【nhan dinh goal】Bắt buộc giao dịch qua ngân hàng với mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Ủy ban Kinh tếnhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng,ắtbuộcgiaodịchquangânhàngvớimuabánsápnhậpdoanhnghiệnhan dinh goal chống rửa tiền năm 2012. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự ánLuật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) đã nhấn mạnh nội dung này khi trình bày báo cáo Thẩm tra dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) trong phiên họp chiều 20/10.
Trước đó, Thống đốc Ngân hàngNhà nước Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống rửa tiền.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng, chống rửa tiền. |
Có 6 lý do được Ủy ban Kinh tế đưa ra, cũng là các lý do được Chính phủ nêu trong Tờ trình.
Một là, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng và Nhà nước;
Hai là, đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế, khắc phục những bất cập của luật hiện hành;
Ba là, bảo đảm an ninh, an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ;
Bốn là, góp phần đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
Năm là, khắc phục thiếu hụt về cơ chế phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo các khuyến nghị và báo cáo đánh giá của các tổ chức quốc tế, tránh việc Việt Nam bị đưa vào “Danh sách Xám”.
Sáu là, thể hiện Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Tiền điện tử có thuộc phạm vi tài sản ảo không
Ủy ban Kinh tế cho biết, đa số ý kiến tán thành với việc sửa đổi, bổ sung tên gọi một số hoạt động của đối tượng báo cáo để phù hợp với quy định hiện hành có liên quan và phù hợp với nội hàm khái niệm của Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF).
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) |
Cụ thể, theo Tờ trình của Chính phủ, Dự thảo Luật kế thừa quy định về đối tượng báo cáo phòng, chống rửa tiền tại Luật Phòng, chống rửa tiền, bao gồm tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung về đối tượng báo cáo, cụ thể: - Sửa đổi, bổ sung tên gọi của một số hoạt động của đối tượng báo cáo, ví dụ: sửa đổi tên gọi hoạt động cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tưthành hoạt động cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý; sửa đổi, bổ sung tên gọi các hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kinh doanh trò chơi có thưởng...
Trong phần Trình bày tờ Trình của Chính phủ trước Quốc hội trước khi Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế trình bày báo cáo thẩm tra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải trình rõ, việc sửa đổi, bổ sung tên gọi các hoạt động để phù hợp với nội hàm khái niệm của FATF và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cũng cho biết, một số ý kiến đề nghị báo cáo rõ quy định về tiền điện tử tại điểm e khoản 1 Điều này có thuộc phạm vi tài sản ảo hay không, vì theo báo cáo của Chính phủ hiện chưa có khung pháp lý điều chỉnh về tài sản ảo nên chưa quy định ngay trong dự thảo Luật.
Có ý kiến đề nghị cân nhắc việc quy định đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính thực hiện hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại điểm i khoản 1 Điều này vì tổ chức này không trực tiếp tham gia vào việc nắm giữ, quản lý, hỗ trợ việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản phạm tội trong lĩnh vực này mà chỉ cung cấp kết quả phân tích, báo cáo, khuyến nghị, quyền quyết định thuộc về khách hàng.
Đối với các hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế tán thành với quy định tại dự thảo Luật về việc giao Chính phủ quy định sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm tạo sự linh hoạt cho Chính phủ trong ứng phó với các thời cơ, cũng như rủi ro, thách thức mới.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc các hoạt động mới phát sinh nếu xâm phạm đến quyền, lợi ích của công dân thì cần phải được quy định trong Luật.
Làm rõ hơn một số khái niệm về rửa tiền
Ủy ban Kinh tế thống nhất việc quy định các dấu hiệu đáng ngờ bao gồm dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ theo các lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên, trong Báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế đề nghị cần nghiên cứu bao quát cả các lĩnh vực khác thuộc đối tượng báo cáo, nhưng chưa được quy định các dấu hiệu đáng ngờ cụ thể (như lĩnh vực luật sư, công chứng, kế toán, kiểm toán, kinh doanh kim loại quý, đá quý…).
Phiên họp chiều 20/10, các đại biểu Quốc hội nghe báo cáo về Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). |
Mặt khác, khối lượng báo cáo là tương đối lớn trong khi quy định các dấu hiệu đáng ngờ phần lớn vẫn là những dấu hiệu định tính, chưa thật sự rõ ràng và rất khó để xác định dấu hiệu đáng ngờ, ví dụ như: một số dấu hiệu “tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với bình thường”; “Khách hàng yêu cầu thay đổi người thụ hưởng đã chỉ định bằng người không có mối quan hệ rõ ràng với bên mua bảo hiểm”; “Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn”…
Do đó, đề nghị tiếp tục rà soát, điều chỉnh bảo đảm hợp lý và khả thi.
