Nghe có vẻ giống như sự khởi đầu của một bộ phim thảm họa, nhưng Iceland có thể làm nên lịch sử ngành khoa học năng lượng toàn cầu bằng một đột phá mới.
Các nhà nghiên cứu Iceland đang thực hiện sứ mệnh biến đổi cảnh quan ngành năng lượng tái tạo, bằng cách khoan sâu vào trung tâm một ngọn núi lửa, thông qua dự án với tên gọi là Krafla Magma Testbed (KMT).
Dự án Krafla Magma Testbed (KMT) sẽ tiến tới nhiệm vụ trọng tâm khai thác buồng magma của núi lửaKrafla ở phía bắc Iceland vào năm 2026.
Thực tế, Krafla là miệng núi lửa đường kính khoảng 10km và vùng nứt dài 90km. Nó được công nhận là một trong những hệ thống địa nhiệt nghiên cứu rộng rãi nhất trên toàn cầu. Nó cũng được mệnh danh là cái nôi địa nhiệt ở Iceland.
Buồng magma là bể chứa dưới lòng đất ngọn núi lửa, nơi này tập hợp đá magma nóng chảy dạng lỏng trước khi phát nổ thành dung nham. Buồng magma của Krafla nằm ở độ sâu tương đối ngắn chỉ từ 1.600 đến 3.200 mét, cách bề mặt núi lửa, với nhiệt độ lên tới 1.300°C.
KMT là sáng kiến quốc tế nhằm xây dựng cơ sở nghiên cứu magma đầu tiên trên thế giới dành cho các nghiên cứu và thí nghiệm năng lượng tiên tiến. Theo báo cáo của Tạp chí New Civil Engineer, để biến tầm nhìn này thành hiện thực, KMT đang tích cực tìm kiếm nguồn tài trợ trị giá 100 triệu USD.
Nguồn tài trợ này sẽ đẩy nhanh tiến độ của dự án, bằng cách cho phép mua lại các thiết bị khoan tiên tiến, khả năng chịu được nhiệt độ cao hơn.
KMT cũng dự định triển khai một bộ cảm biến công nghệ cao để liên tục theo dõi các thông số magma khác nhau, gồm cả nhiệt độ.
Thông qua hoạt động thăm dò trực tiếp này, các nhà khoa học thuộc KMT mong muốn nâng cao hiểu biết của họ về magma và các đặc tính của nó.
Nếu thành công, sáng kiến này này sẽ giúp con người tiếp cận và sản xuất được nguồn năng lượng địa nhiệt vô song từ núi lửa, mở ra cánh cửa rộng mở cung cấp nguồn năng lượng vô hạn cho các ngôi nhà trên khắp Iceland, cũng như các khu vực địa lý khác trên toàn cầu.