会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả tỷ số thụy sĩ】Thống nhất đầu mối Quản lý nợ công: Tránh chồng chéo, tăng trách nhiệm!

【kết quả tỷ số thụy sĩ】Thống nhất đầu mối Quản lý nợ công: Tránh chồng chéo, tăng trách nhiệm

时间:2024-12-23 17:21:21 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:951次

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).

Dự luật này nhằm khắc phục những hạn chế,ốngnhấtđầumốiQuảnlýnợcôngTránhchồngchéotăngtráchnhiệkết quả tỷ số thụy sĩ bất cập của Luật Quản lý nợ công hiện hành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Việc sửa đổi sẽ phải góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, bảo đảm an toàn, đáp ứng yêu cầu quản lý nợ công trong tình hình mới.

Cần thống nhất một đầu mối quản lý nợ công

Liên quan đến quản lý vay nợ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội (TCNS) được Chủ nhiệm Uỷ ban TCNS Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày cho biết, Chính phủ vẫn trình Quốc hội giữ nguyên quy định như hiện hành tại Luật Quản lý nợ công 2009 nhằm ổn định bộ máy, không gây xáo trộn tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của 3 cơ quan.

Theo đó, Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nợ công, chủ trì đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận vay cụ thể (trừ các thỏa thuận vay với các tổ chức tài chính quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì). Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thống nhất quản lý vốn vay ODA, trong đó chủ trì vận động, điều phối, đàm phán ký kết các hiệp định khung về ODA và vay ưu đãi. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện vai trò chủ trì đàm phán ký kết các hiệp định vay ODA với các tổ chức tài chính quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á).

Tuy nhiên, qua thẩm tra dự án luật, nhiều ý kiến trong Ủy ban TCNS Quốc hội đề nghị quy định theo hướng chỉ giao một cơ quan là đầu mối thống nhất theo sự phân công của Chính phủ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nợ công, trong đó bao gồm cả chức năng quản lý nhà nước đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài, làm đầu mối thống nhất vận động, đàm phán hiệp định khung, hiệp định vay, phân bổ, sử dụng vốn, trả nợ vay...

“Quy định như dự thảo luật chưa phù hợp với yêu cầu đặt ra trong Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững là phải bảo đảm tập trung thống nhất trong quản lý về nợ công nhằm sớm khắc phục tình trạng “quản lý đầu tư công, nợ công còn chồng chéo, chưa gắn trách nhiệm cân đối ngân sách, vay và trả nợ với phân bổ, sử dụng vốn” - Chủ nhiệm Uỷ ban TCNS Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.

Việc quy định nhiều cơ quan cùng là đầu mối quản lý nợ công như hiện nay là chưa đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính và sẽ không khắc phục được các hạn chế đang diễn ra trên thực tế, nhiều cơ quan cùng quản lý nợ công ở các công đoạn khác nhau, dẫn đến tình trạng quản lý phân tán, việc phối hợp chưa chặt chẽ nên công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo, quyết toán, thống kê, đặc biệt việc xác định trách nhiệm vay, trả nợ, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, bố trí vốn đối ứng còn khó khăn, bất cập.

Đề cập tới vấn đề này, ông Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đoàn Hà Nội cho rằng, còn một điểm cần tranh luận là đầu mối quản lý nợ công có nên để như hiện nay là cả Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước đều tham gia hay không.

Ông Cường nghiêng về quan điểm thống nhất một đầu mối quản lý. Ông Cường nhấn mạnh, “ngay cả nợ Chính phủ vay và cho vay lại cũng cần phải có một sự thống nhất trong quản lý để đảm bảo hạn chế rủi ro”.

Thu hẹp đối tượng cấp bảo lãnh

Khoản 4, khoản 5 Điều 45 Dự thảo luật quy định về đối tượng và chương trình, dự án được xét cấp bảo lãnh Chính phủ.

Ủy ban TCNS nhận thấy, việc cấp bảo lãnh Chính phủ liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN. Do đó, việc cấp bảo lãnh Chính phủ đối với các chương trình, dự án phải được xem xét thận trọng dựa trên những điều kiện chặt chẽ, được quy định chi tiết trong Luật. Tuy nhiên, đối tượng, chương trình, dự án được cấp bảo lãnh quy định trong Dự thảo luật còn quá rộng.

