【bxh a league úc】Xuất khẩu gạo: Chọn phân khúc để lách qua “khe cửa hẹp”
Đầu tháng 3-2017,ấtkhẩugạoChọnphnkhcđểlchquakhecửahẹbxh a league úc nông dân ĐBSCL bước vào thu hoạch rộ lúa Đông xuân. Nông dân đang bán lúa được giá. Thế nhưng áp lực tìm đầu ra cho hạt gạo càng nặng nề, diễn biến của thị trường khó lường trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.
Nông dân Hậu Giang đang thu hoạch lúa Đông xuân.
Trúng mùa, lúa thu hoạch sớm trúng giá
Đầu tháng 3-2017, nông dân ĐBSCL bước vào cao điểm thu hoạch lúa Đông xuân. Bán lúa được giá, nhiều nông dân khá hài lòng. Với giá lúa hiện nay, bình quân nông dân đạt lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/ha. Thời tiết thất thường mưa trái mùa đã làm nhiều ruộng lúa của nông dân bị sập, giảm năng suất. Tình trạng này cũng diễn ra ở nhiều tỉnh, thành khác. Tuy nhiên, diện tích này không đáng kể chỉ chiếm khoảng 1-4% (tùy theo địa phương).
Những ngày này, đi qua tuyến đường nối Vị Thanh - Cần Thơ, cảnh nông dân thu hoạch lúa tấp nập. Hàng loạt máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa, thương lái đưa xe tải đến cặp lộ mua lúa của nông dân liền tay. Hiện giá lúa dao động từ 4.900-5.300 đồng/kg (tùy theo lúa ướt hay lúa khô), bình quân tăng 300-400 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán. “Gia đình tôi rất vui khi vừa thu hoạch xong lúa, thương lái mua tại ruộng 5.000 đồng/kg. Nhà có 5 công ruộng cũng kiếm lời hơn mười mấy triệu đồng”, anh Trần Văn Hết, ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, cho biết. Năm nay dù lũ nhỏ về muộn nhưng đa phần các trà lúa đều trúng. Tại Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Tỉnh xuống giống gần 78.000ha lúa Đông xuân. Diện tích tăng mạnh do nông dân muốn bù đắp lại thiệt hại các vụ bị hạn - mặn gây thiệt hại trước đó. Điều phấn khởi là trà lúa rất trúng, ước tính năng suất đạt khoảng 7 tấn/ha. Trong khi đó, theo công bố mới đây, giá thành sản xuất lúa Đông xuân dao động ở ngưỡng 3.700-3.800 đồng/kg. Với mức giá thành này, giá lúa trên 5.000 đồng/kg, nông dân sẽ có mức lời khoảng 30%.
Vụ Đông xuân năm nay, ĐBSCL xuống giống trên 1,5 triệu héc-ta, ước tính sản lượng lúa đạt 11 triệu tấn. Đây là sản lượng lớn so với những năm trước đây. Cùng lúc này, Chính phủ Thái Lan quyết định bán xả kho 8 triệu tấn gạo dự trữ lâu nay. Dù có đến 5 triệu tấn gạo tồn kho bị hư mục, nhưng còn 3 triệu tấn gạo tồn kho bán ra thị trường, cộng với số lượng mới thu hoạch của nông dân Thái Lan, áp lực đầu ra càng đè nặng lên hạt gạo Việt Nam. Thời gian tới diễn biến giá lúa gạo ở ĐBSCL rất khó lường.
Xác định các phân khúc thị trường gạo
Một tín hiệu tích cực hy vọng mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam, trong những ngày đầu năm 2017, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo - quy định đang bị phàn nàn là gây khó doanh nghiệp. Theo đó, bỏ quy định khống chế số lượng tối đa 150 đầu mối xuất khẩu gạo, quy định khống chế địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy định tiêu chí thành tích xuất khẩu gạo. Cụ thể, các doanh nghiệp không còn chịu những ràng buộc về việc xin - cho hạn ngạch. Đáng chú ý là việc bỏ quy định xuất khẩu tối thiểu 10.000 tấn gạo/năm mới được tiếp tục xuất khẩu tiếp. “Nhu cầu gạo thơm, chất lượng cao rất đa dạng và nhiều thị trường có nhu cầu. Số lượng phân khúc gạo phẩm cấp cao thường số lượng không lớn. Có đối tác chỉ cần vài ngàn tấn. Bãi bỏ quy định tối thiểu xuất khẩu gạo 10.000 tấn/năm là động thái tích cực khi hạt gạo phải cạnh tranh khốc liệt hơn”, một doanh nghiệp ở ĐBSCL, cho biết. Bãi bỏ một số tiêu chí “khó”, xuất khẩu gạo chắc chắn sẽ đột phá trong phân khúc gạo thơm, gạo phẩm cấp cao… “Bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo sẽ tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu phân khúc gạo cao cấp, gạo thơm, gạo đặc sản có thương hiệu”, một lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho biết.
