【bxh ngoại hang anh】Hợp tác tài chính APEC gắn với ưu tiên quốc gia
Từ Kế hoạch hành động Cebu đến ưu tiên hợp tác quốc gia APEC 2017
Từ khi được thành lập năm 1989,ợptáctàichínhAPECgắnvớiưutiênquốbxh ngoại hang anh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã đóng góp vai trò quan trọng thúc đẩy hợp tác và hội nhập kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chiếm tới 59% GDP và 44% thương mại toàn thế giới, với 21 nền kinh tế thành viên nằm hai bên bờ Thái Bình Dương, trong đó có các nền kinh tế đầu tầu thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, APEC là một diễn đàn hợp tác lớn, tạo động lực cho phát triển trong khu vực và toàn cầu.
Với mục tiêu xây dựng một cộng đồng APEC hội nhập tài chính, minh bạch, bền vững và kết nối, Kế hoạch hành động Cebuđã được các Bộ trưởng Tài chính APEC thông qua năm 2015 nhằmđịnhhướng dài hạn cho hợp tác tài chính APEC đến năm 2025 bao gồm bốn trụ cột: (i) Thúc đẩy hội nhập tài chính; (ii) Thúc đẩy minh bạch tài khoá; (iii) Cải thiện bền vững tài chính; (iv) Tăng cường tài chính và phát triển cơ sở hạ tầng. Kế hoạch hành động Cebu là một kế hoạch quan trọng, bao trùm lên nhiều lĩnh vực hợp tác tài chính khu vực với định hướng hành động cụ thể.
Về hội nhập tài chính, các nền kinh tế hướng tới tăng cường tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và chuỗi cung ứng, chia sẻ kinh nghiệm về tài chính toàn diện và chiến lược giáo dục tài chính, giảm chi phí chuyển kiều hối về nước, hướng tới tự do hóa các dịch vụ tài chính và tự do hóa tài khoản vốn trong các nền kinh tế APEC.Tăng cường minh bạch thông tin tài khóađược thúc đẩy thông qua áp dụng các thông lệ tốt về thuế,cải thiện hiệu quả chi đầu tư công, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tiếp tục thúc đẩy đầu tư tư nhân và tạo việc làm, và rà soát, loại bỏ các hình thức trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch. Nhằm cải thiện bền vững tài chính, các nền kinh tế APEC đẩy mạnh hợp tác kinh tế vĩ mô,phát triển các cơ chế bảo hiểm (bao gồm cả bảo hiểm vi mô) và hỗ trợ tài chính nhằm giúp các nền kinh tế APEC đối phó với các rủi ro thiên tai, giảm gánh nặng tài khoá,và phát triển thị trường vốn nhằm tạo thêm các công cụ chuyển hóa rủi ro, các sản phẩm tài chính đa dạng, hệ thống tài chính ổn định. Để tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng tại các nền kinh tế, ưu tiên hợp tác tài chính tập trung vào thu hút nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân thông qua mô hình hợp tác công tư (PPP) cho các dự án quan trọng,huy động nguồn tài trợ dài hạn dành cho cơ sở hạ tầng, khởi động các công cụ dài hạn hỗ trợ cho đầu tư dài hạn,và tăng cường cơ sở hạ tầng toàn diện cho phát triển đô thị và kết nối khu vực.
Chủ đề Năm APEC 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, đề cao dấu ấn góp phần tạo thêm động lực mới cho tăng trưởng và liên kết trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư và tăng cường cải cách cơ cấu, đổi mới sáng tạo, phát huy vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa là những biện pháp cấp thiết để Diễn đàn hợp tác khu vực có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và làn sóng thương mại toàn cầu lần thứ ba. Theo đó, Việt Nam đặt ưu tiên hợp tác trong bốn trụ cột: (i) Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng nhằm đáp ứng nhu cầu liên kết sâu rộng hơn nữa của Châu Á – Thái Bình Dương; (ii) Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; (iii) Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, do an ninh lương thực là mục tiêu thứ hai của các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và được đề cao trong hợp tác APEC với tỷ trọng cung ứng 54,6% nông sản thế giới của khu vực; và (iv) Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) trong kỷ nguyên số, do MSME là động lực quan trọng của các nền kinh tế APEC và được coi là động lực cho phát triển kinh tế, bảo đảm tăng trưởng bền vững, bao trùm.
