【kèo úc hôm nay】Cô gái trả lời phỏng vấn "tôi đi làm vì tiền" và cái kết khó tin
Cô gái trả lời phỏng vấn "tôi đi làm vì tiền" và cái kết khó tin
(Dân trí) - Đặt câu hỏi mang tính thông lệ về động lực làm việc của nhân sự, nhà tuyển dụng choáng váng khi cô nữ sinh vừa tốt nghiệp thẳng thắn: "Tôi làm việc vì tiền".
Đó là câu trả lời mà chị Nguyễn Ngọc Diễm, Phó trưởng phòng nhân sự tại công ty thực phẩm ở Tân Bình, TPHCM nhận được khi đặt câu hỏi: "Đi làm vì điều gì?" trong một buổi phỏng vấn ứng viên từng thực hiện.
Ứng viên có câu trả lời "Đi làm vì tiền" là cô gái 24 tuổi, vừa tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanhtại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM.
Nhân sự "đòi tiền" chốt được lương cao
Trước đó, chị Diễm đã quen với những câu trả lời khuôn mẫu như đi làm vì đam mê, vì muốn dấn thân trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm, cống hiến, khẳng định năng lực bản thân...
Còn cô gái này, với vẻ ngoài tự tin, thẳng thắn chia sẻ, học xong lớp 12, cô chọn học ngành quản trị kinh doanh theo cách "cứ thi vậy thôi chứ không xuất phát từ sự yêu thích".
Học xong, cô phải đi tìm việc làmtheo chuyên ngành đã theo học để kiếm tiền lo cho bản thân, trả nợ khoản vay vốn đóng học phí và kiếm tiền để nuôi... ước mơ từ bé là làm bánh, nấu ăn.
Ước mơ này cũng là lý do cô ưu tiên nộp hồ sơ xin việc vào các công ty thực phẩm để có thêm kiến thức về các loại gia vị, chế biến.
Nữ ứng viên cũng cho biết kế hoạch, cô sẽ vắt sức ra để làm việc, kiếm tiềntrong 4-5 năm. Khi có tiền, cô sẽ dừng việc, đi học và theo đuổi lĩnh vực nấu ăn, làm bánh.
"Đi làm vì tiền" nên cô gái cũng đưa ra đề nghị mong muốn sẽ nhận được mức lương cao nhất trong khung 8-14 triệu đồng mà công ty đưa ra trong bản tin tuyển dụng.
Lúc đầu, chị Diễm gác hồ sơ của ứng viên này sang một bên. Nghe trực diện câu trả lời từ ứng viên "đi làm vì tiền", lại là ứng viên trẻ tuổi, chị thấy có phần... ngang tai.
Nhưng cả tuần sau đó, nữ quản lý không ngừng nghĩ về trường hợp này. Ít nhất cô gái biết rõ mục tiêu làm việc, có kế hoạch kiếm tiền, có lộ trình rõ ràng và đặc biệt cô thẳng thắn, trung thực bày tỏ quan điểm của mình không vòng vo, giả tạo - một yêu cầu quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Đánh giá lại kết quả học tập, năng lực và cả kinh nghiệm làm thêm của nữ ứng viên, chị Hường cùng ban tuyển dụng "chốt" nhân sự với lương 14 triệu đồng, mức khởi điểm top đầu tại công ty thời điểm đó.
Hiện tại, nữ nhân viên này vẫn đang làm việc tại công ty chị Diễm và sắt son với lập trường "làm việc vì tiền". Cô gái kiếm tiền trên mọi mặt trận mà mọi người ở công ty ai phải nể phục về năng lượng làm việc của nhân sự.
Ngoài công việc chính thức ở công ty, cô còn đi dạy thêm, dẫn chương trình, livestream bán thực phẩm, mỹ phẩm... Trong tuần, chỉ ngày chủ nhật là cô dừng kiếm tiền để theo học ở lớp làm bánh.
