【bsport bet】Thiếu sân chơi chung cho sinh viên Huế
Một trận đấu bóng chuyền nữ tại Giải bóng chuyền Hội thể thao ĐH và chuyên nghiệp Huế năm 2018
Thiếu đầu mối
Giải bóng chuyền Hội thể thao ĐH và chuyên nghiệp Huế năm 2018 (28/10 - 4/11) tiếp tục vắng bóng nhiều đơn vị,ếusânchơichungchosinhviênHuếbsport bet khi chỉ có các cơ sở giáo dục thuộc ĐH Huế tham gia. Giải thích cho sự vắng mặt, lãnh đạo một số đơn vị đưa ra các lý do: tuyển sinh khó khăn nên sinh viên ít, kinh phí hạn hẹp, thời điểm chưa phù hợp hay họ có thế mạnh ở nội dung khác…
Điều đáng nói, các giải thể thao của hội vừa kể cũng gần như là sân chơi chung lớn duy nhất mà sinh viên các trường ĐH, cao đẳng, học viện tại Huế có cơ hội tham gia, do các đơn vị này có hội cơ sở. Ngoài ra, gần như rất hiếm có sân chơi chung khác. Ông Cung Trọng Cường, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phân tích, sân chơi chung cho sinh viên là mong muốn của người học và lãnh đạo các trường. Có thể chia thành 3 loại sân chơi, gồm các hoạt động kết nối cộng đồng, sân chơi chuyên môn sâu và sân chơi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Trong khi các hoạt động kết nối cộng đồng chủ yếu là sân chơi mà sinh viên tự liên kết để làm các hoạt động xã hội thì các sân chơi chuyên môn sâu lại có phạm vi hẹp do phụ thuộc năng lực chuyên môn sinh viên từng trường. Hiện, chỉ có sân chơi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao mang tính bề nổi, nhưng chủ yếu do mỗi trường tự tổ chức.
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là sự liên kết giữa các đơn vị. Theo ông Cường, giai đoạn hiện nay, nhiều đơn vị cũng có tổ chức một số sân chơi theo hướng mở, cho phép sinh viên ngoài trường tham gia nếu có nhu cầu, song rất ít khi trường hợp này xảy ra, do hạn chế truyền thông giữa các trường bạn.
Thiếu đầu mối tổ chức, liên kết, điều hành cũng là vấn đề lớn. Hiện, ngoài Hội thể thao ĐH và chuyên nghiệp Huế chuyên tổ chức các giải thể thao, không có tổ chức hội nào làm nhiệm vụ tập hợp, liên kết các đơn vị để tổ chức các sân chơi chung cho sinh viên. Trong khi đó, mỗi trường một mục tiêu khác nhau và kinh phí cũng là vấn đề đáng trăn trở. “Đơn vị nào đứng ra tổ chức các sân chơi không phải là chuyện nhỏ, bởi một trường không thể bỏ kinh phí ra để làm việc này cho các trường. Việc đứng ra kêu gọi tài trợ cho các sân chơi chung cũng rất khó”, TS. Trương Quý Tùng, Phó Giám đốc ĐH Huế, Chủ tịch Hội thể thao ĐH và chuyên nghiệp Huế nói.
Có các sân chơi giao lưu toàn quốc nhưng rất tiếc vẫn thiếu các sân chơi chung cho sinh viên các trường ĐH, cao đẳng tại Huế
Luân phiên, liên kết tổ chức
Sinh viên Huế thường bị đánh giá hạn chế về kỹ năng và sự tự tin so với các đơn vị bạn, trong khi đó môi trường có thể giúp cải thiện yếu điểm trên là các sân chơi học thuật, kỹ năng, văn hóa văn nghệ. Diệu Linh, sinh viên ĐH Huế, chia sẻ: “Lâu nay, các sân chơi đều lấy mục tiêu tạo cơ hội để sinh viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nhưng nếu trong trường thôi thì chưa đủ, còn tham gia hoạt động với các trường ngoại tỉnh chưa nhiều và không phải ai cũng có cơ hội góp mặt. Một sân chơi cho sinh viên giữa các trường tại Huế là cần thiết”.
Bối cảnh giáo dục hiện đại đặt quan điểm lấy người học làm trung tâm, vì thế cần nghiên cứu, tìm hướng đi mang lại lợi ích cho sinh viên, trong đó các sân chơi. Theo ông Cường, lãnh đạo, cán bộ các trường cần tăng tính chủ động trong việc phối hợp liên kết. Có thể bắt đầu từ các sự kiện, sân chơi nhỏ của các trường bạn nhưng đẩy mạnh truyền thông để sinh viên đơn vị mình biết và tham gia.
Đối với các sân chơi lớn, nhất là các cuộc thi tài năng sinh viên vẫn có thể tổ chức. Các trường có thể thảo luận để tìm ra giải pháp phù hợp, đơn cử như luân phiên tổ chức và mời các đơn vị bạn cùng tham gia, hay liên kết các trường để xây dựng mạng lưới tổ chức các hoạt động chung, dựa trên nguồn lực kinh phí đóng góp và kêu gọi vận động.
TS. Trương Quý Tùng cho rằng, ngay tại Hội, thời gian tới cũng cần đa dạng các môn thi đấu để thu hút nhiều đơn vị tham gia. Việc gói gọn ít môn thể thao có thể chưa phù hợp với một số đơn vị nên cần tìm hướng thay đổi. Thông qua những phối hợp, hợp tác, cũng cần bàn bạc, thảo luận hướng đi chung phù hợp giữa các trường, hướng đến duy trì và phát triển các sân chơi chung cho sinh viên.
Bài, ảnh: Hữu Phúc
(责任编辑:World Cup)
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Nóng hổi bánh khoai
- ·Bộ trưởng Pháp bơi ở sông Seine, xua tan lo ngại về ô nhiễm
- ·Giá vàng hôm nay 19/11/2024: Vàng tăng vọt sau chuỗi ngày giảm sâu
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Pháp cam kết hỗ trợ Kiev, Nga
- ·Di sản nói “không” với túi ni lông và động cơ xăng
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/11: Gạo đẹp nhu cầu nhiều, lúa Thu Đông giao dịch lai rai
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·BGM được phát hành 23 triệu cổ phiếu để hoán đổi
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Tập huấn thống kê số liệu du lịch
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 20/11: Gạo thơm ít hàng chào giá cao, nhu cầu mua kho khá
- ·Quản lý hàng hóa cư dân biên giới: Cần có giải pháp tổng thể
- ·Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- ·Chủ tịch HNX tham dự Diễn đàn Singapore 2015
- ·Giấu hơn 100 con rắn vào trong quần để buôn lậu
- ·Phối hợp thu NSNN qua ngân hàng thương mại: Cần mở cả chiều rộng và chiều sâu
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Siết chặt quản lí kinh doanh tại khu TM