Sáng kiến hợp tác tài chính APEC 2017
Các trụ cột ưu tiên quốc gia và Kế hoạch hành động Cebu được cụ thể hóa trong kênh hợp tác tài chính APEC bằng bốn sáng kiến cụ thể: (i) Tài chính cho cơ sở hạ tầng; (ii) Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận; (iii) Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai; và (iv) Tài chính toàn diện.
Thứ nhất, về đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng, trong đó nhấn mạnh vào vai trò của cơ chế tài chính, đặc biệt là cơ chế chia sẻ rủi ro trong việc xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng (CSHT) thông qua hình thức PPP khả thi, qua đó thúc đẩy việc phát triển các dự án PPP trong khu vực. Việt Nam và các nền kinh tế đang phát triển có nhu cầu đầu tư, phát triển CSHT và tăng cường xã hội hóa các dự án đầu tư CSHT ngày càng lớn. Trong đầu tư công, hình thức PPP sẽ giúp khu vực công vừa giảm áp lực về vốn đầu tư, đồng thời tận dụng được kiến thức, kinh nghiệm và hiệu quả hoạt động của khu vực tư. Do đó, việc chia sẻ kinh nghiệm triển khai của các nền kinh tế áp dụng thành công các dự án PPP như Úc, Nhật Bản, và Peru trong diễn đàn APEC thực sự hữu ích. Đối với Việt Nam, ưu tiên hợp tác tìm hiểu về cơ chế chia sẻ rủi ro trong các dự án PPP sẽ giúp giải quyết vấn đề then chốt còn tồn tại của các dự án PPP chưa thành công tại Việt Nam. APEC 2017 tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ của các Bộ trưởng Tài chính tăng cường đầu tư cho các dự án CSHT mang tính bền vững, nhất là thu hút các nguồn đầu tư dài hạn cho hạ tầng từ các nhà tài trợ tổ chức trong khu vực, tối đa hoá vai trò PPP thông qua việc đánh giá khung chính sách về CSHT, phân tích các thông lệ tốt về chia sẻ rủi ro trong đầu tư CSHT.
Thứ hai, về Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) và các Tiêu chuẩn tối thiểu BEPS, trong đó tập trung tăng cường các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực cho các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực APEC nhằm triển khai các gói hành động Tiêu chuẩn tối thiểu BEPS của OECD. BEPS là hành vi trốn thuế của người nộp thuế, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng khoảng trống và những hạn chế trong chính sách thuế tại những nước nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để chuyển lợi nhuận sang những nước/vùng lãnh thổ có mức thuế suất thấp hơn hoặc bằng không. Thực tiễn cho thấy BEPS là một vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có một giải pháp mang tính tổng thể trên cơ sở hợp tác đa phương trong khi khả năng ngăn chặn BEPS bằng các biện pháp đơn phương và song phương như hiện nay không khả thi do số lượng các công ty đa quốc gia ngày càng tăng, quy mô lớn và giao dịch phức tạp. OECD đã thiết lập Diễn đàn hợp tác chung để cùng thực hiện triển khai Đề án BEPS trên toàn cầu. BEPS đặc biệt thiết thực với các nền kinh tế đang phát triển giúp bảo vệ nguồn thu và duy trì, mở rộng cơ sở tính thuế. Việt Nam bị ảnh hưởng nguồn thu chính đáng từ hành vi trốn thuế được thể hiện rõ nhất qua chuyển giá hay các giao dịch qua biên giới trong lĩnh vực thương mại điện tử. Việt Nam tham gia vào Diễn đàn này với cam kết thực hiện 4 tiêu chuẩn tối thiểu (trong số 15 hành động của Đề án BEPS). Do đó, tập trung thảo luận về các tiêu chuẩn tối thiểu BEPS tại APEC sẽ giúp nước chủ nhà và các nền kinh tế đang phát triển học tập kinh nghiệmtriển khai công cụ chính sách và hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các nhà quản lý thuế của các nền kinh tế phát triển có kinh nghiệm triển khai.
