【lich dau】Ưu tiên phát triển ngân hàng số trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
VCB Digibank được vinh danh tại lễ trao giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam 2021 Chuyển đổi số là động lực mới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội |
Chiều 17/12,ƯutiênpháttriểnngânhàngsốtrongquátrìnhchuyểnđổisốtạiViệlich dau Học viện Tài chính phối hợp với UBND TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh); Cục phát triển Thị trường và doanh nghiệp Khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Thanh Xuân tổ chức Hội thảo Quốc gia “Quản trị ngân hàng số trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế số hiện nay ở Việt Nam”.
TS. Nguyễn Đào Tùng - Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện Tài chính điều hành phiên thảo luận tại điểm cầu Học viện Tài chính. Ảnh: Đức Việt. |
Công nghệ tác động mạnh đến quản trị ngân hàng
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Trương Thị Thủy - Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, nếu như sự xuất hiện của điện thoại di động vào những thập niên 90 mới chỉ đặt ra vấn đề về tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với hoạt động ngân hàng (NH), quá trình phổ cập thiết bị di động khiến internet banking là một phần không thể thiếu của hoạt động NH thì những bước tiến mới của trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ blockchain, đã xóa mờ ranh giới vật lý và địa lý của NH, làm suy yếu những mô hình NH với phương thức vận hành truyền thống.
Sự ra đời của hàng nghìn công ty khởi nghiệp Fintech là những minh chứng điển hình cho nhu cầu nhận diện lại khái niệm và định nghĩa về NH, về hoạt động kinh doanh tiền tệ và cung ứng dịch vụ của NH trong kỷ nguyên số.
Trong kỷ nguyên số, đặc biệt là trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), công nghệ không đơn thuần là một công cụ hỗ trợ mà đã trở thành nhân tố tác động mạnh mẽ đến quản trị ngân hàng thương mại (NHTM).
Các sản phẩm của cuộc CMCN 4.0 làm thay đổi toàn diện, từ bản chất đến hình thức của hoạt động kinh doanh NH, đặt ra nhiều yêu cầu mới, thách thức mới cho công tác quản trị.
Chia sẻ về chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực NH, TS. Nguyễn Thùy Linh - Học viện Tài chính cho hay, hiện nay, 95% các tổ chức tín dụng (TCTD) đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược CĐS, 39% TCTD đã phê duyệt chiến lược CĐS hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển kinh doanh/công nghệ thông tin, 42% các TCTD đang xây dựng chiến lược CĐS.
Đồng thời với việc hoạch định các chiến lược CĐS, các NHTM Việt Nam kỳ vọng về những lợi ích của CĐS trong 3 - 5 năm tới, với 82,5% kỳ vọng tăng trưởng doanh thu ít nhất 10%, 58,2% kỳ vọng trên 60% lượng khách hàng sử dụng kênh số, 44,4% kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng khách hàng đạt mức trên 50%...
Tuy nhiên, CĐS trong hoạt động NH cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi cần tiếp tục có sự nghiên cứu để hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử, định danh và xác thực điện tử, cơ chế quản lý, giám sát đối với các công ty Fintech... cũng như việc đảm bảo an toàn, bảo mật trước xu hướng gia tăng của các loại tội phạm trên môi trường mạng với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp.
PGS.TS Trương Thị Thủy - Phó Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đức Việt. |
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý
Trước các vấn đề trên, TS. Nguyễn Thùy Linh khuyến nghị, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý trong hoạt động NH thích ứng với cuộc CMCN 4.0, chú trọng tới công tác đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm hạn chế những rủi ro.
Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ theo hướng đồng bộ, tập trung, thống nhất, có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ NH trên nền tảng số, nâng cao chất lượng phục vụ và tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng.
Ưu tiên phát triển NH theo mô hình NH số, trong đó lấy thanh toán số làm cửa ngõ để kết nối liền mạch với các dịch vụ NH khác như huy động, cho vay, đầu tư, bảo hiểm...; chú trọng công tác nhân sự, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành NH.
Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân về ứng dụng kỹ thuật số và những lưu ý để phòng, tránh rủi ro khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử…
Còn theo TS. Nguyễn Thành Nam - Giám đốc Công ty Luật Gattaca, thách thức đặt ra đối với cơ quan quản lý khi mà bối cảnh phát triển của công nghệ tài chính đã vượt quá khuôn khổ pháp lý hiện hành. Trong khi đó, các định chế tài chính và các dịch vụ tài chính truyền thống đang chịu nhiều ràng buộc pháp lý để đảm bảo an toàn hệ thống thì các quy định an toàn và pháp luật đối với các NH số ở Việt Nam còn chưa đầy đủ. Việc ban hành các quy định luật pháp đối với NH số nếu không được xem xét kịp thời và phù hợp, có thể tạo ra một sân chơi không công bằng giữa các NH.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, TS. Nguyễn Thành Nam cho rằng, để đảm bảo độ tin cậy, minh bạch của chứng từ điện tử trong hoạt động của các NH số, việc quy định cụ thể về định danh và xác thực điện tử sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động quản lý, sử dụng dịch vụ định danh và xác thực điện tử; đặc biệt là các quy định về việc áp dụng, công nhận giá trị pháp lý khi triển khai công nghệ mới như QR code, blockchain.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định về thông điệp dữ liệu để phù hợp với thực tiễn như: địa điểm gửi và nhận, gán dấu thời gian đối với thông điệp dữ liệu, việc chuyển đổi chứng từ điện tử sang dạng giấy và ngược lại, bản gốc, bản sao, bản chính và giá trị pháp lý của chứng từ sau khi chuyển đổi...
Cần ban hành các văn bản hướng dẫn Luật giao dịch điện tử quy định rõ các điều kiện, tiêu chuẩn để chữ ký điện tử được xác định là chữ ký điện tử an toàn; các cấp độ của chữ ký điện tử, giá trị pháp lý theo từng cấp độ; rà soát và bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để giải quyết vấn đề bảo mật thông tin khách hàng, vấn đề an ninh và sở hữu trí tuệ, hỗ trợ việc thực hiện e-KYC từ phía các cơ quan Nhà nước.
NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện và áp dụng các cơ chế khuyến khích sự phát triển của công nghệ tài chính, đặc biệt là đối với hoàn thiện và áp dụng khung thử nghiệm pháp lý đối với phát triển công nghệ tài chính…/.
Tại hội thảo, các chuyên gia tập trung phân tích, đánh giá, đưa ra các giải pháp về thực hiện các nội dung cơ bản, cốt lõi của quản trị ngân hàng số trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế số hiện nay ở Việt Nam. Hội thảo đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học của các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, các tổ chức, đơn vị ở trong và ngoài Học viện Tài chính…. Ban tổ chức đã nhận được gần 70 bài viết và bài tham luận mang hàm lượng khoa học và thể hiện tính đa dạng trong cách tiếp cận về quản trị ngân hàng số trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế số; trong đó, đã lựa chọn được 64 bài viết để đăng kỷ yếu. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- ·Thủ tướng yêu cầu tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó mưa lũ, bão, thiên tai
- ·Cán bộ né tránh, sợ sai, không dám làm chính là tiêu cực
- ·Đề nghị Philippines ủng hộ Việt Nam trong việc gỡ "thẻ vàng" với xuất khẩu thủy sản
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·92% kiến nghị kiểm toán về tăng thu, giảm chi đã được thực hiện
- ·Tạm giam đối tượng chống người thi hành công vụ
- ·Bộ trưởng TT&TT: Quảng Trị cần sử dụng tối đa nguồn lực thúc đẩy phát triển KTXH
- ·Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- ·2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 43, nhiều chỉ tiêu cơ bản hoàn thành
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Bí thư Hà Giang Đặng Quốc Khánh làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường
- ·Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024
- ·Bộ trưởng Công an trình Quốc hội nâng thời hạn thị thực điện tử lên 3 tháng
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại
- ·Khai mạc Hội nghị tập huấn công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ
- ·Chợ lấn đường
- ·Chuyên Gia AI
- ·CPI tháng 5 tăng 0,05%