【shandong taishan vs】Lời giải cho bài toán phân cấp ngân sách
Phân bổ hiệu quả
Việt Nam đã có những thay đổi rất căn bản về phân cấp ngân sách, về phương thức và cách thức (nguồn thu và nhiệm vụ chi) với mục tiêu cốt lõi là tìm nguồn lực tài chính và phân bổ hiệu quả, đảm bảo sự chủ động, sáng tạo của chính quyền trong quản lý ngân sách.
Đánh giá về vấn đề này, ông Trương Bá Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho biết: Theo Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015, vấn đề phân cấp ngân sách đã tạo cho các địa phương tự chủ trong điều hành quản lý ngân sách cũng như sử dụng hợp lý hơn nguồn thu và phân chia nhiệm vụ chi, đồng thời tăng cường tính chủ động của địa phương. Phân cấp quản lý NSNN là nội dung quan trọng trong quản lý NSNN, được thiết kế xây dựng trên nền tảng tổ chức bộ máy nhà nước và các vấn đề kinh tế - xã hội cũng như đòi hỏi yêu cầu quản lý NSNN trong từng giai đoạn. Do đó, căn cứ vào điều kiện cụ thể của mỗi nước mà có cách thức phân cấp ngân sách khác nhau.
Ở Việt Nam, phân cấp quản lý NSNN được thực hiện từ khá sớm. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, mức độ phân cấp ngân sách cũng khác nhau. Kể từ khi Luật NSNN năm 1996 được ban hành, việc phân cấp quản lý ngân sách đã tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản và tương đối ổn định, rõ ràng, công khai, minh bạch, đảm bảo tính chủ động của chính quyền các cấp ở địa phương và quản lý tập trung của trung ương. Cơ chế phân cấp hiện hành đã đảm bảo vai trò, quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ và tăng tính chủ động của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách, quyết định phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách; đảm bảo sự chỉ đạo điều hành thống nhất NSNN trong phạm vi cả nước. Đồng thời, đã tạo điều kiện cho các địa phương chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiệm vụ trọng yếu trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những bất cập về phân cấp ngân sách như: Tính tự chủ của địa phương còn hạn chế; diễn biến cơ cấu thu gần đây giảm dần tỷ trọng thu của ngân sách Trung ương (NSTƯ) khi đầu tư cho các công trình trọng điểm có ý nghĩa then chốt… Ví dụ về phần thu NSTƯ bị ảnh hưởng thì có nhiều, chẳng hạn về thuế GTGT. Nguồn hoàn thuế GTGT được lấy 100% từ NSTƯ trong khi thuế GTGT lại là một trong những khoản thu phân chia. Hiện nay, mới chỉ có 16 địa phương phân chia một phần số thu này về NSTƯ, còn lại 47 địa phương hưởng 100% số thu thuế GTGT. Trong khi đó, hoàn thuế GTGT không chỉ cho hàng hóa, dịch vụ XK mà còn hoàn thuế GTGT cho các tổ chức kinh tế đầu tư mới, kinh doanh nội địa theo quy định của pháp luật.
Thống kê vài năm trở lại đây, số hoàn thuế GTGT ngày càng lớn, năm 2015 là 92.452 tỷ đồng, chiến 35,3% tổng thu XNK; năm 2016 là 97.925 tỷ đồng, chiếm 36,1%; năm 2017 là 98.052 tỷ đồng, chiếm 33%. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến cân đối NSTƯ. Những bất cập trên đặt ra yêu cầu phải có sự điều chỉnh phù hợp.
Giữ vai trò chủ đạo cho NSTƯ
Điểm nổi bật của các nước trên thế giới trong phân cấp quản lý thu- chi NSNN là NSTƯ đảm nhận các nhiệm vụ chi quốc phòng, an ninh, ngoại giao và bộ máy chính quyền trung ương, bổ sung cho địa phương. Nguồn thu của ngân sách địa phương (NSĐP) thường là các khoản thuế, phí nhỏ lẻ, còn quan trọng nhất vẫn là bổ sung từ NSTƯ.