Đối với một số dấu hiệu đáng ngờ cụ thể, Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản tại Điều 27 và phân định phù hợp với hoạt động của các tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.
Đặc biệt, trong lĩnh vực chứng khoán, ý kiến của cơ quan thẩm tra là cần có quy định về thời gian cụ thể khi xác định các dấu hiệu đáng ngờ.
Hiện nay dự thảo Luật sử dụng nhiều thuật ngữ định tính như “thường xuyên”, “ngắn” , “dài” có thể dẫn đến có cách hiểu và cách áp dụng khác nhau giữa từng đơn vị. Bên cạnh đó, cần cân nhắc quy định tại khoản 3 và khoản 7 vì các hoạt động quy định tại các khoản này đều thực hiện thông qua ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, hiện nay trong dự thảo Luật còn nhiều thuật ngữ như “giao dịch có giá trị lớn”, “giao dịch đáng ngờ”, “giao dịch có giá trị lớn bất thường” và “giao dịch phức tạp” chưa có định nghĩa, giải thích tại dự thảo Luật và những cụm từ như “mối quan hệ rõ ràng”, “tăng bất thường” hầu hết mang tính định tính, cần cân nhắc bổ sung những yếu tố định lượng để bảo đảm rõ ràng, minh bạch và có cơ sở triển khai trong thực tiễn.
Bổ sung quy định bắt buộc giao dịch qua ngân hàng với mua, bán sáp nhập doanh nghiệp
Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống rửa tiền, góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo quan tâm các nội dung.
Một, nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuẩn hóa các dữ liệu để phát hiện các giao dịch đáng ngờ và dấu hiệu tội phạm;
Hai, nghiên cứu việc bổ sung quy định bắt buộc giao dịch qua ngân hàng đối với các hoạt động như mua, bán, cho thuê bất động sản; mua, bán sáp nhập doanh nghiệp...
Ba, bổ sung quy định về việc quản lý, quyền sử dụng thông tin dữ liệu thu được từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bổ sung quy định về bảo mật và công bố thông tin trong quá trình thực hiện phòng, chống rửa tiền phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Bốn, Dự thảo Luật đã quy định nhiều biện pháp phòng, chống rửa tiền, từ đó gắn với quyền và trách nhiệm của nhiều cá nhân, tổ chức, do vậy cần rà soát để quy định chặt chẽ nhưng cũng không để lợi dụng, lạm dụng quyền hạn; có quy trình thực hiện đầy đủ, chặt chẽ; có cơ chế thanh tra, kiểm tra.
Ngoài ra, cần cân nhắc quy định về hình thức, phương thức lưu trữ hồ sơ, tài liệu cho phù hợp.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 1/2013 (Lần 1)
- ·Cho vay nhà ở xã hội, ngân hàng sẽ có biện pháp điều hành vốn
- ·Kiến nghị của ông Huỳnh Văn Sáng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Tân Uyên
- ·Thuận An vững bước phấn đấu trở thành đô thị loại II
- ·Hoa Trinh Nữ!
- ·Bất động sản ven biển Đông Nam Á phát triển thần tốc
- ·Hé lộ những thủ đoạn làm giả, đánh tráo sổ đỏ không ai ngờ tới
- ·Đất Bắc Vân Phong được giao dịch trở lại sau một năm “cấm cửa”
- ·20 thủ khoa nghèo được vinh danh và trao học bổng
- ·Hàng tỷ USD vốn FDI đang đổ về Thái Nguyên, cơ hội nào cho bất động sản?
- ·“Trai cong” gửi giống nhờ mang thai hộ được không?
- ·Nguy cơ tại các hầm đất: Mối đe dọa... chực chờ!
- ·Cần thực hiện theo quyết định đã có hiệu lực của tòa án
- ·Trao tiền cho 5 trường hợp khó khăn
- ·Ai được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
- ·Khách hàng đổ tiền vào bất động sản siêu sang, đâu là tâm điểm?
- ·Nhà ở cộng đồng co
- ·Sở hữu kỳ nghỉ là sản phẩm du lịch nhân văn
- ·Đá Đồng Văn
- ·Bất động sản vệ tinh lên ngôi, Hậu Giang tăng nhiệt đón sóng