会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo bd u23 chau a】Chính sách tài khóa mang lại hiệu quả cho nền kinh tế!

【keo bd u23 chau a】Chính sách tài khóa mang lại hiệu quả cho nền kinh tế

时间:2024-12-23 20:39:05 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:329次
Chính sách tài khóa mang lại hiệu quả cho nền kinh tế
Ông Hồ Đức Phớc - Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ảnh TL

Hướng về doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn

TBTCVN:Thưa Bộ trưởng, trên thực tế, những ưu đãi thuế vào thời điểm phù hợp, cần thiết, sẽ tạo cú huých thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Bộ trưởng có thể chia sẻ một số những chính sách ưu đãi về thuế, phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong thời gian qua của Bộ Tài chính?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc:Như chúng ta đã thấy, không phải đến thời điểm hiện nay, Quốc hội, Chính phủ mới có những quyết sách giảm, giãn thuế, phí, lệ phí hỗ trợ doanh nghiệp, mà trong thời gian qua đã có rất nhiều đợt được triển khai.

Trong năm 2023, để kịp thời ứng phó với diễn biến khó khăn của tình hình kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản tăng trưởng kinh tế; đồng thời xem xét, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế để đề xuất với cấp có thẩm quyền các giải pháp giảm, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất áp dụng cho năm 2023. Các hành động của Bộ Tài chính đều hướng về doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn.

Bộ Tài chính đã đề xuất với cấp có thẩm quyền các giải pháp giảm, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất áp dụng cho năm 2023, với tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 198,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, số tiền miễn, giảm là 77,2 nghìn tỷ đồng và số tiền gia hạn là 121,2 nghìn tỷ đồng.

Bộ cũng đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Dự kiến chính sách này sẽ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khoảng 38 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2023/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023, với số tiền xem xét gia hạn khoảng 110 nghìn tỷ đồng.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong thời gian sớm nhất về việc giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2023. Dự kiến thực hiện giải pháp này, số tiền thuê đất được giảm nghĩa vụ năm 2023 khoảng 3.500 tỷ đồng.

Đáng chú ý, với mục tiêu kích cầu tiêu dùng, gia tăng sản xuất, phát triển kinh tế, sau khi xin ý kiến cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ (như áp dụng tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội) đang áp mức thuế suất giá trị gia tăng 10% xuống còn 8%, áp dụng kể từ khi chính sách được ban hành đến hết ngày 31/12/2023. Chính sách này sẽ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Chính sách tài khóa mang lại hiệu quả cho nền kinh tế

Trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đang xây dựng và xin ý kiến cấp có thẩm quyền tiếp tục giảm 35 khoản phí, lệ phí như phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán, y tế, cấp căn cước công dân, thẩm định dự án đầu tư xây dựng… Dự kiến thời gian áp dụng từ 1/7/2023 đến hết 31/12/2023 với số tiền giảm phí, lệ phí sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 700 tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành nghị định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Dự kiến số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được gia hạn khoảng 11,2 nghìn tỷ đồng.

Qua thống kê của Bộ Tài chính, trong 3 năm qua, gói hỗ trợ về tài khóa lên tới hơn 500 nghìn tỷ đồng, giúp doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế sớm phục hồi và tăng trưởng. Chưa bao giờ, số tiền hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế lớn như những năm nay. Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc duy trì một chính sách tài khóa mở rộng và linh hoạt, coi doanh nghiệp làm trung tâm sẽ đảm bảo sự thành công vì nó mang lại hiệu quả cho nền kinh tế đất nước.

Đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước

TBTCVN: Như Bộ trưởng từng chia sẻ, việc thực hiện nhiều gói hỗ trợ giãn, giảm thuế, phí, lệ phí là thực sự cần thiết nhằm đảm bảo các mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều ý kiến lo ngại cho rằng, các chính sách hỗ trợ về thuế ảnh hưởng đến số thu ngân sách. Vậy, Bộ Tài chính sẽ làm gì để đảm bảo mục tiêu về tài chính - NSNN đã đề ra, đặc biệt là nhiệm vụ thu NSNN trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Không phải vì lo ngại ảnh hưởng tới nguồn thu NSNN mà không thực hiện các chính sách thuế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Với truyền thống trọng dân, vì dân, các chính sách pháp luật của Việt Nam thời gian qua đã thể hiện rất rõ điều này. Các chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp là những quyết sách dài hơi, có tầm nhìn xa trông rộng, bởi vì đổi lại, nhờ ưu đãi về thuế, doanh nghiệp có thêm vốn để đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế vĩ mô tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia.

Vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 xảy đến bất ngờ, cũng như hiện nay khi nền kinh tế còn đang khó khăn bởi ảnh hưởng “hậu Covid-19”, không khoanh tay đứng nhìn, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, dưới sự chỉ đạo rốt ráo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc với hàng loạt các giải pháp về chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác, hỗ trợ doanh nghiệp, vực dậy nền kinh tế.

Trở lại với câu chuyện giảm thu ngân sách, những lo ngại như đề cập là hoàn toàn có cơ sở. Trên cơ sở kết quả thu NSNN 4 tháng đầu năm cho thấy, Bộ Tài chính cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Thu NSNN trong những tháng gần đây có hiện tượng suy giảm. Thu nội địa giảm so với cùng kỳ năm trước với mức giảm diễn ra ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực tại nhiều địa phương. Điều đáng lo ngại hơn là trong thời gian tới, các giải pháp về chính sách giảm thuế được ban hành với quy mô lớn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thu ngân sách.

Phải thực hiện đồng bộ các giải pháp

"Tôi cho rằng, hiện nay vấn đề cốt lõi là phải tăng tổng cầu của nền kinh tế, vì vậy chính sách tài khoá chỉ là một trong những giải pháp giải quyết khó khăn. Vấn đề cơ bản là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: thực hiện tốt chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả".

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu thu NSNN, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp như trong ngắn hạn, tăng cường quản lý thu NSNN, chống thất thu, trốn thuế, đặc biệt là nguồn thu từ các hoạt động thương mại điện tử, hoạt động kinh tế phát sinh từ nền kinh tế số, nguồn thu từ tài sản, kinh doanh bất động sản… Trong công tác quản lý thu, tập trung triển khai hiệu quả Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030; đẩy mạnh hiện đại hóa công tác quản lý thuế gắn với cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; tiếp tục triển khai điện tử hóa, số hóa các khâu trong công tác quản lý thuế...

Về dài hạn, ngành Tài chính tiếp tục nghiên cứu, mở rộng cơ sở thuế trên cơ sở rà soát tổng thể hệ thống chính sách thuế để sửa đổi, bổ sung các khoản thuế còn chưa phù hợp với thực tiễn; tăng thuế suất đối với các hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, tiêu dùng; rà soát, loại bỏ những ưu đãi thuế không còn phù hợp…

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, tôi tin tưởng rằng, ngành Tài chính sẽ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đề ra trong năm 2023; đặc biệt phấn đấu thu đạt và vượt dự toán được giao, đảm bảo các nhiệm vụ chi trong dự toán và các nhiệm vụ chi cấp bách, phát sinh, chi cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Thúc đẩy 3 động lực, ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng

TBTCVN:Thưa Bộ trưởng, từ nay đến cuối năm dự báo còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Vậy, đâu sẽ là những ưu tiên trong điều hành chính sách tài khóa, đảm bảo nguồn thu bền vững, đáp ứng các nhiệm vụ chi của nhà nước cũng như khơi thông các nguồn lực của nền kinh tế?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc:Không phải đến bây mà ngay từ khi xây dựng dự toán NSNN năm 2023 tại thời điểm quý III/2022, chúng tôi đã nhận diện được những khó khăn, thách thức. Đó là nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, thậm chí, đối diện nguy cơ suy thoái ở một số nền kinh tế lớn, trong khi lạm phát, giá dầu thô, các nguyên liệu đầu vào… vẫn còn ở mức cao, xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraine kéo dài. Kinh tế nước ta có độ mở lớn sẽ chịu tác động trực tiếp từ bên ngoài.

