会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lich al nassr】Ngành dân số!

【lich al nassr】Ngành dân số

时间:2025-01-11 11:30:57 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:213次

Cùng với xu hướng chung của cả nước,lich al nassr những năm qua, ngành dân số tỉnh Hậu Giang đã có nhiều sự chuyển biến để phù hợp với tình hình thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.

Sàng lọc sơ sinh, một trong những chỉ tiêu nâng cao chất lượng dân số, ngày càng được quan tâm, thực hiện tốt.

Chính sách dân số chuyển trọng tâm

Tháng 5-2008, UBND tỉnh Hậu Giang quyết định thành lập Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, theo mô hình quản lý chung cả nước. Chi cục là đơn vị trực thuộc Sở Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp sở quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về dân số - kế hoạch hóa gia đình trong phạm vi cả tỉnh, bao gồm các lĩnh vực: Quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công về dân số - kế hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017, ngành dân số tỉnh đã tập trung thực hiện trọng tâm kế hoạch hóa gia đình để kéo giảm mức sinh. Ngành đã có nhiều nỗ lực để tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về kế hoạch hóa gia đình. Tăng cường cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, với mạng lưới rộng khắp từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Qua 10 năm, đã đạt nhiều kết quả khả quan: Trong năm 2008 có 13.404 trẻ sinh, đến năm 2018 là 7.430 trẻ sinh, giảm 5.974 trẻ, trung bình mỗi năm giảm trên 597 trẻ. Tổng tỷ suất sinh năm 2009 là 1.97 con/phụ nữ, đến năm 2017 là 1.53 con/phụ nữ (giảm 0,44 con/phụ nữ).

Những thành tựu nổi bật của việc giảm sinh đã tạo tiền đề vững chắc để ổn định quy mô dân số, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, trong tình hình mới, ngành dân số cần phải tiếp tục thực hiện thêm nhiều nhiệm vụ khác. Theo Nghị quyết số 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chương trình số 144 của Tỉnh ủy Hậu Giang về việc thực hiện Nghị quyết số 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ năm 2017 đến nay, ngành dân số đã chuyển hướng trọng tâm sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số, đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.

Qua 4 năm thực hiện, các chỉ tiêu nâng cao chất lượng dân số của tỉnh không ngừng được tăng lên. Nếu như năm 2020, tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh là 31% và tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc sau sinh là 30%, thì đến tháng 11-2021, tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh là 47,51% và tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc sau sinh là 66,01%, vượt so với kế hoạch đề ra. Về khám sức khỏe tiền hôn nhân, năm 2017 chỉ có 205 cặp thực hiện, nhưng đến cuối tháng 11-2021, đã tăng lên 1.025 cặp, gấp 5 lần so với 4 năm trước. Những kết quả khả quan này đã từng bước giúp nâng cao chất lượng dân số tỉnh nhà.

Ông Nguyễn Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế, cho biết: “Tuy tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là dân số và phát triển, nhưng công tác kế hoạch hóa gia đình vẫn được tỉnh duy trì thực hiện. Thay vì tổ chức truyền thông rộng rãi như trước đây, công tác kế hoạch hóa gia đình sẽ được thực hiện có trọng tâm khi tập trung vào các địa phương có tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba cao để tuyên truyền, vận động áp dụng các biện pháp tránh thai phù hợp. Còn đối với các địa phương có mức sinh thấp thì tiếp tục thực hiện các mô hình, tuyên truyền, vận động để các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con, nhằm nâng cao mức sinh của tỉnh”.

Tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả công tác

Bên cạnh sự chuyển hướng nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, ngành dân số tỉnh còn có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức ở tuyến huyện. Thực hiện Nghị quyết số 18, 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, UBND tỉnh đã ban hành quyết định tổ chức lại các trung tâm y tế cấp huyện theo hướng sáp nhập trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình và trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố. Mô hình này được triển khai thí điểm tại thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy từ năm 2020. Đến đầu tháng 4-2021, mô hình này chính thức thực hiện ở 6 huyện, thị còn lại.

Để triển khai mô hình này, Sở Y tế đã xây dựng các văn bản để quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Đồng thời, sắp xếp lại tổ chức, bố trí viên chức tại các trung tâm y tế. Theo đó, truyền thông giáo dục về dân số - kế hoạch hóa gia đình là một trong những nhiệm vụ chính của trung tâm y tế cấp huyện, do khoa dân số - chăm sóc sức khỏe sinh sản thực hiện. Theo ông Nguyễn Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế: “Qua nhìn nhận, đánh giá của Ban Giám đốc Sở, việc sáp nhập các trung tâm y tế và trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cấp huyện đã phát huy hiệu quả khi giúp tinh gọn bộ máy, tinh giảm nhân sự và tập trung về một đầu mối để dễ dàng quản lý, phối hợp trong nội bộ ngành”.

Qua hơn một năm sáp nhập lại, Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh có nhiều thuận lợi lẫn khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Bà Nguyễn Thị Thanh Liên, Phó Giám đốc Trung tâm, chia sẻ: “Sau khi sáp nhập lại, chúng tôi có thuận lợi khi có đầy đủ nhân sự và các bộ phận chuyên môn để thực hiện các chỉ tiêu như chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện các chỉ tiêu sàng lọc sơ sinh, tư vấn, khám sức khỏe cho người cao tuổi,... Tuy nhiên, về cơ chế trong tổ chức, chúng tôi cũng gặp khó khăn khi số lượng biên chế của khoa đang hẹp lại, do yêu cầu luân chuyển cán bộ sang các khoa khác, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò nhiệm vụ. Ngoài ra, trong quá trình tham mưu với cấp ủy, ủy ban, chúng tôi phải thực hiện qua trung gian nên có phần chậm hơn so với trước đây”.

Tương tự như thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng sau khi sáp nhập. Theo ông Nguyễn Hữu Thức, Trưởng khoa Dân số - Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế huyện Vị Thủy: “Mô hình nào cũng có thuận lợi và khó khăn riêng. Khó khăn của ngành dân số gặp phải là do năm nay mới sáp nhập và chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, cả hệ thống chính trị và ngành y tế tập trung cho công tác phòng chống dịch. Những vấn đề này có thể được khắc phục trong thời gian tới”.

Với những sự chuyển biến tích cực về nhiệm vụ trọng tâm lẫn bộ máy tổ chức, ngành dân số tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực để có những bước tiến mới, phù hợp với tình hình thực tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
  • Lọc máu liên tục 56 giờ để cứu thiếu nữ 16 tuổi bị ong đốt
  • Bộ Y tế công bố 37 ca cộng đồng mới tại Hải Dương
  • Cuộc điện thoại sáng mùng 1 Tết và cơn khủng hoảng của nữ bệnh nhân Covid
  • Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
  • Bộ trưởng Y tế: Quy trình tiêm vaccine Covid
  • Ngăn chặn thất thoát trong chuyển đổi “đất vàng"
  • Hải Phòng phong tỏa Bệnh viện GTVT, tìm người đến khám, thăm nuôi từ ngày 6/2
推荐内容
  • Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
  • Chi 86.000 tỷ đồng nhập máy móc Hàn Quốc
  • Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
  • TP.HCM tăng cường năng lực xét nghiệm nCoV lên hơn 30.000 mẫu một ngày
  • Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
  • Đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy lên đường chi viện Gia Lai