【ty sô trực tuyến】Ngành tài nguyên và môi trường đạt nhiều kết quả nổi bật
(HGO) - Sáng ngày 31-12,ườngđạtnhiềukếtquảnổibậty sô trực tuyến Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Tham dự chỉ đạo hội nghị, có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành. Tại điểm cầu Hậu Giang, có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, các sở, ban, ngành tham dự.
Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Hậu Giang.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2021 với nhiều khó khăn thách thức nhưng ngành đã tháo gỡ những vướng mắc về thể chế để phát huy nguồn lực tài nguyên trong phát triển kinh tế - xã hội, nút thắt về quỹ đất đai được giải quyết, vướng mắc về nguyên liệu khoáng sản cho sản xuất từng bước được tháo gỡ, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các dự án hạ tầng quan trọng, bình ổn thị trường vật liệu xây dựng; bảo vệ nguồn nước, phòng chống hạn hán, nguồn thu ngân sách từ đất đai đạt gần 15,2% ngân sách nội địa; nguồn thu từ khoáng sản đạt 4.589 tỉ đồng; thu từ tài nguyên nước đạt khoảng 5.900 tỉ đồng. Cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được thúc đẩy với 95% số thủ tục hành chính được trả kết quả đúng hạn; 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện liên thông thủ tục đất đai với các tổ chức tín dụng trong thanh toán nghĩa vụ tài chính, giúp cắt giảm thời gian, chi phí, thủ tục cho người dân, doanh nghiệp. Hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao về tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý tại khu vực đô thị đạt khoảng 94,71% (cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội giao 89%).
Bộ Tài nguyên và Môi trường vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, vì có thành tích xuất sắc trong triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin.
Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đề nghị toàn ngành quán triệt sâu sắc phương châm kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, hội nhập, hiệu quả, quyết tâm triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên. Trong đó, hoàn thiện đồng bộ thể chế về quản lý tài nguyên, tập trung tháo gỡ khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thúc đẩy chuyển đổi số trên nền tảng tài nguyên số, dữ liệu lớn. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đi đôi với tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật…
Các tập thể có thành tích xuất suất được nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đánh giá cao kết quả ngành tài nguyên và môi trường đạt được, đây là sự đóng góp lớn của ngành cho kết quả năm 2021. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nổi bật là triển khai quy hoạch vùng quốc gia, giúp cho các ngành, doanh nghiệp phát triển cao hơn. Công tác thu hồi đất, giao đất đối với các địa phương, bộ, ngành cho các công trình trọng điểm, từ đó góp phần cho công tác thu ngân sách liên quan đến đất đai đạt hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra dự án thực hiện kịp thời. Công tác đo đạc bản đồ cấm mốc chỉ giới, đặc biệt cấm mốc biên giới Quốc gia, góp phần cho hợp tác giữa các nước.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành tài nguyên và môi trường khắc phục những vấn đề còn hạn chế, nhất là liên quan đến quản lý đất đai, tài nguyên khoán sản và thủ tục cấp phép. Tiếp tục chỉ đạo cụ thể để bảo đảm đề án tổng kết Nghị quyết 19, trình đúng tiến độ. Chuẩn bị xây dựng đề án sửa đổi Luật Đất đai trình Quốc hội năm 2022. Tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất Quốc gia. Triển khai cụ thể các chỉ tiêu cho các địa phương, đặc biệt là rà soát, phân nhóm các dự án treo. Đẩy mạnh công tác điều tra đánh giá trữ lượng khoáng sản, nhất là khoáng sản đất liền. Năm 2022, triển khai các dự án trọng điểm Quốc gia, tập trung quy hoạch không gian biển; tổ chức hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm minh các cơ sở gây ô nhiễm.
Dịp này, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều hình thức khen thưởng cho ngành tài nguyên và môi trường.
Tin, ảnh: T.XOÀN
(责任编辑:La liga)
- ·Đại án Hứa Thị Phấn: Số phận 600 tỷ đồng sẽ đi về đâu?
- ·10 tháng năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt gần 45 tỷ USD
- ·Từng cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư
- ·Dự thảo quy định chức danh tiêu chuẩn công chức ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
- ·Mưa lũ ở miền núi phía Bắc: Thêm những thống kê tang thương về số người chết và mất tích
- ·Thủ tướng chủ trì Dạ hội Quảng bá văn hóa Việt Nam
- ·Quảng Ninh có tân giám đốc Sở Tài chính
- ·Hướng dẫn mức chi cho công tác cải cách hành chính
- ·Nhiều nghi vấn xoay quanh sự mất tích bí ẩn của tàu tìm kiếm MH370
- ·Kết nối giao thương cho 50 doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam và nước ngoài
- ·Cận cảnh hình ảnh tang thương trong mưa lũ miền Bắc: Người chết thảm, nghìn ngôi nhà đổ sập
- ·Bộ Tài chính chủ động phối hợp thu hồi tài sản từ các vụ án tham nhũng
- ·Kho bạc Thừa Thiên Huế đẩy mạnh áp dụng quản lý chất lượng hoạt động nghiệp vụ
- ·Đình chỉ một loại thuốc nhỏ mắt do vi phạm chất lượng
- ·Những điểm mới về quy chế tuyển sinh đại học 2018 thí sinh cần phải biết
- ·UBND TP.HCM nhận trách nhiệm và xin lỗi nhân dân Khu đô thị mới Thủ Thiêm
- ·Kỳ vọng xuất khẩu vắc xin made in Việt Nam
- ·Đề án sữa học đường cho học sinh tiểu học Hà Nội: Đang lựa chọn doanh nghiệp
- ·Bất ngờ điểm xét tuyển Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính chỉ từ 17
- ·Đơn hàng của doanh nghiệp ngành gỗ giảm mạnh