会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua u23 han quoc】Không để người nước ngoài đồng sở hữu cảng biển, sân bay ở Khánh Hòa!

【ket qua u23 han quoc】Không để người nước ngoài đồng sở hữu cảng biển, sân bay ở Khánh Hòa

时间:2024-12-23 22:59:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:548次

Phải có một hàng rào kỹ thuật với vịnh Vân Phong

Ở đoàn TP.HCM,ôngđểngườinướcngoàiđồngsởhữucảngbiểnsânbayởKhánhHòket qua u23 han quoc ĐB Nguyễn Thiện Nhânbày tỏ băn khoăn khi dự thảo Nghị quyết chưa thể hiện rõ có hay không cho người nước ngoài quyền đồng sở hữu cảng biển và sân bay. Ông cho rằng “phải nói thẳng” vấn đề này trong Nghị quyết và không nên để điều này xảy ra.

Ông phân tích, với đặc điểm nói chung bến cảng, sân bay là tài sản quốc gia đặc biệt, với tỉnh Khánh Hòa có vị trí rất nhạy cảm cả về kinh tế, chính trị.

Nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM cho rằng phải khẳng định “không cho phép người nước ngoài, công ty nước ngoài có quyền đồng sở hữu sân bay, bến cảng”.

“Nếu thành lập công ty cổ phần, mỗi cổ đông là một đồng sở hữu của dự án, sản phẩm đó, họ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp. Nhưng có loại khác là có thể có hợp đồng hợp tác kinh doanh, tôi chỉ làm ăn với anh, chia lời theo kết quả, còn sở hữu là của công ty chủ”, ông phân tích dẫn giải khi nói về việc đồng sở hữu.

ĐB Nguyễn Thiện Nhân.

ĐB Nguyễn Thiện Nhân dẫn chứng ở các nước, sân bay là của nhà nước nhưng cho công ty tư nhân thuê để vận hành. Khi nào Nhà nước không đồng ý lại “mời anh ra, anh không phải là chủ sở hữu công ty đó”.

ĐB Nguyễn Sỹ Quang(Phó Giám đốc Công an TP.HCM) cũng cho rằng tỉnh Khánh Hòa có vị trí rất đặc thù, đặc thù nhất là vị trí địa lý.

“Trong Nghị quyết này chưa thấy rõ tinh thần Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị và như ĐB Nhân có nói về vấn đề an ninh quốc phòng”, đại biểu đề nghị trong Nghị quyết cần phải thể hiện rõ hơn nội dung này.

Bày tỏ đồng tình với ý kiến mà ĐB Nguyễn Thiện Nhân “không nên cho nhà đầu tư nước ngoài vào cảng biển, sân bay và một số lĩnh vực, vị trí khác”, ĐB Quang đề xuất với vùng huyện Cam Lâm và vịnh Vân Phong phải có một hàng rào kỹ thuật. Việc này phải xem xét ngay từ bây giờ khi cho ý kiến dự thảo Nghị quyết.

ĐB Trần Hoàng Ngânbày tỏ sự ngạc nhiên khi Khánh Hoà có rất nhiều đặc thù, nhưng đáng tiếc khi nhìn lại trong nhiều năm qua, GDP bình quân đầu người của Khánh Hòa thấp hơn bình quân chung cả nước, khoảng 2.700USD/người. Trong khi đây là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, có nhiều tiềm năng lợi thế để bứt phá phát triển...

Vịnh Vân Phong. Ảnh: Cao Thái

Ông Ngân cho rằng, đáng lẽ nên sớm có cơ chế đặc thù cho Khánh Hoà cùng với cơ chế đặc thù dành cho Huế, Cần Thơ, Hải Phòng...

Việc đưa khu kinh tế Vân Phong vào Nghị quyết ông Ngân cho rằng cũng là điều cần thiết. Khu kinh tế này thành lập từ 2006, khi đó nước ta đã có khu kinh tế Phú Quốc, Vân Đồn hiện nay rất phát triển trong khi khu kinh tế Vân Phong lại chậm.

Phát biểu tại tổ TP Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đặc điểm ”hết sức quan trọng” của tỉnh Khánh Hòa khi vừa kết nối với các tỉnh, với Tây Nguyên, vừa có cảng Cam Ranh, rồi vịnh Vân Phong. Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 09, trong đó có nêu, Khánh Hòa phải trở thành một trong những hình mẫu hết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển tỉnh Khánh Hòa là thể chế hóa nghị quyết của Bộ Chính trị. “Không phải địa phương xin cơ chế là được đâu, Bộ Chính trị không có nghị quyết thì cũng khó”, Chủ tịch Quốc hội nêu.

Ông cũng cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình cao với đề xuất của Chính phủ. Các cơ quan đã “làm ngày, làm đêm” để đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù. Dự thảo nghị quyết thiết kế 10 cơ chế, chính sách. Bên cạnh 6 cơ chế, chính sách đặc thù tương tự như các địa phương khác vừa được Quốc hội cho phép thực hiện thì có 4 cơ chế, chính sách mới.

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại tổ.