Từ kinh nghiệm về phân cấp NSNN ở các nước trên thế giới, nhiều chuyên gia cho rằng, cơ chế phân cấp một mặt phải đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất, thể hiện vai trò chủ đạo của NSTƯ, mặt khác đảm bảo quyền điều hành chủ động của địa phương. Trung ương sẽ không can thiệp vào những nhiệm vụ cụ thể đã phân cấp cho địa phương. Theo đó, về thẩm quyền quyết định ngân sách vẫn thuộc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan duy nhất ban hành các sắc thuế. Tuy nhiên, để trao quyền chủ động cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhất là địa phương có kinh tế phát triển, thì cho phép Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng tăng mức thuế hoặc thuế suất với một số sắc thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), TNCN, TTĐB, BVMT. Mức tăng thuế hoặc thuế suất không quá 25% so với mức chung của cả nước. Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ đề xuất Chính phủ trình Quốc hội quyết định áp dụng thêm một số sắc thuế trên địa bàn. Về phân cấp nguồn thu, đối với khoản thuế TTĐB và thuế GTGT (không kể hàng nhập khẩu), kiến nghị NSTƯ hưởng 100% do đây là khoản thu mang tính định hướng tiêu dùng, có mức thuế suất cao, tập trung vào một số địa phương nhưng lại không thực sự ổn định dẫn tới việc phải xử lý hụt thu. Đối với thuế GTGT thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước, quy định tỷ lệ phân chia giữa NSTƯ và ngân sách địa phương (NSĐP), sau đó phân chia cho từng địa phương theo các tiêu chí dân số. Liên quan đến thuế TNDN, hạch toán tập trung sẽ là khoản phân chia giữa NSTƯ và NSĐP theo tỷ lệ giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính. Về phân cấp nhiệm vụ chi vẫn giữ như hiện nay.
Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Nguyễn Minh Tân- Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân sách (Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội) nhất trí rằng: Nguyên tắc phân cấp ngân sách cần nhấn mạnh vai trò chủ đạo của NSTƯ. Theo đó, phân cấp không có nghĩa là phân cấp nhiều khoản thu, chiếm tỷ trọng lớn mà cần phải tăng tính chủ động của NSĐP. Luật NSNN đang thiết kế mô hình thu – chi là phân cấp NSTƯ và NSĐP có thể tạo ra sự không thống nhất giữa các địa phương, vì vậy cần phải thống nhất quản lý, phân cấp chứ không phân tán. Đặc biệt, do Luật NSNN 2015 cho phép chính quyền địa phương được bội chi, vay nợ, vì vậy vấn đề này cũng phải được đề cập, đặc biệt, sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách phải tăng số địa phương điều tiết về trung ương.
Đây cũng là yêu cầu được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, Chính phủ để đổi mới cách thức và phân cấp ngân sách cũng như để NSTƯ giữ vai trò chủ đạo.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: ‘Một Việt Nam không ngừng mơ ước’
- ·3 độ tuổi vào Trung ương, trường hợp đặc biệt Bộ Chính trị phải trình
- ·Đón tết ở doanh trại
- ·Thủ tướng thăm công nhân mỏ Hà Lầm, Quảng Ninh
- ·Hà Nội rà soát người dân có nhu cầu về quê và quay trở lại thành phố
- ·Quyết tâm xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Sen
- ·Chính quyền đô thị là tâm nguyện của Bí thư Đà Nẵng cho nhiệm kỳ sau
- ·Nghiên cứu biển số xe mới có gắn mã QR và quốc kỳ
- ·Infographics: Phòng chống dịch COVID
- ·Nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chậm?
- ·Không có quốc gia nào an toàn khi các quốc gia khác vẫn còn phải chống dịch COVID
- ·Bộ Tài chính đề xuất bốn "kịch bản" thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2023
- ·Tổng thống Trump sẵn sàng tặng Việt Nam máy thở điều trị Covid
- ·Một số diện tích lúa Đông Xuân sớm bị đe dọa do nước lũ tăng nhanh
- ·Bí thư Nguyễn Thiện Nhân bật khóc khi viếng bé trai bị cây phượng đè tử vong
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nghề dạy học cao quý nhất, góp phần xây đất nước hùng cường
- ·Điều động, bổ nhiệm nhân sự Hà Nội, TP.HCM và 5 tỉnh
- ·Sản xuất rượu thủ công tại tỉnh Ninh Bình: Tỷ lệ được cấp giấy phép rất thấp
- ·Mục tiêu hàng đầu của Nhà nước là vì nhân dân