngờ bị nhiễm vi-rút Zika. Chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, thuốc, hóa chất… sẵn sàng triển khai các hoạt động phòng chống dịch hiệu quả khi dịch xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại TP.TDM, Trung tâm Y tế đã triển khai tốt các hoạt động phòng chống dịch bệnh của năm 2016, trong đó có phòng chống bệnh do vi-rút Zika gây ra. Theo bác sĩ Phan Kim Sương, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh cho biết: “Bên cạnh dịch bệnh SXH, hiện nay bệnh do vi-rút Zika đang có diễn biến phức tạp, có chiều hướng lây lan nhanh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập và lây lan trong cộng đồng. Vì nước ta lưu hành bệnh SXH do muỗi aedes Aegypti - đây cũng là loại muỗi truyền vi-rút Zika. Biểu hiện của bệnh do vi-rút Zika là sốt, phát ban, viêm kết mạc mắt, đau cơ, khớp, mệt mỏi và đau đầu, khoảng 80% mắc bệnh không có biểu hiện lâm sàng. Thế nên, để chủ động phòng chống dịch bệnh SXH và bệnh do vi-rút Zika, chúng tôi sẽ triển khai đợt tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân thông qua các trạm y tế, lực lượng dân quân, đoàn thể… tại các xã, phường về vấn đề này”.
Cũng trong thời điểm này, các trung tâm y tế ở tuyến huyện, thị xã còn lại trên toàn tỉnh cũng đã triển khai đầy đủ chương trình phòng chống SXH, bệnh do vi-rút Zika nhằm chủ động phòng chống và điều trị khi có bệnh xảy ra.
Bệnh do vi-rút Zika lây lan dễ dàng, ngoài lây truyền qua đường muỗi đốt, vi-rút Zika có thể lây truyền từ mẹ sang con, qua đường máu và đường tình dục (ghi nhận hiếm). ARN của vi-rút Zika cũng đã được phát hiện có trong sữa nhưng chưa có bằng chứng lây truyền vi-rút Zika qua bú mẹ. Các trường hợp nhiễm vi-rút Zika có thời gian ủ bệnh từ 3 - 12 ngày. Tuy nhiên, người nhiễm vi-rút Zika hầu hết không biểu hiện triệu chứng, chỉ có khoảng 20% có các biểu hiện nhẹ như sốt, phát ban, đau khớp, viêm kết mạc mắt, số còn lại không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng nên việc chẩn đoán gặp rất nhiều khó khăn. Biến chứng hay gặp nhất ở vi-rút Zika là tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh do người mẹ bị nhiễm vi-rút trong quá trình mang thai.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngành Nông nghiệp Long An đề nghị được xả thêm nước từ hồ Dầu Tiếng để chống hạn, mặn
- ·Tính năng “Find My” của AirPods khiến các nhà bán lẻ và các công ty tân trang “đau đầu”
- ·Cảng Hải Phòng liên tiếp đón hãng tàu mới về làm hàng
- ·Mừng 3 triệu thuê bao – iTel tặng chủ nhân giải thưởng SIM Vàng trị giá 300.000.000 VNĐ
- ·Giá xăng dầu hôm nay 7/11/2023: Tăng nhẹ
- ·Cách xác thực Apple ID Verification code trên iphone
- ·Ba điều tỉ phú công nghệ Bill Gates hối tiếc nhất cuộc đời mình
- ·Nhà mạng thế giới chia bao nhiêu doanh thu cho nhà cung cấp nội dung?
- ·Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực tư pháp
- ·Doanh nghiệp cần tránh xa Công ty LEADER SHIPPING MOROCCO tại Maroc
- ·Bộ Công Thương chỉ thị đảm bảo xuất khẩu, ổn định thị trường gạo
- ·Thái Nguyên có Trung tâm Điều hành thông minh thứ 3
- ·NFT hình tỷ phú Phạm Nhật Vượng giá bao nhiêu?
- ·TH khánh thành nhà máy sản xuất nước và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
- ·Nâng cao thu nhập nhờ nuôi ếch
- ·Giá Bitcoin bật tăng
- ·CEO Apple: Quy định chống độc quyền khiến người dùng iPhone dễ bị mã độc tấn công
- ·Dell PowerEdge R7525 'cỗ máy chủ' dành riêng cho trung tâm dữ liệu
- ·Cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023
- ·Để doanh nghiệp tư nhân bứt phá: Cần một đường đua không rào cản