【kết quả trận greuther furth】Trở ngại của hàng không Việt Nam
Cầu vượt cung
TheởngạicủahàngkhôngViệkết quả trận greuther furtho Báo cáo của “Dự án China sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc” do Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) vừa công bố mới đây, Việt Nam đã đạt kỉ lục 21 triệu lượt hành khách vận tải hàng không vào năm 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân 15,8% trong thập kỉ vừa qua. Đây là một trong những tốc độ tăng trưởng cao nhất về vận tải hàng không trên thế giới.
Tuy nhiên, vận tải hàng không ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức. Việt Nam hiện có 22 cảng hàng không dân dụng. Trong số này, các cảng hàng không quốc tế có thể kể đến là Nội Bài, Cát Bi (miền Bắc), Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài (miền Trung), Tân Sơn Nhất, Cần Thơ (miền Nam). Nhưng hiện chỉ có ba cảng hàng không quốc tế thực sự đáp ứng các chuyến bay quốc tế là Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.
GS Yeoung Heok Lee, Đại học Hàng không Hàn Quốc cho biết: 60% các cảng hàng không khu vực của các tuyến nội địa ở Việt Nam chỉ có cơ sở vật chất phục vụ các máy bay quy mô vừa và phần lớn được sử dụng cho các máy bay nhỏ. Trong các sân bay nhỏ, có những sân bay không có đủ năng lực hỗ trợ dẫn đường phục vụ mục đích cất cánh, hạ cánh và không đủ hệ thống đèn chiếu sáng cho mục đích này vào ban đêm.
Theo GS Yeoung Heok Lee, từ năm 2001-2010, lĩnh vực này nhận được đầu tư lớn với khoảng 230 tỉ USD. Trong đó, 15% số vốn này, tương đương 34,4 tỷ USD được đầu tư vào lĩnh vực giao thông và chỉ có 6% (2,1 tỉ USD) được đầu tư vào lĩnh vực vận tải hàng không. Một thực tế nữa là 80% nguồn vốn đầu tư vào vận tải hàng không đã được sử dụng để mua máy bay và chỉ 8,5% (khoảng 190 triệu USD) được đầu tư vào các dự án cảng hàng không trong suốt 10 năm qua. Đây là con số rất thấp so với nhu cầu lớn cho việc mở rộng và cải thiện cơ sở vật chất cảng hàng không trong ngắn hạn.
“Lưu lượng hàng hóa và hành khách tại cảng hàng không Liên Khương vượt 15 lần năng lực hoạt động của cảng, Cát Bi vượt 5 lần và Vinh, Cao Lãnh, Đông Tác, Rạch Giá, Phú Quốc cao hơn gấp đôi năm 2010. Như vậy, nếu không có sự mở rộng năng lực của các sân bay này bằng việc đầu tư cho cơ sở vật chất và cải thiện hiệu quả hoạt động ngay lập tức thì chúng không thể giữ vai trò là các cảng hàng không và đảm bảo được an toàn hàng không tại Việt Nam” - GS Yeoung Heok Lee đánh giá.
Các hãng hàng không Việt Nam có tổng số 89 máy bay, trong đó Việt Nam Airlines có 74 chiếc, Jetstar Pacific có 7 chiếc và VASCO có 4 chiếc, Air Mekong có 4 chiếc. Việt Nam Airlines là hãng hàng không lớn nhất, chiếm thị phần 81% các tuyến nội địa và 38,5% các tuyến quốc tế. |
Khuyến khích tư nhân hóa
Các chuyên gia dự báo nhu cầu giao thông hàng không của Việt Nam sẽ rất lớn trong thời gian tới. Cụ thể, số hành khách năm 2011 là 21 triệu, đến năm 2015 dự báo sẽ đạt 34-36 triệu hành khách với tốc độ tăng trưởng bình quân là 11-13%. Đến 2019 dự báo số hành khách đạt 52-59 triệu hành khách. Vận tải hàng hóa năm 2010 là 460 nghìn tấn và sẽ tăng lên 850 nghìn đến 930 nghìn tấn vào năm 2015 và 1,4-1,6 triệu tấn vào năm 2019.
