【lịch thi đấu qatar】Vốn hóa VinFast tăng vọt lên 160 tỷ USD, tia chớp nhất thời hay khởi đầu mới?
Tia chớp trên bầu trời tài chính Mỹ...
Cổ phiếu VinFastđã có một tuần tăng giá dữ dội,ốnhóaVinFasttăngvọtlêntỷUSDtiachớpnhấtthờihaykhởiđầumớlịch thi đấu qatar gây bão dư luận trên thị trường quốc tế cũng như tại Việt Nam.
Trong 5 phiên tuần qua (21-25/8), cổ phiếu VinFast tăng gấp 4,5 lần và lên đỉnh mới trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ: 68,77 USD/cp. Vốn hóa của VinFast tăng thêm hơn 120 tỷ USD, lên gần 160 tỷ USD.
Điều này đã đưa VinFast trở thành hãng xe điện lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Tesla của tỷ phú Elon Musk (có vốn hóa tính tới 25/8 là 957 tỷ USD). VinFast cũng là hãng xe hơi lớn thứ 3 thế giới, xếp sau Toyota (với vốn hóa hơn 222 tỷ USD).
Như vậy, sau một thời gian rất ngắn, hãng xe hơi non trẻ của Việt Nam (thành lập năm 2017) lần lượt vượt qua các ông lớn trong ngành với lịch sử phát triển rất lâu đời, cả trăm năm như: General Motors, Ford, Honda, Ferrari, Volkswagen, và gần đây vượt cả 2 ông lớn BMW, Mercedes-Benz và rồi cả hãng siêu xe Porsche của Đức.
VinFast 210 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp bắt kịp ông chủ FacebookVốn hóa của VinFast thậm chí còn cao gần gấp đôi ông lớn xe ô tô điện BYD nổi tiếng của Trung Quốc. Đây là hãng xe điện đang đe dọa vị trí số 1 của Tesla và có lượng bán hàng rất lớn.
Nửa đầu năm 2023, BYD giao hơn 1,26 triệu xe. Trong năm 2022, hãng xe điện Trung Quốc bán 1,86 triệu xe, gấp 3 lần so với 2021. BYD đang tấn công mạnh mẽ sang thị trường ASEAN.
Cú bứt phá giá cổ phiếu vượt cả các ông lớn xe hơi của Mỹ, vượt qua các đại gia lâu đời của Đức (mà trước đó khi làm xe xăng VinFast đã mua một số công nghệ) và cả hãng xe ô tô điện BYD đình đám của Trung Quốc… đã khiến VinFast được truyền thông Mỹ và Trung Quốc quan tâm, có những bài viết phân tích và đánh giá.
VinFast được truyền thông và dư luận quốc tế xem là một hãng xe trẻ nhưng tham vọng của tỷ phú đứng đầu - ông Phạm Nhật Vượng là rất lớn, muốn chinh phục thị trường Mỹ, châu Âu, Trung Đông và ASEAN. VinFast được tập đoàn tư nhân lớn nhất ở Việt Nam - Vingroup (HOSE: VIC) do ông Vượng làm chủ tịch đứng sau hỗ trợ.
Kỳ vọng lớn của giới đầu tư vào tương lai của ngành xe điện thế giới và lượng cổ phiếu lưu hành tự do (free float) của VinFast ở mức rất thấp (4,5 triệu đơn vị so với hơn 2,3 tỷ cổ phiếu VFS được niêm yết)… cũng là yếu tố hỗ trợ cho cú bứt phá trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Trên thực tế, Việt Nam là một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp và du lịch, hơn là sản xuất công nghiệp công nghệ cao. Đây cũng là yếu tố thu hút truyền thông quốc tế khi VinFast ra mắt tưng bừng trên sàn chứng khoán công nghệ số 1 của Mỹ. Trước đó, VinFast cũng đã khởi công nhà máy ở Bắc Corolina của Mỹ, với tổng đầu tư 2 giai đoạn là 4 tỷ USD.
Không chỉ lớn so với các hãng xe hơi trên thế giới, với vốn hóa 160 tỷ USD, VinFast lọt top 100 công ty có vốn hóa lớn nhất toàn cầu, vượt nhiều tên tuổi lớn như Walt Disney, Nike, Boeing... thậm chí cả một số ngân hàng như HSBC có lịch hoạt động trăm năm của nước Anh.
Cũng chỉ sau mỗi đêm, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng - chủ hãng xe VinFast - có thêm cả chục tỷ USD và hiện là người giàu thứ 23 thế giới, số 3 châu Á và số 1 Đông Nam Á, theo xếp hạng của Forbes.
Hay sự khởi đầu của một huyền thoại?
Có rất nhiều ý kiến trái chiều xuất hiện trên truyền thông cũng như trong một số cộng đồng các nhà đầu tư trên thế giới về sự xuất hiện của cổ phiếu VinFast trên sàn Nasdaq và cú tăng giá bùng nổ trong những ngày qua.
Bên cạnh đó, câu chuyện thứ hạng trong các bảng xếp hạng giàu có của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam - Vingroup (công ty mẹ của VinFast) cũng là điều mà được nhiều người đề cập tới.