Thực tế số thu ngân sách trong 4 tháng đầu năm 2023 đã cho thấy điều này. Mặc dù số thu nội địa 4 tháng đầu năm đạt khá so dự toán, nhưng qua phân tích cho thấy, số thu hàng tháng có xu hướng giảm (thu tháng 1 đạt 16,1%; tháng 2 đạt 7,1%; tháng 3 đạt 8,6%; ước thực hiện tháng 4 đạt 8,5% dự toán). Không kể thuế thu nhập doanh nghiệp, thu cổ tức, lợi nhuận còn lại, thu chênh lệch thu, chi của NSNN, thì số thu nội địa 4 tháng bằng khoảng 88,7% so với cùng kỳ năm 2022. Có 4 khoản thu tiến độ thu đạt thấp so dự toán và có tới 47 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.

Do đó, việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thu, chi NSNN năm 2023 là một thách thức rất lớn. Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp đã đề ra theo các nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết

01/NQ-CP của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, xây dựng các kịch bản điều hành, chủ động ứng phó với các diễn biến phát sinh.

Trong đó, cần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung triển khai kế hoạch vốn đầu tư công và các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phát huy vai trò vốn “mồi”, để đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, kích thích kinh tế. Hiện lạm phát đang được kiểm soát ở mức thấp. Do đó, cần ưu tiên hơn cho mục tiêu tăng trưởng, thúc đẩy cả 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.

Bên cạnh việc miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, chúng ta cần tiếp tục cơ cấu lại nhóm nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất ngân hàng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đa dạng hóa sản phẩm, chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường để thúc đẩy xuất khẩu…; đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn các thị trường, tập trung thu hút đầu tư nước ngoài. Về lĩnh vực tài chính - NSNN, chúng ta cần tiếp tục tăng cường quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm kinh phí được giao; tăng cường thanh tra, kiểm tra, công khai, minh bạch, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính - NSNN.

Tôi cho rằng, hiện nay vấn đề cốt lõi là phải tăng tổng cầu của nền kinh tế, vì vậy chính sách tài khoá chỉ là một trong những giải pháp giải quyết khó khăn. Vấn đề cơ bản là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: thực hiện tốt chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả.

PV:Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân: Ngành Tài chính đã rất nỗ lực trong điều hành

Chính sách tài khóa mang lại hiệu quả cho nền kinh tế
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thử thách đối với đất nước nói chung và ngành Tài chính nói riêng, nhưng Bộ Tài chính đã chủ động điều hành, triển khai kịp thời nhiều giải pháp về chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí cho người dân, doanh nghiệp. Phải khẳng định, đó là nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và của ngành Tài chính.

Kết quả đó rất đáng trân trọng, bởi vì nhờ nỗ lực trong thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng thu ngân sách mới có được nguồn lực để tiếp tục hỗ trợ miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp, người dân. Cũng như chúng ta có nguồn lực để quyết định cắt giảm các loại thuế liên quan đến xăng dầu, ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát.

Ngoài ra, về công tác thu NSNN, Bộ Tài chính đã triển khai một loạt các giải pháp nhằm tránh thất thu thuế, thu đúng, thu đủ về ngân sách. Trong khi thị trường tiền tệ, ngoại hối trên thị trường thế giới có biến động, nhưng chúng ta vẫn ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Đó là cơ sở để các tổ chức xếp hạng tín nhiệm là Moody's và Standard & Poor's đều đánh giá Việt Nam có triển vọng "Tích cực" sau một thời gian chứng kiến sự cải thiện môi trường vĩ mô và ổn định tài chính của Việt Nam. Đây cũng là thể hiện sự toàn diện của kinh tế - xã hội Việt Nam; các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành đúng lúc, đúng thời điểm.

Tuy nhiên, thời gian tới dự báo còn nhiều khó khăn, đòi hỏi chúng ta tiếp tục nắm bắt tình hình, phát huy hơn nữa những thành quả đạt được, dự báo tốt và tiếp cận với thị trường quốc tế để có giải pháp ứng phó phù hợp.

TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Giảm thuế hỗ trợ cả tổng cung và tổng cầu

Chính sách tài khóa mang lại hiệu quả cho nền kinh tế
TS. Tô Hoài Nam

Chính sách gia hạn thuế có tác dụng chủ yếu là hỗ trợ tổng cung, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn về dòng tiền do tạm thời chưa phải nộp thuế.

