【bạn xếp hạng tây ban nha】Kinh tế năm 2017 tiếp tục khó khăn
Những điểm sáng
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%, quý II tăng 5,78%, quý III tăng 6,56%, quý IV tăng 6,68%. Bình luận về mức tăng trưởng này, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, mức tăng trưởng này thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời thiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì việc đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo.
Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,06% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao 11,9%, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung. Ngành khai khoáng có mức giảm mạnh nhất với 4%, cũng là mức giảm sâu nhất kể từ năm 2011.
Dù tốc độ tăng của GDP không đạt như kỳ vọng nhưng ông Hà Quang Tuyến, Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia (Tổng cục Thống kê) đánh giá, đây là lần đầu tiên tăng trưởng kinh tế Việt Nam tăng cao nhưng không phụ thuộc vào khai thác tài nguyên nhiên nhiên. Ngoài ra, ông Tuyến cũng nêu ra một số điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2016 như: Xuất siêu hàng hóa quay lại, 2,68 tỷ USD trong khi năm 2015 nhập siêu 3,6 tỷ USD; việc điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá tích cực, ổn định nên dự trữ ngoại hối cao kỷ lục trong năm qua; năm 2016 là năm ghi dấu kỷ lục 110.100 DN đăng ký thành lập mới; lượng khách du lịch đến Việt Nam đạt kỷ lục 10 triệu khách.
Đáng chú ý, năm 2016 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát trong điều kiện giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại nhưng vẫn tạo điều kiện để điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý tiệm cận dần theo giá thị trường. Năm 2016 bình quân mỗi tháng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,4%; CPI bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 2,66%; CPI tháng 12-2016 tăng 4,74% so tháng 12-2015, thấp hơn so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra.
Như vậy, trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước còn khó khăn, nền kinh tế Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng nhất định. Năm 2016 là một năm thành công trong điều hành chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành.
Thách thức về kiểm soát lạm phát trong năm 2017
Trong năm 2017, Quốc hội đề ra mục tiêu GDP tăng 6,7%, lạm phát ở mức 4%. Tuy nhiên, theo ông Lâm, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% là một thách thức trong bối cảnh kinh tế nước ta và khu vực biến động khó lường. Ví dụ, trong tháng 12, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã tăng lãi suất đồng đô la, điều này ảnh hưởng lớn đến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, ảnh hưởng đến tỷ giá, kéo theo ảnh hưởng đến lạm phát. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 12 tăng 4,74%, bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,4%, nhưng với mục tiêu lam phát 4% trong năm 2017 thì bình quân mỗi tháng CPI chỉ được tăng 0,2%. Đây là thách thức lớn.
Bên cạnh đó, mức tăng trưởng 6,7% cũng là mục tiêu khó khăn khi kinh tế thế giới chưa thuận lợi, thậm chí các tổ chức quốc tế đều nhận định tăng trưởng năm 2017 còn thấp hơn năm 2016. Chưa kể, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn- khi phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu thế giới, trong khi các nước đang sử dụng chính sách bảo hộ mậu dịch để bảo vệ nền kinh tế trong nước thì đây cũng là thách thức lớn đối với Việt Nam. Mặt khác, biến đổi khí hậu cũng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Do vậy, để đạt được những mục tiêu đề ra, Chính phủ, các bộ, ngành cần quan tâm làm sao có giải pháp kịp thời. Ông Lâm kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ động và phối hợp chặt chẽ trong đánh giá tình hình giá cả, xây dựng các phương án điều hành giá (giá dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, giá điện, giá nước sinh hoạt), lãi suất và tỷ giá để chủ động kiểm soát lạm phát.
Đối với hai mặt hàng xăng dầu và điện, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu phù hợp để hạn chế mức tăng giá mặt hàng này đến CPI chung.
Bộ Công Thương chủ động đưa ra các phương án tăng giá điện để tính toán các mức độ ảnh hưởng đến chỉ số CPI, chỉ số giá sản xuất và tăng trưởng GDP.
Tổng cục Thống kê cũng đề xuất, đối với mặt hàng dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục đề nghị Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành liên quan dự báo các yếu tố tác động đến CPI trong năm 2017 để có thể điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục theo lộ trình cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm giảm sự tác động lan tỏa lên chỉ số CPI; đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành giữ ổn định lãi suất và tỷ giá, giữ mức lạm phát cơ bản khoảng 2%.
“Chúng tôi cũng đề nghị thực hiện các đợt điều chỉnh giá các mặt hàng dịch vụ y tế, giáo dục trùng với các thời điểm đã điều chỉnh trong năm 2016 để chỉ số bình quân năm hạn chế tăng cao; đề nghị thời gian thực hiện điều chỉnh giá các loại mặt hàng nhà nước quản lý tách ra các tháng khác nhau để giảm thiểu sự tác động lan tỏa lên chỉ số CPI”, ông Lâm nhấn mạnh.
Năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 84,5 triệu đồng/lao động. Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2016 ước tính tăng 5,31% so với năm 2015. Theo khu vực kinh tế, năng suất lao động bình quân trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt thấp nhất với 32,9 triệu đồng/lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 112 triệu đồng/lao động; khu vực dịch vụ đạt 103,5 triệu đồng/lao động. Mặc dù năng suất lao động của Việt nam thời gian qua đã cải thiện đáng kể nhưng còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Điểm thi Hà Giang 'cao bất thường': Quy trình chặt nhưng được vận hành bởi con người
- ·Hội Doanh nhân trẻ tỉnh giao lưu với Báo Long An
- ·Sẵn sàng cho cuộc đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với người lao động
- ·Bước đệm trong xây dựng chính quyền điện tử
- ·Đảm bảo truy xuất nguồn gốc hàng hóa Việt Nam tại thị trường châu Mỹ
- ·Nâng cao hiệu quả công tác dân vận
- ·Công đoàn Viên chức tỉnh Long An về nguồn tại Tây Ninh
- ·Hướng tới chính quyền thân thiện
- ·Thủ tướng Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định UKVFTA
- ·Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư: 'Chưa nhiệm kỳ nào xử mạnh tay như hiện nay'
- ·Tiếp tục đề xuất giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh
- ·Xây dựng chi bộ kiểu mẫu: Khả quan kết quả bước đầu
- ·Phối hợp chặt, tuyên truyền đậm nét về Công an nhân dân
- ·Nhiều hoạt động chăm lo cho gia đình chính sách, người có công
- ·Thông tin mới nhất vụ vỡ đập thủy điện Sepien Senamnoy ở Lào
- ·Thà ít mà tốt còn hơn đông nhưng không mạnh
- ·Bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn
- ·Quyết tâm thực hiện nghị quyết đại hội
- ·Bảo hiểm xã hội 1 lần: Những điều người lao động cần biết
- ·Sàng lọc, loại ra những “con lươn, con chạch” trong bộ máy