Làm việc vì tiền không xấu
Từ một người "dị ứng" với quan niệm làm việc vì tiền, nữ Phó Trưởng phòng nhân sự có thêm góc nhìn "làm việc vì tiền hóa ra không xấu".
Vì tiền hay đam mê, suy cho cùng điều quan trọng nhất vẫn phải xem xét mình có trách nhiệm với công việc hay không, làm việc hiệu quả hay không. Đầy người ca tụng theo đuổi đam mê nhưng lười biếng, làm việc cẩu thả, bê tha, thiếu trách nhiệm...
Ông Nguyễn Trọng Dư, chuyên gia nhân sự tại TPHCM phân tích, làm việc vì đam mê hay vì tiền đều có mặt được mặt hạn chế.
Điều gì xuất phát từ đam mê thường sẽ tạo ra động lực, khát khao để dấn thân vào lĩnh vực của mình nhưng cũng có khó khăn nếu đam mê đó không nuôi sống được bản thânthì nhân sự rất khó đi đường dài.
Ông Dư cũng cho rằng, đam mê là thứ có khi không nắm bắt được. Rất nhiều người đến già cũng không biết mình đam mê gì, hay có người đi làm cả chục năm, rồi một ngày nhận ra mình thích thứ khác.
Chưa kể, nhiều doanh nghiệp hay viện vào lý tưởng "đam mê" của người lao độngmà thiếu sự rõ ràng, sòng phẳng về mức lương, thu nhập. Điều này có thể thấy qua các khẩu hiệu hô hào "để thành công thì hãy nỗ lực, làm hết việc chứ không hết giờ", "nhận lương 5 đồng hãy vắt sức ra làm việc như nhận 10 đồng"...
Còn làm việc đi làm vì thu nhập, ưu điểm là người lao động bớt được gánh nặng tiền bạc. Khi có tiền, một người làm chủ được cuộc sống, dễ thực hiện nhiều dự định, kế hoạch.
Về mặt hạn chế, ông Dư chỉ rõ, khi làm việc với động lực là tiền, có thể nhân sự không thấy hết cái hay, cái ý nghĩa công việc mình đang làm; ít có sự dấn thân, khó trở thành thành viên trong cộng đồng của lĩnh vực đó; thiếu tính bền vững nên cơ hội phát triển sự nghiệp hạn chế...
Chuyên gia nhân sự này nhấn mạnh, làm việc vì đam mê hay vì tiền tùy thuộc vào hoàn cảnh, lựa chọn, mục tiêu và cả quan điểm, giá trị sống của mỗi người. Có người động lực với họ là tiền, có người dù nghèo nhưng nhất định phải theo đuổi đam mê...
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·Ứng dụng gọi xe thu thêm phụ phí, nhiều khách hàng không hề hay biết
- ·Cơ quan của Quốc hội chỉ chuyển đơn thì có ý nghĩa gì không?
- ·Bộ Công Thương đề nghị giảm phí lưu container, lưu kho, bãi hàng hóa cho doanh nghiệp
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương kiểm tra, động viên và chỉ đạo công tác quy tập hài cốt liệt sĩ
- ·TP.HCM tiếp tục giãn cách, tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi Thành phố
- ·Khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Cắt giảm ngân sách marketing
- ·Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- ·Khó khăn bủa vây, càng cần tập trung tháo gỡ vướng mắc về thể chế
- ·Anh em ông Đặng Thành Tâm rót nghìn tỷ vào ‘đất vàng’ Vũng Tàu
- ·AIPA 42: Đẩy mạnh kỹ thuật số bao trùm để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Thành lập tổ công tác đặc biệt, kết nối, cung ứng nông sản phía Bắc
- ·Đồng Tháp dồn sức xử lý điểm nóng các ổ dịch tại TP. Sa Đéc
- ·‘Lớn nhanh’ như Taseco
- ·Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- ·Hơn 90% doanh nghiệp lữ hành ở TP HCM đã tạm ngừng hoạt động