【kq tokyo】Ngành Chăn nuôi: Lo thiếu vững bền khi... giá cao
Giá liên tục cao là bất hợp lý
Liên quan tới việc bình ổn thị trường và phát triển bền vững ngành hàng thịt lợn, Tập đoàn CP Việt Nam đồng tình với giải pháp đưa giá lợn thịt trong nước giảm xuống bằng và thấp hơn các nước trong khu vực. Trong ngày 10/10, Tập đoàn CP Việt Nam tiếp tục giảm giá lợn thịt của khu vực phía Bắc xuống thêm 500 đồng/kg và cung ứng đủ nhu cầu con giống cho người chăn nuôi có nhu cầu tái đàn mở rộng quy mô chăn nuôi. |
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhận định: Chưa năm nào chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng được mùa như năm nay. Hiện nay, giá cả tăng, tất cả phục hồi. Tuy nhiên, giá lợn hơi cao bất hợp lý trên 50.000 đồng/kg tiếp tục kéo dài sẽ tạo ra những hệ lụy khó lường trước, điển hình là nguy cơ xâm nhập của thịt lợn NK kéo theo nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi. Điều này không chỉ gây thiệt hại lớn cho DN, người chăn nuôi mà còn cho toàn ngành nông nghiệp. "Thời điểm này, giá thành sản xuất giữ ở mức 35.000 đồng/kg và giá bán lợn công nghiệp giữ ở mức 45.000 đồng/kg là tốt nhất", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Ông Kiều Minh Lực, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam cho hay: Năm 2017, khi giá lợn xuống thấp nhất, dưới 20.000 đồng/kg, sản lượng thịt lợn CP bán ra chỉ đạt 10% so với bình thường, tồn kho rất nhiều. Năm nay, tại thời điểm giá tăng cao, có những lúc CP bán lên tới mức 200% so với công suất. Đến nay, con số này đã giảm xuống còn 130%. "Trước kia, lợn xuất chuồng là 120 kg giờ còn 100 kg và hiện đang tiếp tục giảm về trọng lượng, tuổi lợn... Thực tế, hiện sản lượng cung cấp ra thị trường đang rất căng thẳng. Nếu Bộ NN&PTNT có thể liên kết các DN lớn để bình ổn giá thì CP nhất trí ngay", ông Lực nói.
Góp thêm tiếng nói trong câu chuyện giá lợn, đại diện Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam nhấn mạnh: Với mức giá trên 50.000 đồng/kg như hiện nay, DN chăn nuôi rất vui mừng, song không hẳn là mong muốn. Mức giá các DN chăn nuôi lợn mong muốn duy trì ổn định nhất là 40.000 - 45.000 đồng/kg.
Cần có Hiệp hội chăn nuôi lợn
Sau khủng hoảng năm 2017, hiện chăn nuôi lợn nay đang có điều kiện giá cả, quy mô tốt khi hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm từ 4,5 triệu xuống còn 3 triệu. Mục tiêu của Bộ NN&PTNT là tới đây giảm dần con số này xuống 2 triệu và 1 triệu. Đến thời điểm nhất định, chăn nuôi nhỏ lẻ không còn, chỉ còn lại các trang trại, DN chăn nuôi hiện đại, có công nghệ cao đủ sức cạnh tranh cũng như hạn chế tối đa áp lực ô nhiễm tới môi trường. Rõ ràng, các trang trại, DN chăn nuôi lớn đã, đang và sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết thị trường, góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
Cho rằng các DN cần lấy đúng mức lãi, không nên "tham bát bỏ mâm", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Để ổn định thị trường, các DN hoạt động ở mọi công đoạn từ thức ăn, chăn nuôi gia công, giết mổ, chế biến, tiêu thụ bán lẻ, trong khả năng của mình cần tiếp tục cải tiến, nâng cao giá trị quản trị, giá trị sản xuất, hạ giá thành, bảo vệ ngành chăn nuôi lợn đang phát triển tốt hiện nay.
Xung quanh vấn đề này, ông Đỗ Hoàng Long, Trưởng ngành lợn thương mại và phát triển dự án, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam nêu quan điểm: Trước mắt, muốn bình ổn giá lợn, có thể tăng nguồn cung bằng cách tăng trọng lượng lợn xuất chuồng, ví dụ tăng từ 110kg/con lên mức 120kg/con. Ngoài ra, muốn làm tốt công tác thị trường, cần làm tốt khâu đăng ký, thống kê đàn lợn, đồng thời kiểm soát tốt đàn lợn nuôi tự phát.
Theo ông Võ Việt Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Chế biến Thực phẩm Nam Hà Nội: Nếu có thể, Bộ NN&PTNT và Cục Chăn nuôi hàng tuần, hàng tháng có thể đề nghị các DN tự nguyện công bố giá bán, từ đó đưa ra mức giá trung bình hợp lý nhất. Bên cạnh đó, theo ông Dũng, ngành chăn nuôi lợn đang thiếu hiệp hội ngành hàng để có thể cùng ngồi lại với nhau, tạo thành một chuỗi, một thị phần đủ lớn nhằm điều tiết được thị trường. Liên quan tới vấn đề này, ông Phạm Văn Học, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dabaco Việt Nam nhấn mạnh: Bản thân Dabaco hay CP giảm giá bán cũng không giải quyết được vấn đề. Thời gian tới nên có một hiệp hội riêng về chăn nuôi lợn. Hiệp hội này phải có thành viên là các DN chiếm thị phần, tỷ trọng đủ lớn để có thể cùng các cơ quan quản lý đứng ra điều tiết khi thị trường đi theo chiều hướng bất hợp lý, chiều hướng xấu, không có lợi cho ngành chăn nuôi trong lâu dài.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Khai giảng lớp đào tạo sơ cấp nghề 'Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp'
- ·Điều chỉnh Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây
- ·Mở bán chung cư dát vàng 6 sao giá từ 38 triệu đồng/m2
- ·Chủ động phát hiện, ngăn chặn triệt để, không để dịch COVID
- ·Giảm thuế góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế
- ·Cận cảnh hàng trăm căn nhà ở KĐT Vân Canh xuống cấp trầm trọng
- ·Bộ Y tế khuyến cáo học sinh phòng tránh dịch bệnh COVID
- ·Phường Lái Thiêu, TP.Thuận An: Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh
- ·Tuyên truyền về phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã năm 2022
- ·Vingroup tái hiện siêu dự án Vinpearl tại Phú Quốc
- ·Hợp tác xã Nông nghiệp Mỹ Thạnh hướng đến sản xuất nông sản sạch, an toàn
- ·Xác định những người tiếp xúc với hành khách Nhật Bản nhiễm COVID
- ·CEO Group mở bán Khu đô thị River Silk City
- ·Bộ Y tế: Ca mắc COVID
- ·Nước Mỹ dự kiến nới lỏng giới hạn khí thải ô tô
- ·HUD bị thẻ vàng vì cắt xén, bán đất sai quy định
- ·Mường Thanh khai trương khách sạn tại Thanh Hóa
- ·Sa Pa phong tỏa toàn diện và tạm thời 5 khu vực nguy cơ lây nhiễm cao
- ·Chính phủ yêu cầu bình ổn thị trường, giá cả vào dịp Tết Nguyên đán
- ·Nhà giàu “gối đầu” dự án hạng sang ở Phú Quốc