Để hỗ trợ thiết thực hơn nữa, vừa qua, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ để trình Quốc hội cho phép giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% đối với các mặt hàng (như áp dụng với Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội).

Đây có thể nói là sự hỗ trợ cả tổng cung lẫn tổng cầu, giúp doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, khi chính sách này đi vào thực thi có vai trò quan trọng góp phần làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, giúp giảm giá thành sản phẩm, kích cầu tiêu dùng trong nước, trong đó người dân được hưởng lợi.

Việc giảm thuế GTGT sẽ giúp kiểm soát lạm phát tốt hơn. Vì vậy, việc giảm thuế GTGT trong thời điểm này là phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, do thị trường thế giới suy giảm tiêu dùng vì người dân thắt chặt chi tiêu.

Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, kiêm Trưởng ban Pháp chế VCCI: Chính sách tài khóa đã được triển khai hiệu quả

Chính sách tài khóa mang lại hiệu quả cho nền kinh tế
Ông Đậu Anh Tuấn

Những thông tin về nhiều chính sách giãn, giảm nhiều khoản thuế, phí, lệ phí đã, đang và sẽ được thực hiện trong thời gian tới là rất tích cực, có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn, trong quý I/2023.

Khi doanh nghiệp khó khăn thì các nhóm giải pháp như gia hạn thuế và các nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn và đó chính là một sự trợ lực từ Nhà nước cho doanh nghiệp. Khi sản phẩm ra thị trường khó khăn, nguồn tiền khó khăn, thanh khoản chật vật thì giãn được các khoản thuế, phí thực ra là một giải pháp rất có ý nghĩa cho doanh nghiệp.

Phải khẳng định rằng, trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, Chính phủ triển khai nhiều chính sách tài khóa, tiền tệ và nhiều chính sách vĩ mô khác hỗ trợ doanh nghiệp. Những nhóm chính sách tài khóa thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp và đã được triển khai rất hiệu quả.

Điều quan trong đó là cáac chính sách tài khóa đã được ban hành kịp thời. Như chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% trong năm vừa qua. Cộng đồng doanh nghiệp đánh gia cao Bộ Tài chính khi ngay sau Quốc hội thông qua Nghị quyết 43/2022/QH15 vào ngày 11/1/2022 thì chính sách được ban hành đầu tiên là giảm thuế GTGT, có hiệu lực ngay từ 1/2/2022, chỉ sau khi Quốc hội họp có hơn 2 tuần. Việc giảm thuế này đã tác động rất tích cực đến sự phục hồi của tiêu dùng, kinh doanh trong năm qua.

(Nhóm PV thực hiện)

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Vinhomes cùng Vincom Retail và các đối tác chiến lược phát triển điểm đến Mega Grand World Hanoi
  • Cách tránh lừa đảo, 'chặt chém' giá để niềm vui nghỉ lễ 30/4
  • Quán miến ngan trộn Hà Nội nằm sát đường tàu, từng được báo Mỹ 'khen hết lời'
  • Trung Quốc cũng “hồi hộp” trước Thượng đỉnh Mỹ
  • Hà Nội cho phép hoạt động thể thao ngoài trời, sân golf hoạt động trở lại từ 0h00 ngày 26/6/2021
  • Khách Việt lái xe xuyên đêm, xếp hàng dài ở cửa khẩu chờ sang du lịch Trung Quốc
  • Hội An sang Nhật quảng bá thế mạnh du lịch, thu hút du khách
  • Một du khách chết đuối trong khu du lịch trái phép ở Quảng Bình
推荐内容
  • Cảnh báo giả mạo app của Chính phủ, Tổng cục Thuế nhằm lấy cắp thông tin cá nhân
  • Khách Tây bức xúc bị 'chặt chém' túi táo nhỏ 200 nghìn đồng ở Hà Nội
  • Du lịch Việt Nam lọt 'top tìm kiếm' của du khách và doanh nghiệp Australia
  • Khách Tây rủ nhau ‘chui vào lòng đất’, địa đạo Củ Chi thành điểm đến triệu view
  • Khẩn trương tìm nguồn cung ứng vaccine COVID
  • Chặng đường dài tới lễ ký Hiệp định Đình chiến trên bán đảo Triều Tiên