【lịch thi đấu bóng đá cúp c2 châu âu】Quỹ Bảo hiểm y tế chi hơn 100 nghìn tỷ đồng cho khám chữa bệnh mỗi năm
Chính sách bảo hiểm y tế đã giúp giảm chi trực tiếp từ tiền túi của người dân cho dịch vụ y tế. Ảnh: BHXHVN |
Người bệnh được chi trả lên tới 4,69 tỷ đồng
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và quan tâm thực hiện. Việc tham gia BHYT đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân, cộng đồng, giúp mọi người dân đều được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và có sự chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia.
Cùng với ngân sách nhà nước, Quỹ BHYT là nguồn tài chính đóng góp đáng kể cho việc khám chữa bệnh (KCB), chăm sóc sức khỏe nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, trong vài năm trở lại đây, mỗi năm Quỹ BHYT thực hiện chi trả với số tiền hơn 100.000 tỷ đồng cho việc KCB BHYT. Nhờ đó, người dân được giảm đáng kể các khoản chi phí dành cho y tế, đặc biệt với nhiều người mắc bệnh nặng, mãn tính.
Chính sách BHYT đã giúp giảm chi trực tiếp từ tiền túi của người dân cho dịch vụ y tế, góp phần tạo nên sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt đối với người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Nhiều trường hợp đã được chi trả chi phí KCB lên đến hàng tỷ đồng. Thống kê cho thấy, từ năm 2022 đến hết 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có 94 người bệnh được Quỹ BHYT chi trả chi phí KCB trên 1 tỷ đồng.
Trong đó, người bệnh được Quỹ BHYT chi trả cao nhất là 4,69 tỷ đồng (trong đó năm 2022 là 2,94 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2023 là 1,75 tỷ đồng) có mã thẻ TE1262621XXXXXX; sinh năm 2018; địa chỉ thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; chẩn đoán bệnh chính là “Rối loạn khác của chuyển hóa carbohydrat”.
Người bệnh được chi trả cao thứ 2 là 3,88 tỷ đồng (trong đó năm 2022 trên 2,12 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2023 gần 1,76 tỷ đồng) có mã thẻ TE1242422XXXXXX; sinh năm 2018; địa chỉ Bình An, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, Bắc Giang; chẩn đoán bệnh chính là “Bệnh tích lũy glycogen, viêm phế quản cấp…”.
Người bệnh được chi trả cao thứ 3 là 3,68 tỷ đồng (trong đó năm 2022 là 2,05 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2023 là 1,63 tỷ đồng) có mã thẻ TE1303622XXXXXX; sinh năm 2019; địa chỉ phường An Lưu, Thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; chẩn đoán bệnh chính là “Rối loạn chuyển hóa xác định khác, viêm phế quản phổi”…
7 tháng, chi khám chữa bệnh khoảng 68.000 tỷ đồng
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2023, toàn quốc có 91,296 triệu người tham gia BHYT, tăng 4,610 triệu người (tương đương 5,32%) so với cùng kỳ năm 2022, đạt tốc độ bao phủ gần 92% dân số. Cùng với đó, quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia ngày càng được đảm bảo và mở rộng ở cả phạm vi và mức hưởng BHYT. Chất lượng KCB BHYT cũng ngày càng cải thiện, người dân được tiếp cận nhiều dịch vụ y tế hiện đại, hiệu quả cao. Riêng 7 tháng năm 2023, cả nước có trên 83 triệu lượt người KCB BHYT nội trú và ngoại trú. Theo ông Lê Văn Phúc - Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), ước chi KCB BHYT tháng 7/2023 là hơn 10 nghìn tỷ đồng, lũy kế chi hết tháng 7 ước khoảng 68.000 tỷ đồng, bằng 60% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.
Để người dân được tiếp cận và thụ hưởng nhiều hơn nữa với chính sách BHYT, BHXH Việt Nam đã tích cực ký kết hợp đồng KCB BHYT với nhiều cơ sở KCB. Ông Lê Văn Phúc cho biết, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, BHXH các tỉnh ký hợp đồng KCB BHYT trực tiếp với 2.830 cơ sở KCB BHYT. Trong đó có 1.784 cơ sở công lập, 1.046 cơ sở ngoài công lập, tương ứng với 46 cơ sở tuyến trung ương, 563 cơ sở tuyến tỉnh, 2.088 cơ sở tuyến huyện và 133 y tế cơ quan (tương đương tuyến xã). Ngoài ra có gần 10.000 trạm y tế thực hiện KCB BHYT thông qua hợp đồng với bệnh viện huyện hoặc trung tâm y tế hoặc cơ sở được sở y tế giao nhiệm vụ. So với năm 2022, số cơ sở ký hợp đồng KCB BHYT tăng 140 cơ sở, trong đó cơ sở KCB công lập tăng 64, cơ sở KCB ngoài công lập tăng 76 cơ sở.
Bên cạnh đó, ngành BHXH Việt Nam cũng luôn chú trọng công tác giám định BHYT đảm bảo quyền lợi cho người bệnh. Phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ thực hiện chính sách BHYT 5 tháng cuối năm 2023 mới đây, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố cần tiếp tục bám sát chỉ đạo của BHXH Việt Nam trong thực hiện các chính sách và công tác giám định BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia. Theo đó, cơ quan BHXH được yêu cầu giám sát chặt chẽ việc đảm bảo quyền lợi của người bệnh BHYT khi đi KCB, đề nghị cơ sở KCB cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật phù hợp tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.
Đồng thời, BHXH yêu cầu cơ sở KCB thực hiện cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư y tế thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT cho người bệnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mua sắm, cung ứng vật tư y tế theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu trong sử dụng và thanh toán BHYT. Đặc biệt, không để tình trạng người bệnh BHYT phải chi trả các chi phí KCB thuộc phạm vi quyền lợi, mức hưởng theo quy định...
Tiếp tục hoàn thiện các chính sách về bảo hiểm y tế Thời gian tới, Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ tiếp tục tham gia xây dựng các chính sách, trong đó có sửa Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các vụ, ban của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong kiểm soát chi phí khám chữa bệnh, ngăn ngừa trục lợi Quỹ BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia... |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nguồn cung phân bón, xăng, dầu không thiếu
- ·Chiến lược nào cho nhà đầu tư chứng khoán trong năm 2019?
- ·TPP với ngành dệt may, da giày: Làm gì để tận dụng cơ hội?
- ·Cơ hội thử các loại rượu nổi tiếng nhất của Pháp tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
- ·Chung cư Phú Hoàng Anh: 6 căn hộ “từ trên trời rơi xuống”?
- ·Trịnh Thăng Bình bán nhà xây phòng thu, khóc nghẹn vì sự cố liveshow
- ·Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm
- ·Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức
- ·Phòng trừ bệnh trên cây thanh long
- ·Hội sách Dọn kho đón Tết lần đầu tiên được tổ chức ở cả ba miền
- ·Những điểm mới trong quy định về căn cước công dân sắp được thi hành từ ngày 1/7
- ·Ấn Độ tăng cường đầu tư vào Việt Nam
- ·Hợp tác kinh tế Việt Nam
- ·Hà Nội bãi bỏ 2 mức phí về trích lục hộ tịch
- ·Sửa đổi Luật Dầu khí
- ·Khai mạc Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN
- ·TPP có hiệu lực, Việt Nam được lợi 10,5 tỷ USD từ thị trường Nhật Bản
- ·Bể bơi phao hút khách ngày hè nắng nóng
- ·Mục đích và ý nghĩa Ngày pháp luật Việt Nam
- ·Sức hút đầu tư, phát triển thị trường thực phẩm sạch