Để đáp ứng được nhu cầu đó, theo GS Yeoung Heok Lee, Việt Nam cần có những chính sách nhằm hiện đại hóa vận tải hàng không và cảng hàng không tại Việt Nam: Về chính sách vận tải hàng không, Việt Nam cần duy trì nguyên tắc cạnh tranh và tư nhân hóa các hãng hàng không; thúc đẩy chính sách “bầu trời mở” và toàn cầu hóa các hãng hàng không nhằm mở rộng thị trường, cải thiện năng lực cạnh tranh.
Cần tư nhân hóa Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hãng này. Vấn đề quan trọng là Chính phủ không nên tìm cách can thiệp và bảo hộ các hãng hàng không lớn. Thay vào đó, Chính phủ cần đưa ra các định hướng chính sách và thực thi các quy định rõ ràng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Liên quan đến chính sách cảng hàng không, Chính phủ cần tăng cường ngân sách Nhà nước để đầu tư cho cảng hàng không vì năng lực quá thấp so với nhu cầu. Các cảng hàng không lớn như Tân Sơn Nhất và Nội Bài cần tự đáp ứng nhu cầu đầu tư của mình bằng cách thu hút thêm vốn đầu tư tư nhân và FDI qua hình thức BTO (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - vận hành)…
Về vấn đề này, TS.Nguyễn Quang Vinh cho rằng cần phải xem xét lại một số vấn đề, trong đó, nếu nhìn vào hiện tượng thì có thể thấy dù Chính phủ Việt Nam rất khuyến khích song chưa có nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực hàng không bởi đây là ngành đòi hỏi công nghệ cao cùng nguồn vốn lớn.
Cuối cùng, GS Yeoung Heok Lee chia sẻ: “Đối với tất cả các nội dung trên, Việt Nam cần nguồn nhân lực đẳng cấp cao với năng lực tốt, kỉ luật nghề nghiệp đúng đắn và đạo đức tốt. Xây dựng hệ thống khuyến khích hữu hiệu để khích lệ mọi người nỗ lực hết sức là vấn đề rất quan trọng. Yếu tố con người là chìa khóa dẫn đến thành công trong hầu hết các trường hợp”.
Lương Bằng
(责任编辑:La liga)
- ·Đẩy mạnh thu hút đầu tư
- ·Cần lưu ý về chất lượng nhân điều xuất khẩu
- ·Bắt giam 2 bị can hiếp dâm người dưới 16 tuổi ở Tiền Giang
- ·Thừa sức sản xuất ốc vít đạt chuẩn quốc tế
- ·Giá heo hơi hôm nay 3/4/2024: Tăng nhẹ, người chăn nuôi lãi 5.000
- ·Tuyên án tử hình đối tượng nổ súng giết người trong đêm giao thừa ở Hải Dương
- ·'Những gã trai hư' đạt doanh thu lớn trong tuần đầu công chiếu
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Vì sao Hoàng Văn Hưng cáo buộc tội lừa đảo?
- ·Top những loại rau quả bán chạy nhất năm qua, tiềm năng năm 2024 thế nào?
- ·Tăng 'sức nóng' mùa du lịch Hè bằng nhiều sản phẩm hấp dẫn
- ·Nhộn nhịp vụ mùa Đông Xuân
- ·'Phù thủy' ảo thuật David Copperfield đối mặt với cáo buộc quấy rối tình dục
- ·Nhận 20 tỷ đồng của người mua đất, giám đốc 'nướng' hết vào chứng khoán
- ·Cho phép công ty Viễn Phú xuất khẩu gạo hữu cơ
- ·Tăng cường phối hợp quản lý, sử dụng đất công
- ·Trên 200 DN tham gia Hội chợ thời trang VIFF 2014
- ·Cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Trần Hùng bị đề nghị án tù
- ·DN Thái Lan muốn làm phụ trợ cho lọc hóa dầu 22 tỉ USD
- ·Giá vàng hôm nay 22/7/2024: Vàng miếng SJC cao hơn thế giới 6 triệu đồng/lượng
- ·“Khoảng lặng nhân sự” ở Petro Vietnam