【ket qua da bong】"Bệnh nhân khỏi bệnh, tôi mừng như trúng số"
(CMO) Ở Tân Lộc có dòng tộc làm thuốc bốn đời mặc cho thế sự đổi thay. Anh Phạm Văn Hiểm, đời thứ tư, hiện là Chủ tịch Hội Đông y xã Tân Lộc, huyện Thới Bình cho biết: “Hồi nhỏ làm “cu li” cho ông nội, riết đâm ra ghiền mùi thuốc nam. Mỗi lần người bệnh đến cám ơn vì khỏi bệnh, cả nhà mừng như… trúng số, mặc dù hổng có tiền bạc bao nhiêu”.
Cái máu “thuốc thang” ngấm vô người anh sâu đậm đến nỗi anh lang thang khắp miệt Cà Mau làm công quả. Về lại Tân Lộc với vợ, anh Hiểm bắt đầu hành trình của một lương y tại Hưng Lộc Tự. Mỗi ngày đón gần trăm lượt khách, có người gặp lương y rồi nói thiệt: “Nghe người ta khen quá trời, tưởng thầy già lắm”.
Kiên trì theo nghề
Anh Hiểm nhà đông anh em, có ông cố và ông nội theo rặt nghề thuốc. Tía anh ngoài nghề thuốc còn là người trông coi “cơ ngơi” của Hưng Lộc Tự.
Phòng thuốc Hưng Lộc Tự là địa chỉ ngày càng nhiều người biết tới nhờ thầy giỏi, thuốc lành và cung cách phục vụ tận tình. |
Anh Hiểm kể: “Hồi nhỏ thấy ông nội cứ đi miết, ôm về bó cỏ, biểu mình phơi, xắt. Mần riết rồi quen, quen mùi, quen tên”. Anh Hiểm nói: “Vui nhất là lúc có mấy bà già hết bệnh đem vô nải chuối, trái mít. Ông nội anh cười, tía anh cười, còn anh thì được…no bụng”.
Khác với phòng thuốc ở thị thành, ở Hưng Lộc Tự chỉ có thùng công quả. Trên đó ghi “Tâm thành dược nghiệm”, ý chỉ đến việc đóng góp chút ít cho phòng khám để tiếp tục duy trì. Anh Hiểm cho biết thêm: “Tết nhứt gì cũng làm, nhưng làm có buổi sáng thôi, buổi chiều còn đi hái thuốc, chuẩn bị cho bữa sau”.
Lương y Phạm Văn Hiểm luôn miệt mài cầu thầy, học thuốc với mong muốn chữa trị bệnh cho mọi người. |
Lúc anh Hiểm về, năm 1996, phòng khám Hưng Lộc Tự chỉ là căn chòi nhỏ, ngày dăm lượt khách. Theo lời anh Hiểm, làm thuốc nhất thiết không cần phô trương, phải giữ đúng lời thề với Tổ nghề. Chẳng biết đúng hay sai, làm nghề lương y thì trăm người như một, đủ sống là hên. Hết lớp 9, anh đi học lớp Đông y, sau đó rảo một vòng làm công quả từ Cái Giếng cho đến Chà Là, Bờ Đập. Thời duyên, vợ anh cũng là người tâm thiện, vậy là dìu dắt nhau để về cố thổ, nguyện cùng nhau làm thuốc.
Cái phòng khám hẻo lánh ngày nào giờ khách ra vô liên tục. Anh Hiểm nói, phía sau anh là cả một “ê-kíp” hùng hậu nào là hái thuốc, phơi thuốc, xắt thuốc, châm cứu. Cả nhà anh, từ ông cố, ông nội tới tía, vợ và em ruột đều phục vụ cho nghề thuốc. Vui hơn, anh còn có đứa con gái tên Phạm Ngọc Châu học bác sĩ ở TP Hồ Chí Minh năm nhất. Nhắc về con gái, anh cười: “Nó hồi nhỏ y chang mình, cũng lăng xăng phơi nắng theo mẻ thuốc phơi. Nó thi đại học đạt luôn 30 điểm”. Riêng chúng tôi thì nghĩ, ở lành gặp lành, con theo nghề y giống cha là xã hội thêm "một mầm phúc đức".
Nghề y cần nhất cái tâm
Hỏi anh theo nghề y cực không, anh chỉ trả lời bình thản: “Cái gì cũng phải học, tinh thông rồi mới giúp người, giúp đời. Nghề y kiêng kỵ nhất là phỉnh gạt, làm hoen ố lời thề với Tổ nghề”. Anh Hiểm thông tin: “Cây thuốc nam nói dễ tìm nhưng không phải vậy, vùng mình có loại này mà không có loại khác, ở mấy tỉnh trên cũng vậy”. Thế rồi những người cùng chí hướng ở các tỉnh họp lại quyết định luân chuyển thuốc. Tên những loại thuốc chỉ người trong người mới hiểu, nhưng bà con Tân Lộc thì thấy mỗi tháng có xe tải thiệt bự chở về thuốc Nam.
Một thang thuốc nam là tinh hoa của cả đất trời, của lòng người. Cây cỏ tự sinh, tự phát, người làm thành tính, thành tâm, từ hái đến phơi, xắt, bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc để chữa trị bệnh tình. Phòng khám của anh Hiểm chuyên trị ngoại cảm, phục hồi tai biến, các bệnh phụ khoa. Người trong nghề không nói nhiều về việc mình làm, anh chỉ có thể nói: “Bệnh phải chữa, kiên trì thuốc thang”. Có những trường hợp bị tai biến, anh Hiểm chữa, phục hồi tới 70%, mà được vậy coi như “hết cỡ”. Khi đề cập đến cuộc sống riêng, anh Hiểm tâm sự: “Nhà có chục công vuông, vụ tôm vụ lúa đủ ăn thôi”.
Hồi trước, đường sá khó khăn, nhiều người ở xa về khám bệnh gặp lương y cứ hỏi: “Tui nghe nổi tiếng quá, cứ tưởng thầy lớn tuổi”. Anh chỉ cười rồi chẩn mạch, bốc thuốc. Ai không về được thì có căn nhà tạm ở lại sinh hoạt, chữa trị. Tiếng lành đồn xa, tuổi trẻ càng ước vọng xa, anh nói: “Nhiều người có điều kiện về chữa trị, khỏi rồi người ta công đức rất hậu. Cả nhà mình không ai đụng vô, tất cả đều dành để chỉnh trang Hưng Lộc Tự và phòng khám này”.
Vợ anh và mấy người em ruột đều thuộc tên, biết tính từng loại thuốc, căn bệnh. Cái hay ở chỗ, khi bốc thuốc gói lại đàng hoàng, người bốc đưa thang thuốc lên cao quá đầu khấn vái Tổ nghề. Hành động bình thường mà trong đó cả cội nguồn, truyền thống.
Gặp anh Tùng, chân đi cà nhắc ra vô, anh Hiểm bộc bạch: “Tùng ở đây cũng gần 20 năm”. Ngày đó, Tùng không gia đình, thân thuộc, người ta chở anh tới trong tình trạng “như chết rồi”. Anh Tùng bị bệnh mật, rồi tai biến, 23 tuổi đời bị bệnh, vợ bỏ. Anh Hiểm phải chạy ra Cà Mau năn nỉ người quen là bác sĩ cứu giúp người hoạn nạn. Lành bệnh, anh Tùng lại đi và nói: “Cảm ơn anh Hiểm, tôi đi để kiếm kế sinh nhai”. Đi lòng vòng một thời gian, anh Tùng về nói với lương y: “Tui về làm công quả cho chùa suốt đời”. Hỏi anh Tùng buồn không, anh bảo rằng: “Tui về đây là thấy bình yên rồi. Bệnh mấy lần tính chết mà nhờ thuốc, nhờ tấm tình của gia đình anh Hiểm mới qua khỏi. Tui ở vậy làm công đức trả nợ thôi”.
Từ một vùng quê xa, nghe những tâm tư, thấy việc làm thường nhật của những con người chưa bao giờ muốn mình nổi tiếng, chúng tôi lại thấy bình yên như dòng Bạch Ngưu trước mặt. Nghề thuốc, thầy thuốc và những câu chuyện đời của họ, kể hoài chỉ thấy rằng mình nói chưa tới, chưa hay…
Phạm Nguyên
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giá vàng hôm nay 21/10: Vọt lên rồi đột ngột giảm mạnh
- ·Bộ Y tế sẽ dùng AI hỗ trợ thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc
- ·Ăn măng ngày Tết thế nào để không có hại cho sức khoẻ?
- ·Giả mạo nhân viên y tế đòi đưa người dân đi cách ly tại TP.HCM
- ·Giá vàng trong nước đột ngột giảm mạnh
- ·Văn phòng Thành ủy TP.HCM ngừng làm kinh tế
- ·Hà Nội giám sát 55 dự án, công trình trọng điểm
- ·Thổ Nhĩ Kỳ kết luận dây hàn bằng kim loại của Việt Nam bán phá giá
- ·Bài 1: Nhập vai người đầu tư tại Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và phát triển Du lịch Quốc tế
- ·Ngành Chăn nuôi: Lo thiếu vững bền khi... giá cao
- ·Thủ tướng ban hành Công điện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng cháy, chữa cháy
- ·Việt Nam, những ngày kiểm định sức đề kháng chính sách tiền tệ
- ·Bí ẩn vùng đất có tỷ lệ nam giới tử vong vì Covid
- ·Chuyên gia nêu lý do Việt Nam cần điều chỉnh tiêu chí đánh giá cấp độ dịch Covid
- ·Bến Tre: Tạm giữ trên 1.700 sản phẩm phụ tùng xe gắn máy không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Xử lý phản ánh về phát triển các dự án điện mặt trời
- ·Thời gian sống sau ghép gan tại Việt Nam là bao lâu
- ·Bác sĩ TP.HCM thực hiện ước nguyện cho bệnh nhi
- ·Giá vàng trong nước cùng giảm với thế giới
- ·Hà Nội: Hướng tới tăng trưởng bền vững