Hai tổ chức xếp hạng doanh nhân giàu có trên thế giới là Forbes và Bloomberg đã bối rối và có nhiều thay đổi trong những ngày vừa qua, khi vị trí ông Phạm Nhật Vượng liên tục thăng hạng theo biến động tăng vọt của cổ phiếu VinFast.
Ông Phạm Nhật Vượng vượt qua nhiều doanh nhân hàng đầu trên thế giới, trong bối cảnh giá trị trăm tỷ USD của hãng xe VinFast vẫn là vấn đề còn nhiều bàn cãi. Lượng cổ phiếu lưu hành tự do free float của VinFast còn ở mức rất thấp.
Trên thực tế, có nhiều người nghi ngờ về cú bứt phá về giá của cổ phiếu VinFast nhưng cũng có người tin tưởng vào khẩu vị ưa chuộng mạo hiểm của thị trường chứng khoán Mỹ, giống như họ từng đánh cược vào cổ phiếu Tesla của tỷ phú Elon Musk.
Lịch sử cho thấy, trên sàn Nasdaq của Mỹ, các mã cổ phiếu liên quan đến công nghệ dễ có cơ hội thu hút dòng tiền hơn. Nhiều cổ phiếu của các hàng xe điện khác cũng từng bứt phá rất mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ. Có mã sau đó giảm rồi tăng tiếp nhưng có mã tụt giảm sâu.
Trong hơn một thập kỷ qua, cổ phiếu Tesla của tỷ phú Elon Musk biến động như tàu lượn và Tesla cũng từng nhiều lần đứng trước nguy cơ phá sản trước khi trở thành hãng xe số 1 thế giới.
Với VinFast, nếu cổ phiếu VFS trụ vững ở mức cao hợp lý, và hãng xe Việt đẩy mạnh bán được ô tô điện ở Mỹ thì việc phát hành cổ phiếu hút vốn cũng như vay vốn cho đầu tư phát triển ở cả trong nước và trên thị trường quốc tế sẽ rất thuận lợi. Khả năng đầu tư mở rộng và bứt phá của VinFast là hoàn toàn có thể.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng kỳ vọng ở tỷ phú Phạm Nhật Vượng, một người được biết đến có tham vọng rất lớn, có tầm nhìn xa, có chiến lược trong phát triển doanh nghiệp và muốn đóng góp cho xã hội.
Tiềm năng và thị trường xe điện thế giới rất rộng lớn và triển vọng có thể còn lớn hơn nữa trong tương lai. Hơn thế, phát triển xanh là xu hướng toàn cầu trong tương lai. Nhiều Chính phủ đang đặt ra nhiều mức thuế và phí cho việc phát thải cao. Từ sau COP26, nhiều người dân đã có nhận thức về việc bảo vệ môi trường. Từ đó nhu cầu đi xe điện càng ngày càng nhiều hơn. Tại Việt Nam, các cơ quan chức năng cũng đang đề xuất những hỗ trợ cho các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất xe điện cũng như người mua tiêu dùng xe điện.
Hiện tượng “Tesla Việt Nam” mới chỉ diễn ra trong vài phiên. Nó có thể là một tia chớp, nhưng cũng có thể là sự khởi đầu của một huyền thoại mới(?!)
Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi những bước đi tiếp theo của hãng xe điện Việt. Cùng với những ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam và vị thế thuận lợi của đất nước ở khu phát triển năng động nhất của thế giới trong thế kỷ mới.
Tất cả còn ở phía trước, và thách thức còn rất nhiều như CEO VinFast bà Lê Thị Thu Thủy đã nói. Việc “làm được” hay không phụ thuộc vào VinFast.
VinFast 160 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng siêu giàu, tổ chức xếp hạng bối rốiTỷ phú Phạm Nhật Vượng bứt phá lên vị trí giàu thứ 23 trên thế giới với khối tài sản tăng thêm hàng chục tỷ USD trong tuần 21-25/8 do cổ phiếu VinFast tăng gấp 4,5 lần và lên đỉnh mới trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ tướng: Lạng Sơn cần chú trọng hơn nữa phát triển nông nghiệp công nghệ cao
- ·Quyết liệt chống thất thu thuế
- ·Chiếu xạ 3,5 tấn xoài Sơn La để xuất khẩu sang Australia
- ·Tất bật cho vụ mới
- ·Video: Giải cứu thành công nam thanh niên định nhảy cầu Bãi Cháy tự tử
- ·Phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại
- ·Muỗi hành gây hại lúa Đông Xuân tại Kiên Giang
- ·Tất bật ứng phó xâm nhập mặn
- ·Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán vui tươi, lành mạnh
- ·Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư
- ·Thủ tướng: 'Xe VinFast cho thấy Việt Nam đã bước lên một tầm cỡ mới'
- ·Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ cơ sở nhỏ lẻ
- ·Khó thu nợ vay mua nhà ở khu dân cư vượt lũ
- ·Đa dạng sản phẩm từ khóm
- ·Ngân hàng ACB thoái sạch vốn tại hãng kem 65 năm tuổi của Hà Nội
- ·Xuất khẩu gạo: Chọn phân khúc để lách qua “khe cửa hẹp”
- ·Dấu ấn thu hút đầu tư
- ·Điểm sáng nông thôn mới
- ·Chất lượng không khí kém, Hà Nội đưa ra giải pháp
- ·Khởi sắc đầu năm