Dự thảo nghị quyết trình Quốc hội lần này cũng quy định “rất chặt chẽ” là phải có quyết định phê chuẩn dự án, tức là có dự án “mẹ” rồi thì mới được tách dự án độc lập để làm trước. “Không phải dự án nào cũng được tách. Việc tách dự án nào thì HĐND phải làm chặt chẽ để tránh những mặt trái của nó vì chính sách bao giờ cũng có 2 mặt”, Chủ tịch Quốc hội nói thêm.

Tỉnh nào cũng đề xuất thì không còn đặc thù

Nêu quan điểm về chính sách đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa, ĐB Phan Huỳnh Sơn(An Giang) cho rằng trong số 10 chính sách có tới 8 chính sách nhiều tỉnh đều mong muốn.

Chẳng hạn như 4 cơ chế chính sách về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, trong đó có chính sách hỗ trợ về tài chính từ ngân sách Trung ương thì địa phương nào cũng muốn “hỗ trợ được đồng nào thì tốt đồng đó”.

Hay như cơ chế về quản lý quy hoạch phân cấp cho UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị đã được Thủ tướng phê duyệt.

ĐB Sơn nêu thực tế, thời gian qua, các địa phương phản ánh vướng mắc khi thực hiện điều chỉnh quy hoạch theo trình tự phải qua nhiều bộ ngành, rồi trình Thủ tướng phê duyệt rất mất thời gian. Vì vậy việc điều chỉnh phân cấp thực hiện việc này sẽ tạo thuận lợi cho địa phương rất nhiều.

Đối với 2 chính sách về quản lý đất đai, ĐB tỉnh An Giang cũng cho rằng việc ủy quyền cho HĐND cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng sẽ giúp địa phương chủ động đáp ứng được tình hình, nhiệm vụ chính trị đặt ra.

Tương tự, cơ chế về tách hỗ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư công cũng có nhiều địa phương mong muốn.

Từ đó, ông Sơn đề xuất 8 chính sách nằm trong cơ chế đặc thù mà nhiều tỉnh khác đều có mong muốn thì Chính phủ, Quốc hội nên nghiên cứu, nếu không mang tính đặc thù thì nên áp dụng chung để tạo sự lan tỏa trong cả nước.

Nghe xong, Thủ tướng Phạm Minh Chínhliền bày tỏ: “Điều này rất đáng suy nghĩ. 10 tỉnh xin cơ chế chính sách như vậy thì trở thành phổ biến rồi, không còn là đặc thù nữa”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng dẫn chứng, như cơ chế tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công; phân cấp về quản lý đất đai, diện tích đất rừng, đất lúa; phân cấp liên quan đến KCN là những cơ chế chung.

“Tôi thấy mấy điểm này rất chung. Cái gì thực tiễn đặt ra mà thấy cần phải làm, tất cả các tỉnh thành đều đề xuất cơ chế chính sách những nội dung này thì cần xem xét”, Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, cần phân cấp nhiều hơn để làm sao “mang tính chủ đạo ở Trung ương, mang tính chủ động của địa phương”. Điều này nhiều đại biểu đã phát biểu, nhiều địa phương khi đề xuất cơ chế đặc thù đều mong muốn.

“Chính phủ đang phân công nhau để quản lý từng lĩnh vực một, liên quan quản lý đất đai, quản lý nông nghiệp, quản lý rừng. Làm sao Trung ương thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước, xây dựng chiến lược, quy hoạch, xây dựng cơ chế chính sách, thể chế; tăng cường kiểm tra giám sát; phân cấp phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm; theo dõi đôn đốc, kiểm tra, tổng kết đánh giá, nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng lưu ý, Chính phủ, các cấp chính quyền suy nghĩ, đề xuất. Trên cơ sở đó các cấp thẩm quyền xem xét quyết định.

Thu Hằng - Trần Thường

Lo nhà đầu tư vào khu kinh tế Vân Phong 'xí đất' rồi để đó

Lo nhà đầu tư vào khu kinh tế Vân Phong 'xí đất' rồi để đó

Bày tỏ lo ngại, nhà đầu tư vào đăng ký “xí đất”, để đó không đầu tư hoặc đầu tư không đồng bộ, không đúng quy hoạch sẽ phá vỡ khu kinh tế Vân Phong, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần quy định chi tiết hơn các nghĩa vụ của nhà đầu tư.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Năm 2019 sẽ không còn câu chuyện giải cứu nông sản
  • Trợ giúp pháp lý góp phần xây dựng nông thôn mới
  • Khảo sát, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách
  • Hẻm được nâng cấp
  • 5 lời khuyên giúp phụ nữ ngoài 50 tuổi giảm cân
  • Xác định nghi can đầu độc đầm tôm ở Cà Mau
  • Tuyên truyền an toàn giao thông cho những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
  • Tăng cường tuyên truyền, tuần tra giao thông thủy, bộ
推荐内容
  • Cận cảnh 4 phương án giải cứu đội bóng Thái Lan đang bị mắc kẹt trong hang động ngập nước
  • Đảng bộ Văn phòng UBND tỉnh tổ chức thành công Đại hội lần thứ VII
  • Bắt quả tang đối tượng trộm chó
  • Âu tàu thuộc Hải đoàn 129 đón gần 450 ngư dân vào trú tránh thời tiết xấu
  • Tin tức mới nhất: Phá ổ xóc đĩa trong trang trại bỏ hoang
  • Đại tá Võ Văn Sử được điều động giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang