【bxh giải phần lan】VBF 2020: Bốn trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp từ Chính phủ
Tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệpViệt Nam thường niên năm 2020 (VBF) với chủ đề “Thách thức và cơ hội trong trạng thái bình thường mới” diễn ra sáng nay (22/12),ốntrọngtâmhỗtrợdoanhnghiệptừChínhphủbxh giải phần lan Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá, VBF đã luôn đồng hành cùng Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, đưa ra nhiều khuyến nghị, sáng kiến hữu ích nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong suốt 23 năm qua.
Phó Thủ tướng đánh giá cao chủ đề và các phiên thảo luận của Diễn đàn hôm nay rất phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và gây ra hậu quả nặng nề, khiến kinh tếtoàn cầu rơi vào khủng hoảng, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm; thương mại, đầu tư, du lịch đình trệ trong khi triển vọng phục hồi là rất khó khăn.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm cao độ, bằng mọi nỗ lực tập trung thực hiện cho được “mục tiêu kép”: vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất có thể; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, bước đầu đã đạt những kết quả tích cực. Việt Nam đã kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, được cộng quốc tế đánh giá cao; kinh tế tiếp tục duy trì đà phục hồi.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ tại VBF 2020 (Ảnh: Đức Thanh) |
Phó Thủ tướng khẳng định việc kiến tạo môi trường thuận lợi để giúp cộng đồng doanh nghiệp sớm phục hồi và vươn lên, lấy lại động lực phát triển trong trạng thái "bình thường mới" là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô năm nay.
Thời gian qua, hàng loạt biện pháp quyết liệt để hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy đầu tư công, kích cầu tiêu dùng, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư... đã được triển khai. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài để tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách mang tính cạnh tranh quốc tế nhằm nắm bắt kịp thời và tận dụng hiệu quả các cơ hội thu hút đầu tư trong tình hình mới.
Với quyết tâm của Chính phủ, hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng được đẩy mạnh với nhiều bước tiến mang tính đột phá, bao gồm việc ký kết và đưa vào thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương có chất lượng như EVFTA, CPTPP, RCEP…
Phó Thủ tướng khẳng định những nỗ lực trên của Chính phủ đều hướng tới mục tiêu chung là đẩy mạnh cải cách, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong trạng thái "bình thường mới”.
Để đồng hành và hỗ trợ tối đa cộng đồng doanh nghiệp khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19, vượt qua thách thức và tận dụng tốt nhất các cơ hội trong trạng thái "bình thường mới", Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định chính trị xã hội, bình ổn kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ gắn với chính sách tài khoá và các chính sách khác. Hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp cận các nguồn vốn và cơ hội đầu tư, kinh doanh.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa bằng các biện pháp phù hợp. Ưu tiên thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, chính phủ số, coi đây là khâu đột phá trong phát triển nhanh, bền vững.
Thứ ba, Chính phủ sẽ tăng cường khuyến khích đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư vào hạ tầng cơ sở, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để chủ động đón làn sóng đầu tư mới gắn với tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và chuyển giao công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
Thứ tư, tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư ở trong và ngoài nước bằng các hình thức mới nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá tiềm năng thị trường và sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam, qua đó giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường và mạng lưới đối tác thương mại, thu hút các dự ánđầu tư có chất lượng cao.
Theo Phó Thủ tướng, trạng thái "bình thường mới" sẽ tạo ra cả cơ hội và thách thức đan xen, đòi hỏi Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội phải có những cách tiếp cận mới, những cách thức và biện pháp mới trong chỉ đạo, điều hành và hoạch định chính sách, cũng như trong xây dựng và tổ chức triển khai các chiến lược, kế hoạch về phát triển kinh tế-xã hội, về đầu tư, kinh doanh.
Điều đó càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi Việt Nam chuẩn bị bước vào thời kỳ chiến lược mới (2021-2030) với việc triển khai các Chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ mới, hướng tới sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Phó Thủ tướng nhìn nhận, cộng đồng doanh nghiệp sẽ là lực lượng nòng cốt để góp phần thực hiện thành công các Chiến lược và Kế hoạch trên.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nâng tầm sản phẩm quê hương
- ·Đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn vào thực tiễn
- ·Hỗ trợ hơn 138 triệu đồng cho gia đình học sinh bị thiệt hại trong vụ cháy ở TP. Rạch Giá
- ·Diện tích nhà ở bình quân của tỉnh năm 2022 khoảng 25 m2/người
- ·Nhãn hàng riêng Co.op
- ·Ông Nguyễn Văn Quyết giữ chức Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương khóa XIII
- ·Cung cấp nước sạch cho trên 49% hộ dân nông thôn
- ·Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu
- ·Giá vàng hôm nay 29/9: Bất ngờ vàng nhẫn bằng vàng miếng
- ·Thị xã Long Mỹ: Nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn
- ·Nâng cao quản lý nhà nước về đất đai
- ·Nhấn mạnh chức năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
- ·Họp bàn dự thảo thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung
- ·“Lực lượng cảnh sát nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam”
- ·Giảm tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào ban đêm có thể làm chậm phát triển bệnh tiểu đường
- ·30 học viên được tập huấn kỹ năng viết tin, bài, xây dựng video khuyến nông
- ·Chủ tịch nước ân giảm án tử hình xuống chung thân cho 11 bị án
- ·Đại hội Cựu chiến binh tỉnh lần thứ VII thành công tốt đẹp
- ·Đề xuất chi hơn 10.300 tỉ đồng vốn ngân sách giải quyết 8 dự án BOT 'treo'
- ·Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cải cách hành chính