【đội hình salernitana gặp fiorentina】Tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% mới được mở rộng khu công nghiệp
Nghị định này quy định về thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Đây là Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14-3-2008 và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 11-12-2013 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) và khu kinh tế (KKT).
Theo dự thảo, điều kiện phê duyệt chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp bao gồm: dự án phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%.
Đối với việc mở rộng khu công nghiệp, ngoài hai điều kiện trên, Khu công nghiệp còn phải đáp ứng được yêu cầu đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% và khu công nghiệp đã xây dựng và đưa vào sử dụng công trình xử lý nước thải tập trung.
Liên quan đến những chính sách ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp, khu kinh tế, dự thảo nghị định quy định một số dự án đầu tư được hưởng mức ưu đãi thuế suất thuế TNDN 10% trong 30 năm, miễn thuế trong 4 năm, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo theo quy định của pháp luật về thuế TNDN.
Đơn cử như dự án đầu tư vào ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại khu kinh tế hoặc tại khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó là những dự án đầu tư vào khu kinh tế có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (ĐKĐT) hoặc quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng/năm, chậm nhất sau ba năm kể từ năm có doanh thu (trừ dự án sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản).
Một loại hình dự án cũng được hưởng ưu đãi này là dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và khai thác khoáng sản) có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật Công nghệ cao, Luật Khoa học công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·ADB hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2021 đối với các quốc gia đang phát triển Châu Á
- ·Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu
- ·Hội nghị thượng đỉnh bất thường của EU: Những nút thắt khó gỡ
- ·Hội đồng bảo an Liên hợp quốc họp khẩn về tình hình Ukraine
- ·Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất vì giấy phép, các hiệp hội đồng loạt lên tiếng
- ·Hàn Quốc: Phá hủy văn phòng liên lạc không vi phạm thỏa thuận
- ·Rơi máy bay chở 72 người ở Nepal
- ·Nước Mỹ 20 năm xây dựng lại hy vọng sau vụ khủng bố kinh hoàng 11
- ·Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
- ·Hơn 3.000 người thiệt mạng trong hành trình đến châu Âu năm 2021
- ·Hà Nội tăng cường quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ
- ·Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết phản đối Mỹ cấm vận Cuba
- ·WHO cảnh báo không chủ quan dù số ca nhiễm mới COVID
- ·HĐBA LHQ thông qua nghị quyết then chốt về khủng hoảng Gaza
- ·Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
- ·Hàn Quốc: Phá hủy văn phòng liên lạc không vi phạm thỏa thuận
- ·Ukraine thúc đẩy xúc tiến hội đàm trực tiếp với lãnh đạo Nga
- ·Tình hình dịch bệnh Covid
- ·Phát hiện hai kháng thể tiêu diệt cả virus corona đột biến
- ·Lực lượng Hải quân Ấn Độ chặn tàu cá nghi bị cướp biển chiếm giữ