Thứ ba, về tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai tập trung tăng cường chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng các giải pháp tài chính và bảo hiểm ứng phó với rủi ro thiên tai, trong đó bao gồm cả việc xây dựng Chương trình giải pháp tài chính rủi ro thiên tai và các mô hình đánh giá rủi ro thiên tai. Thiên tai là một vấn đề lớn của Khu vực do nằm trên vành đai lửa Châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam là 1 trong 5 nước có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới, dẫn tới chịu tổn thất nghiêm trọng về kinh tế. Rủi ro thiên tai bản chất là nghiêm trọng và không thể đoán trước, cho nên việc xây dựng, phát triển các hệ thống giải pháp tài chính mới về quản lý rủi ro và chuyển giao rủi ro thiên tai là rất cần thiết. Trong đó, giải pháp về bảo hiểm là một công cụ, giải pháp hữu hiệu, không chỉ giảm nhẹ gánh nặng về ngân sách nhà nước, chuyển giao rủi ro ra thị trường quốc tế. Ưu tiên thảo luận chủ đề này với mục đích nhằm giúp cải thiện năng lực chống chịu và ứng phó với rủi ro thiên tai của các nền kinh tế APEC thông qua việc phát triển các giải pháp tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai, tăng cường năng lực giải quyết hậu quả rủi ro thiên tai và giảm thiểu gánh nặng chi ngân sách cũng như rủi ro đối với tài sản công. Việc chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia đã xây dựng Chương trình quốc gia về quản lý rủi ro thiên tai như Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ giúp thực hiện có hiệu quả mục tiêu trên.
Thứ tư, về tài chính toàn diện hướng tới thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm để tìm ra lời giải đáp để có cơ sở kiến nghị chính sách tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng và các dịch vụ tài chính của nông dân và các tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp thành công. Điều này cũng góp phần thúc đẩy việc triển khai có hiệu quả về tài chính toàn diện tại Việt Nam do khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Bản thân các nền kinh tế thành viên APEC, đặc biệt là những nền kinh tế thành viên có trình độ phát triển thấp hơn cũng cùng chung xu thế này và cũng có nhu cầu nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu thông qua sự phối hợp, hỗ trợ của các nền kinh tế thành viên nhiều kinh nghiệm và các tổ chức tài chính quốc tế.Kể từ khi được chính thức đưa vào là một trong những trụ cột trong hợp tác tài chính APEC kể từ năm 2010, những năm qua tài chính toàn diện ngày càng được nhiều thành viên chủ nhà APEC quan tâm, khai thác nhiều khía cạnh/lĩnh vực của tài chính toàn diện nhằm phát huy tối đa cơ chế hợp tác, cùng chia sẻ kinh nghiệm, đúc kết các bài học thực tiễn nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng và thực thi có hiệu quả một Chiến lược Quốc gia về tài chính toàn diện phù hợp cho riêng mình, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Các sáng kiến nêu trên góp phần thực hiện các trụ cột ưu tiên hợp tác quốc gia trong APEC. Các giải pháp tài chính tài chính sáng tạo đặc biệt gắn với các trụ cột quốc gia về: (i) thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; (ii) đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng, thông qua huy động các nguồn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia,nâng cao năng lực ngăn ngừa trốn lậu thuế để đảm bảo lợi ích quyền đánh thuế quốc gia, chống thất thoát nguồn thu và phù hợp với tiêu chuẩn thuế quốc tế mới, tìm kiếm các công cụ tài chính mới giúp cải thiện bền vững tài chính ứng phó với những rủi ro thiên tai và phát triển các chính sách tài chính tạo điều kiện để các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh và các đối tượng khác trong xã hội có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn, qua đó cải thiện cơ hội kinh doanh và phát triển của mình.
Đồng thời, các sáng kiến đảm bảo sự hài hòa về mối quan tâm và lợi ích giữa các nền kinh tế thành viên bằng việc hướng tới tìm kiếm những giải pháp để giải quyết các vấn đề cấp bách chung của cả khu vực như: Nút thắt về cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển bền vững; tình trạng trốn lậu thuế, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia; ứng phó với biến đổi khí hậu và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và dịch vụ tài chính cho các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
Các giải pháp nhằm tạo động lực mới về tài chính nêu trên không chỉ giúp ngân sách nhà nước có thêm các nguồn lực đầu tư phát triển được huy động từ khu vực tư nhân, bảo vệ nguồn thu và cơ sở tính thuế, nâng cao tính bền vững tài chính, mà còn hỗ trợ nâng cao năng lực thể chế và quản lý thực thi chính sách của các chính phủ trong việc triển khai chiến lược phát triển kinh tế, tận dụng cơ hội và đối diện với thách thức từ hợp tác và hội nhập khu vực và toàn cầu. Bên cạnh đó, khu vực tư được hưởng lợi ích từ các sáng kiến phục vụ cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai, và dễ tiếp cận hơn các nguồn vốn và dịch vụ tài chính vi mô cho hoạt động kinh doanh và cuộc sống dân sinh.
