【đá banh giải ngoại hạng anh】Vấn đề quản lý đối với di sản cần được làm rõ hơn trong Luật
Đại biểu Dương Văn Phước, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam. Ảnh: QH |
Đại biểu Dương Văn Phước, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho rằng: Tại khoản 2 Điều 3 quy định: Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Quy định về di sản văn hóa vật thể, bao gồm cả di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận. Các di sản này không chỉ phải đáp ứng tiêu chí trong dự thảo luật, mà còn phải đáp ứng các tiêu chí của UNESCO. Do đó cần có quy định riêng về cơ chế riêng để quản lý.
Theo đại biểu Dương Văn Phước, cụ thể như trường hợp đô thị cổ Hội An có đặc thù khác biệt so với hầu hết các di tích khác ở Việt Nam. Đây là "bảo tàng sống", có hàng ngàn người dân sinh sống và gắn với quản lý hành chính của 4 phường thuộc thành phố Hội An. Việc quản lý di tích ở Hội An không chỉ theo Luật Di sản văn hóa, mà còn chịu tác động của nhiều luật khác như Bộ luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Tổ chức chính quyền địa phương… Đây là quần thể di tích kiến trúc nghệ thuật với số lượng lớn và đa dạng về loại hình, do đó đại biểu đề nghị cần có cơ chế quản lý riêng.
Về dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ, đại biểu này cho rằng, Dự thảo luật quy định việc sửa đổi, cải tạo, xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu vực bảo vệ di tích phải thực hiện theo quy định về quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Tuy nhiên, các quy định này chỉ áp dụng cho dự án do Nhà nước làm chủ đầu tư, chưa có quy định cụ thể cho nhà ở riêng lẻ của người dân. Việc đưa nhà ở của người dân vào quy hoạch và thực hiện các thủ tục lập dự án sẽ gây nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và kinh phí, có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực của chủ di tích.
Đại biểu Dương Văn Phước cũng đề nghị cần có quy định cụ thể về dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ trong khu vực bảo vệ di tích.
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định. Ảnh: QH |
Về quy định không được sử dụng bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vì mục đích lợi nhuận, Đại biểu Nguyễn Hải Dũng, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định cho rằng không nên quy định như vậy.
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng cho rằng: Tại khoản 2, Điều 52 của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) về bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia quy định: Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không được sử dụng vì mục đích lợi nhuận. Tôi đề nghị cần xem xét lại quy định này vì những lý do như:
Về lý luận quan điểm, phát triển kinh tế là khai thác tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Do đó, khi đưa các bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để trưng bày cho khách tham quan, chiêm ngưỡng có thu phí là phù hợp với quan điểm này.
Về thực tế, khi bảo tàng, phòng trưng bày có trưng bày bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mở cửa có bán vé tham quan là hoạt động có thể có lợi nhuận sẽ bị cấm. Vậy bảo tàng, phòng trưng bày phải cất những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia này đi kéo theo khách sẽ không đến nữa hoặc đến ít đi vì không có đối tượng để tham quan. Từ đó kéo theo hệ quả là bảo tàng sẽ không phát huy được vai trò của mình. Bên cạnh đó bảo tàng không có hoặc là không tăng được nguồn thu, ảnh hưởng đến sự tồn tại và tăng trưởng của mình.
Để khắc phục những vướng mắc trên, đại biểu Nguyễn Hải Dũng đề nghị không nên quy định không được sử dụng bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vì mục đích lợi nhuận như dự thảo Luật quy định tại đoạn 2, khoản 2, Điều 52.
Đại biểu Trình Lam Sinh, Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung các quy định hướng dẫn để Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống.
Theo đó, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở kế thừa luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và các văn bản quy phạm pháp luật, nên giữ được sự ổn định cho hoạt động bảo vệ phát huy các giá trị di sản của văn hóa.
Dự thảo luật cũng quy định những vấn đề mới về bộ máy quản lý di tích, di sản, xây dựng cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa, hợp tác công tư… đồng thời, thể chế hóa những nội dung cơ bản trong các công ước quốc tế về di sản văn hóa mà Việt Nam tham gia.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, thời gian vừa qua, các quy định hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa vẫn còn thiếu, chưa cụ thể ở một số lĩnh vực như: Điều kiện thành lập bảo tàng, định mức chi trong hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực di sản văn hóa, định mức kiểm kê di sản, định mức xây dựng hồ sơ di tích, hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể, định mức thuê chuyên gia, nghệ nhân tham gia nghiên cứu và biểu diễn…
Bên cạnh đó, kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi, truyền dạy cũng còn hạn chế; còn khó khăn trong xử lý giữa bảo tồn và nhu cầu phát triển du lịch; chưa có cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể…
Những hạn chế trên đã làm cho các địa phương gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quản lý và hoạt động chuyên môn. Do đó, đại biểu đề xuất cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra quan tâm bổ sung trong dự thảo luật; đồng thời sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định hướng dẫn ngay sau khi luật được thông qua, nhằm giúp cho hoạt động quản lý và hoạt động chuyên môn kịp thời đáp ứng các yêu cầu xây dựng văn hóa trở thành nền tảng để phát triển kinh tế, phát triển con người và xã hội Việt Nam trong giai đoạn mới.
Về một số nội dung cụ thể, đại biểu cho biết, tại khoản 1 Điều 1 về phạm vi điều chỉnh, đề xuất ban soạn thảo điều chỉnh cụm từ “các loại hình sở hữu” thành “các hình thức sở hữu” cho phù hợp với quy định của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và các văn bản có liên quan.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Công điện của Thủ tướng Chính phủ về điều hành dự toán ngân sách nhà nước
- ·3 đội toàn thắng sau ngày thi đấu thứ 5
- ·“Hụt hơi” trong xây dựng xã điểm nông thôn mới
- ·Triển khai uỷ nhiệm thu thuế qua bưu điện
- ·Phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030
- ·Điểm tựa pháp lý của người yếu thế
- ·Khát vọng trên rẻo đất cù lao
- ·Hội thao Khối thi đua số 6 thu hút 242 vận động viên tham gia
- ·Viện Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt 6,9%
- ·Hết năm nay sẽ có thêm 314.000 người tham gia BHXH tự nguyện
- ·Tạo dựng thế hệ doanh nhân, nhà khoa học, nhà quản lý trẻ, năng động, bản lĩnh, hội nhập
- ·Năm 2023 có thể trở thành năm nóng nhất trong lịch sử
- ·Trồng rau sạch theo quy mô hộ gia đình
- ·Bình Long kích hoạt hơn 20.800 tài khoản định danh điện tử mức 1, 2
- ·Quan hệ hợp tác Việt – Trung đang ở mức cao nhất trong lịch sử
- ·Chung tay xây dựng cuộc sống bình yên
- ·Vùng 5 Hải quân giúp dân phòng, chống sạt lở bờ biển
- ·Đường Đào thay áo mới
- ·Không để thiếu thuốc phòng, chữa bệnh trong dịp Tết 2022
- ·Đồng Xoài: Giao nộp cá thể tê tê Java quý hiếm