Các chuyên gia am hiểu về lúa gạo, cho rằng: Đã đến lúc cơ cấu lại ngành sản xuất lúa gạo cho phù hợp với nhu cầu của thế giới. Trước tiên, vựa lúa ĐBSCL cần thay đổi cơ cấu sản xuất. Không nên quá tập trung sản xuất 3 vụ lúa/năm, thậm chí có vùng 7 vụ/2 năm. Có một nghịch lý là Việt Nam đang sản xuất thừa lúa gạo (xuất khẩu gạo chỉ trên 2,2 tỉ USD) nhưng hàng năm phải nhập thức ăn chăn nuôi được chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp rất lớn (hơn 3 tỉ USD). Đây là điều trái khoáy! Việt Nam có thế mạnh sản xuất nông nghiệp nếu đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp căn cơ, hoàn toàn có thể chủ động tạo ra vùng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi thay vì phải nhập khẩu. Theo ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, nâng cao giá trị gia tăng cho hạt gạo bằng tiêu chuẩn chất lượng, phẩm cấp gạo ngon là cần. Nhưng điều cốt lõi là cần xác định các phân khúc thị trường và phát triển các sản phẩm sau gạo. Chúng ta không nên chỉ tập trung vào việc xuất khẩu gạo, trong khi 90 triệu dân Việt đang ăn gạo và đang còn đó một dư địa lớn từ các ngành “công nghiệp phụ trợ từ chuỗi giá trị lúa gạo” chưa được quan tâm. Đó có thể là các ngành công nghiệp mới sau gạo có giá trị gia tăng cao như thực phẩm tiêu dùng (dầu ăn, sữa gạo, thức uống dinh dưỡng...), vật liệu (đánh bóng kim loại), sơn (nano chống cháy), ngành dược, mỹ phẩm, ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản... Cần tiếp cận linh hoạt hơn đối với quy hoạch sử dụng đất trong việc thực hiện chủ trương giữ hơn 3 triệu héc-ta đất trồng lúa. Trong đó cần ưu tiên đầu tư vào một “vùng lõi lúa gạo” của ĐBSCL.
Việc định hình, cơ cấu lại sản xuất các mặt hàng nông sản theo hướng tăng nguồn nông sản chế biến thay thế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, giảm trồng lúa cần phải xem xét. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường đang phát triển mạnh ở nội địa. Kéo theo thay đổi cấu trúc của người tiêu dùng. Hiện người tiêu dùng ở thị trường nội địa đòi hỏi cao hơn các sản phẩm an toàn, nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn. Mặt hàng lúa gạo cũng không ngoài lệ. Đây chính là những nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến nông sản trong nước.
Để tránh tình trạng được mùa, mất giá, ĐBSCL cần giảm diện tích lúa ở vùng ven biển do tác động của biến đổi khí hậu. Ngành lúa gạo cần được đầu tư đúng mức theo hướng chuyên nghiệp hóa: cung - cầu cân đối theo từng phân khúc gạo (gạo thơm, gạo đặc sản, gạo có phẩm cấp trung bình), gắn với thị trường tiêu thụ cụ thể, từng bước giảm áp lực tìm đầu ra cho lúa gạo Việt Nam!
Bài, ảnh: CAO PHONG
(责任编辑:La liga)
- ·Lời khẩn cầu gia đình thương binh khó có ai khổ hơn
- ·Thêm một tỉnh của Nga tuyên bố tình trạng khẩn cấp, Ukraine chưa dừng tấn công
- ·Xây dựng điểm check
- ·Giá heo hơi hôm nay 17/12/2024: Cả nước đồng loạt tăng giá, thiết lập bảng giá mới
- ·20 triệu đồng cứu chàng trai bán vé số bị áp xe não
- ·Vùng biên Ukraine bị không kích, Thụy Sỹ, Italia muốn Nga dự hội nghị hòa bình
- ·Hơn 264 triệu cổ phiếu của Viglacera gia nhập UPCoM
- ·Giá vàng chiều nay 11/12/2024: Vàng thế giới chạm đỉnh 2 tuần
- ·Mẹ làm lao công, con trai u não cầu cứu
- ·Chi cục Hải quan Hải Dương: 100% doanh nghiệp thực hiện TTHQĐT
- ·Vướng mắc về việc xuất hóa đơn của hộ kinh doanh?
- ·Giá tiêu hôm nay 17/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay đang neo ở mức cao
- ·Dự báo giá tiêu ngày mai 14/12/2024: Giá tiêu ngày mai tiếp đà tăng mạnh?
- ·Video đồng minh của Nga điều xe tăng tới gần biên giới Ukraine
- ·Chung tay cùng VietNamNet thay đổi những số phận
- ·DHC huy động vốn cho nhà máy Giao Long giai đoạn II
- ·Một số vướng mắc trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lí thuế
- ·Tổng thống Ukraine lần đầu tiên nói rõ về mục đích xâm nhập lãnh thổ Nga
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 11/2015
- ·Động đất 7,1 độ richter, Nhật Bản cảnh báo sóng thần