Đổi mới Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC
Hướng tới mục tiêu tăng cường hợp tác hiệu quả và thiết thực cho tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC, Chiến lược Đổi mới Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC đã được bàn thảo và thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Peru 2016. Chiến lược Đổi mới Tiến trình bao gồm chín điểm, hướng tớibốn nhóm nội dung chính.
Tính tiếp nối và hiệu quả hợp tác các chủ đề ưu tiên từng năm cần được tăng cường, cụ thể là chủ đề ưu tiên cụ thể được đề xuất không chỉ đáp ứng được các ưu tiên của nền kinh tế chủ trì năm tiến trình, mà còn gắn với các quyết định và chương trình hành động đã được các Bộ trưởng Tài chính thông qua tại các hội nghị trước và kế hoạch dài hạn như Kế hoạch hành động Cebu; cần gắn kết quả đầu ra cụ thể trong các phiên thảo luận tại hội nghị hơn là thảo luận toàn bộ về nội dung hợp tác; kết luận mỗi phiên thảo luận cần đánh giá được kết quả hợp tác và đề ra định hướng tiếp theo. Vai trò của nền kinh tế chủ trì Tiến trình được nhấn mạnh thông qua việc công bố các chủ đề ưu tiên từ đầu năm, dự kiến được kết quả đầu ra cụ thể và lộ trình thực hiện trong năm để đạt được những kết quả này; thường xuyên đánh giá về mục tiêu, hoạt động và tiến độ triển khai triển khai các chủ đề, sáng kiến ưu tiên nhằm đóng góp thiết thực cho diễn đàn. Đồng thời, vai trò của các nền kinh tế thành viên trong tiến trình hợp tác cũng cần được tăng cường, cụ thể là nâng cao sự tham gia của các nền kinh tế thành viên trong thảo luận chính sách tại các hội nghị; giảm bớt vai trò dẫn dắt diễn đàn của các tổ chức quốc tế, chỉ hợp tác hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật khi được đề nghị. Nhằm tạo ra sự đồng thuận hướng tới các mục tiêu chung và phát huy sức mạnh của sự phối hợp trong giải quyết các vấn đề liên ngành, Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC cần đẩy mạnh kết nối và phối hợp với các diễn đàn và ủy ban hợp tác khác trong APEC.
APEC 2017 là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược Đổi mới Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC. Triển khai bốn sáng kiến hợp tác tài chính APEC Việt Nam 2017 vừa gắn với ưu tiên quốc gia, vừa thực hiện hiệu quả Chiến lược Đổi mới Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC, hướng tới lợi ích thiết thực cho toàn khu vực./.
Theo mof.gov.vn
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Dự báo thời tiết ngày mai 5/5: Nắng nóng dịu dần trên cả nước
- ·Cuộc đua số hóa dịch vụ ngân hàng
- ·13 ca Covid
- ·Cần giải pháp quyết liệt với các ngân hàng yếu kém
- ·Chết đuối thương tâm khi đi dự đám cưới người thân
- ·Tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% mới được mở rộng khu công nghiệp
- ·Bệnh viện quận Thủ Đức: Phẫu thuật tim khi tim vẫn hoạt động
- ·Bắt giữ tàu vận chuyển xăng dầu không có hóa đơn chứng từ hợp pháp
- ·Hộ nghèo được vay 25 triệu đồng/hộ để xây, sửa nhà
- ·Kinh tế năm 2017 tiếp tục khó khăn
- ·Tình hình Biển Đông mới nhất: Mỹ lo Trung Quốc đưa tên lửa đến Biển Đông
- ·2 người đầu tiên đủ điều kiện hiến huyết tương điều trị Covid
- ·Cảnh báo chiêu trò tự xưng cán bộ thuế lừa người dân kê khai nộp thuế điện tử
- ·Di nguyện của người đàn ông chết não giúp 2 phụ nữ thoát cảnh mù lòa
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày 23/4/2015: Bắc Bộ mát mẻ, có mưa
- ·Hai cậu bé mất hết bố mẹ vì Covid
- ·Có thể thay thế xăng RON 92 bằng E5 vào giữa năm 2017
- ·Trà Vinh: Bắt tạm giam 3 bị can sai phạm tại Quỹ tín dụng nhân dân Đại An
- ·Bất động sản: Chủ đầu tư ‘bùng’, ngân hàng chịu trách nhiệm?
- ·Bắt tạm giam chủ hụi lừa đảo chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng