【kq anh 1】Gần 50% người Việt mang trong mình căn bệnh giết người số 1
Tại toạ đàm sinh hoạt y khoa Pháp – Việt vừa diễn ra tại Hà Nội với chủ đề tối ưu hóa quản lý các bệnh không lây nhiễm,ầnngườiViệtmangtrongmìnhcănbệnhgiếtngườisốkq anh 1 Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép, là thách thức rất lớn với ngành y tế.
Trong đó bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, chiếm tới 77% tổng số ca tử vong.
Đáng lưu ý, tỉ lệ chẩn đoán và quản lý 2 bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại Việt Nam rất thấp. Cụ thể, đến năm 2015, tỉ lệ tăng huyết áp chưa được chẩn đoán lên tới 56,9%, tỉ lệ này ở đái tháo đường là 69,9%; về quản lý bệnh, chỉ có hơn 13% bệnh nhân tăng huyết áp và gần 30% bệnh nhân đái tháo đường được quản lý.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến toạ đàm cùng các chuyên gia đến từ Pháp |
Nguyên nhân chính là do nhận thức của người dân về bệnh còn hạn chế; người bệnh chưa tuân thủ điều trị; nhận thức và năng lực của cơ sở y tế chưa thực hiện tốt hoạt động khám, phát hiện sớm bệnh, điều trị tập trung chính vào cung cấp thuốc, chưa thực hiện các tư vấn, can thiệp về các yếu tố nguy cơ gây bệnh, tư vấn về tuân thủ điều trị... Đây là thách thức lớn trong việc đạt được mục tiêu kiểm soát tăng huyết áp và đái tháo đường ở Việt Nam.
Riêng với căn bệnh tăng huyết áp, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc tiếp tục chia sẻ những thông tin hết sức giật mình về căn bệnh này.
Theo PGS Hùng, tăng huyết áp là một trong những bệnh tim mạch phổ biến nhất và tỉ lệ người Việt mắc bệnh ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu, khiến hơn 200.000 tử vong mỗi năm (chiếm 33%).
Cụ thể, năm năm 1976 chỉ có khoảng 2% người trưởng thành mắc tăng huyết áp, thì đến 1990 đã tăng lên 11,5% và năm 2008 lên mức 25%.
Mới đây nhất, vào năm 2015, Viện Tim mạch quốc gia tiếp tục điều tra dịch tễ tại 8 tỉnh, cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm đối tượng trên 25 tuổi đã tăng lên 47,3%, tương đương gần 21 triệu bệnh nhân. Tức là cứ 2 người trưởng thành có 1 người bị tăng huyết áp.
“Với tỉ lệ này, Việt Nam thuộc nhóm những nước có tỉ lệ mắc tăng huyết áp cao nhất thế giới. Đáng lưu ý, tỉ lệ mắc mới mỗi năm cũng rất cao, trung bình khoảng 1% trong khi tỉ lệ này ở các nước chỉ từ 0,3 – 0,5%”, PGS Hùng thông tin.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng trao đổi bên lề buổi toạ đàm |
PGS Hùng nhấn mạnh, tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, do các triệu chứng diễn ra hết sức âm thầm. Khi mắc tăng huyết áp sẽ gây ra các biến chứng tim mạch, cụ thể như bệnh mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, vỡ mạch máu não...
“Với biến chứng suy tim, bạn có thể mất 5-10 năm mới đến giai đoạn nguy kịch nhưng nhồi máu cơ tim có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào. Những bệnh nhân bị tăng huyết áp có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim gấp 3 lần so với người bình thường”, PGS Hùng nhấn mạnh.
Chỉ riêng nhồi máu cơ tim (biến chứng phổ biến nhất của tăng huyết áp), mỗi năm đã cướp đi sinh mạng 104-150.000 người Việt.
Ngoài ra, tăng huyết áp cũng chính là nguyên nhân gây ra 80% các ca đột quỵ tại Việt Nam. Theo PGS Hùng, 90- 96% bệnh nhân bị đột quỵ không hề biết mình bị tăng huyết áp.
Nguyên nhân khiến tỉ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam cao là do thói quen ăn mặn (gấp đôi khuyến cáo của WHO), lười vận động, stress, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, do tiền sử gia đình....
Thừa nhận bản thân cũng bị tăng huyết áp, PGS Hùng cho biết, kiểm soát tăng huyết áp không khó và chi phí rất rẻ, chỉ 2.000 – 3.000 đồng/ngày nhưng thực tế, trên 70% người bệnh tăng huyết áp tại Việt Nam không tuân thủ điều trị.
Do đó, gần 3 năm nay, dự án “Ngày đầu tiên”, với sự điều hành Hội Tim mạch Việt Nam, Hội Nội tiết - đái tháo đường Việt Nam tập trung tăng cường nhận thức, tầm soát phát hiện sớm 2 bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường cho người dân, giúp người dân có kiến thức tự quản lý bệnh và tuân thủ điều trị ngay từ ngày đầu tiên.
Thúy Hạnh
GS tim mạch giật mình với căn bệnh chết nhiều hơn cả ung thư
Việt Nam có gần 21 triệu người mắc nhưng trên 90% người bệnh không tìm ra nguyên nhân và số được điều trị chỉ chiếm 1/3.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- ·Tránh “lạm phát” sân bay
- ·Năm 2020, dự báo GDP tăng 2,48%; CPI tăng 3,85%
- ·Trung ương thảo luận dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII
- ·Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
- ·Quyền lợi bị ảnh hưởng bởi dự án quy hoạch kéo dài 18 năm
- ·Từ 1/7/2021, nâng mức trợ cấp hàng tháng đối với Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
- ·Lần đầu tiên công bố Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng Sông Cửu Long
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Hợp tác phát triển thương mại, xuất nhập khẩu vùng Đông Nam bộ
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Lượng khách đặt vé máy bay dịp Tết của Vietnam Airlines trở lại bình thường
- ·Đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng cây ăn quả
- ·Hội doanh nhân trẻ Bình Dương: Tìm kiếm cơ hội kết nối giao thương
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·Chuẩn bị kiện toàn một số chức danh trong bộ máy nhà nước
- ·Vùng Đông Nam bộ: Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển
- ·Ngỡ ngàng trước sự phát triển diệu kỳ của Bình Định
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·Nghệ An dừng việc nghiên cứu, khảo sát dự án thủy điện trên địa bàn