Chính vì vậy, Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ rà soát, quy định các điều kiện cụ thể theo hướng thu hẹp đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ nhằm tránh rủi ro cho NSNN.

Việc cấp bảo lãnh Chính phủ đối với các chương trình, dự án phải được xem xét thận trọng
Việc cấp bảo lãnh Chính phủ đối với các chương trình, dự án phải được xem xét thận trọng dựa trên những điều kiện chặt chẽ Ảnh minh họa

Ngoài ra, dự thảo luật quy định về phí bảo lãnh theo hướng người được bảo lãnh phải nộp phí theo mức độ rủi ro của từng chương trình, dự án nhưng tối đa là 2%/năm trên số dư nợ được bảo lãnh và được trích cho công tác quản lý nợ công trước khi nộp vào Quỹ tích lũy trả nợ.

Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ rà soát, bảo đảm đồng bộ, phù hợp với các quy định của Luật Phí và lệ phí hiện hành. Đồng thời, đề nghị cân nhắc quy định cụ thể trong Luật mức phí trích cho công tác quản lý nợ công từ nguồn thu phí bảo lãnh trước khi nộp vào Quỹ tích lũy trả nợ.

Liên quan đến quản lý, sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ, Ủy ban TCNS nhận thấy, Quỹ tích luỹ trả nợ được thành lập nhằm bảo đảm khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các khoản vay về cho vay lại và dự phòng rủi ro phát sinh từ việc cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ. Với tính chất quan trọng như vậy song nhiều vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng Quỹ chưa được làm rõ trong Dự thảo luật như nguyên tắc, thẩm quyền sử dụng, trách nhiệm hoàn trả, thời hạn hoàn trả, đặc biệt là các quy định để khắc phục tình trạng sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ thay cho một số dự án không hiệu quả, không có khả năng hoàn trả,... Vì vậy, để bảo đảm chặt chẽ trong việc quản lý nguồn vốn, sử dụng Quỹ đúng mục đích, hiệu quả, đề nghị bổ sung vào dự thảo luật các nội dung trên.

“Dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi đã đưa vào những điều khoản rất chi tiết cho phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, kể cả Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Chính phủ và các luật ban hành khác, trong đó quy định khoản nợ công bao gồm những khoản nào một cách chặt chẽ. Dự thảo luật đã khẳng định nợ công bao gồm 3 khoản: Nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương.

Một điểm sáng trong quản lý nợ công so với báo cáo cách đây 6 tháng của Chính phủ gửi cho các ĐBQH là dự kiến nợ công cuối năm 2016 sẽ ở mức 64,9%, sát mức trần 65%. Tuy nhiên tại kỳ họp này các ĐBQH nhận được báo cáo nợ công “chỉ” ở mức khoảng 63% GDP. Đây là điểm rất đáng mừng”.

ĐBQH Trần Hoàng Ngân

Đức Minh (Thực hiện)

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Em sẽ buông tay và cầu mong anh hạnh phúc
  • Có quyền nhưng không được quyền
  • Nhiều cọc Km giống nhau trên Tỉnh lộ 927
  • Thủ tướng mong Mỹ hợp tác với ASEAN đảm bảo tự do hàng hải Biển Đông
  • Điểm sáng đầu tư bất động sản vùng ven TP.HCM dịp cuối năm
  • Đồng hành cùng sự nghiệp di sản văn hóa của đất nước
  • Giảm quy mô đầu tư quy hoạch điện VIII gần 2 triệu tỷ đồng
  • Báo chí cần tiếp tục phản ánh sâu sắc, sinh động hơi thở, nhịp đập của cuộc sống
推荐内容
  • Vòng tay cha mẹ
  • Từ cuộc hội thảo đến ngôi đền tương xứng tầm Lý Nam Đế
  • Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ cháy làm chết 5 người ở Hà Nội
  • Bắt lô máy chụp CT cũ nhập lậu giá hơn 3 tỷ đồng
  • Hồi âm đơn thư bạn đọc
  • 12 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản