【hàn quốc vs uae】Bổ sung thêm nguồn điện, huy động doanh nghiệp điều chỉnh tiêu thụ
Cảnh báo tình hình nguy cấp về cung ứng điện năm 2023 | |
Quy hoạch điện VIII mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng | |
Huy động nhiều nguồn lực giải mối lo thiết hụt điện |
Ngành điện đang đối mặt rất nhiều khó khăn trong cung ứng điện. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đã đàm phán và ký kết các hợp đồng mua bán điện với Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, Nhà máy Thủy điện (NMTĐ) Sông Lô 7, NMTĐ Nậm Củm 3, Nhà máy điện BOT Vân Phong 1 để bổ sung nguồn điện cho hệ thống.
Tại khu vực phía Nam, thời gian qua các nhà máy nhiệt điện chạy dầu (nguồn điện có chi phí đắt đỏ) đã phải tái khởi động để đảm bảo cung ứng điện. Trong đó, nhà máy điện chạy dầu tại Thủ Đức, Ô Môn, Cần Thơ, Cà Mau đã hoạt động và phát lên lưới sản lượng lớn.
Đối với các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, với các dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định, Bộ Công Thương chỉ đạo EVN và các chủ đầu tư thỏa thuận, thống nhất mức giá tạm thời tuân thủ theo quy định của Chính phủ.
EVN và chủ đầu tư một số nhà máy điện chuyển tiếp như Nam Bình 1, Viên An, Hưng Hải Gia Lai, Hanbaram, Phù Mỹ 1, Phù Mỹ 3, Hiệp Thạch, Hướng Hiệp 1 thỏa thuận, thống nhất giá theo quy định của pháp luật. Đây là cơ sở để các dự án này kịp thời vận hành phát điện lên lưới điện.
Cùng với đó, EVN chỉ đạo các đơn vị thành viên đẩy nhanh tiến độ các công trình tăng cường năng lực truyền tải Bắc - Trung; các công trình đấu nối và giải toả nguồn thuỷ điện Tây Bắc và các nguồn năng lượng tái tạo khu vực miền Trung, Tây Nguyên; các công trình tăng thêm khả năng truyền tải, nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào.
Các nhà máy thủy điện (NMTĐ) Lào gồm: NMTĐ Nậm Kông 2 (66MW) và NMTĐ Nậm Kông 3 (54MW) đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN trước đây đã đóng điện hoà lưới thành công. Ngày 15/5/2023, cả 2 nhà máy đã hoàn thành hòa lưới điện và đang thực hiện các hạng mục thử nghiệm trên lưới điện Việt Nam. Dự kiến cả 2 nhà máy này sẽ vận hành thương mại trong tháng 5/2023, bổ sung nguồn điện cho Việt Nam trong mùa nắng nóng.
Đặc biệt, tại Quy hoạch điện VIII cũng nêu rõ: ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Từ nay đến năm 2030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tăng thêm 2.600MW. Loại hình nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp.
Theo EVN, đơn vị đã báo cáo Bộ Công Thương sớm ban hành hướng dẫn phát triển điện mặt trời mái nhà không phát điện lên lưới (zero export) để triển khai thực hiện, giảm bớt khó khăn về cung cấp điện.
Tuy nhiên, theo EVN, để đảm bảo cung ứng, sử dụng điện hiệu quả cần sự chung tay từ khách hàng sử dụng điện. EVN cũng đã lập phương án thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải (DR), đẩy mạnh thực hiện DR tự nguyện phi thương mại trong các tháng 5, 6, 7, 8 trên cơ sở phân bổ công suất khả dụng của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia. Các công ty điện lực có kế hoạch cung cấp điện từng tháng, đặc biệt là trong các tháng 5, 6, 7, 8 và thông báo trước cho các khách hàng lớn biết để chủ động điều chỉnh hoạt động sản xuất.
Đến ngày 19/5, toàn Tổng công ty Điện lực miền Nam có hơn 6.500 khách hàng có sản lượng điện tiêu thụ từ 1 triệu kWh/năm đã đăng ký tham gia chương trình DR. Còn với Tổng công ty Điện lực miền Bắc, tính tới giữa tháng 5, cũng đã có hơn 3.700 doanh nghiệp phía Bắc cam kết tiết kiệm điện. Các doanh nghiệp đã ký thỏa thuận với Điện lực về thực hiện tiết kiệm điện trong các thời điểm cao điểm của hệ thống điện, điều chỉnh hợp lý điều hòa nhiệt độ, hạn chế sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện có công suất cao lớn…
Ngày 22/5, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị phát động tiết kiệm điệntoàn quốc năm 2023 nhằm cung cấp, cập nhật thông tin về tình hình cung ứng điện và phát động phong trào tiết kiệm điện trên toàn quốc. Theo EVN, thời tiết nắng nóng gay gắt đang diễn ra trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt tập trung tại khu vực miền Bắc và miền Trung, dẫn tới nhu cầu sử dụng điện đang tăng cao. Phụ tải toàn hệ thống điện quốc gia ngày 19/5/2023 vừa qua đã tăng lên mức kỷ lục mới ~924 triệu kWh/ngày, cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng 10,5% so với cùng kỳ tháng 5/2022; công suất tiêu thụ cực đại đạt 44.600 MW, cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng 8,5% so với cùng kỳ tháng 5/2022. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thủ tướng chỉ thị triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- ·Mẹ Việt ân hận tột cùng sau lần đoạn tuyệt bí ẩn của vợ chồng Pháp
- ·Nhà hàng trả lương 60 triệu đồng/tháng mới thuê được nhân viên rửa bát
- ·Khẩn trương xây dựng sàn giao dịch bất động sản quốc gia
- ·Cục trưởng Cục Chăn nuôi nêu 2 cách tiêu thụ lợn khi dịch tả lợn Châu Phi
- ·Chàng thượng úy cưới nàng kế toán sau 1 năm tham gia Bạn muốn hẹn hò
- ·Động đất, sóng thần ở Indonesia: WB hỗ trợ khoản vay 1 tỷ USD
- ·Giữ vững đà tăng trưởng xuất khẩu nông sản
- ·Thực hiện tốt NQTW4 (Khóa XII) và Chỉ thị 05
- ·Thương hiệu là cái "giá" mà khách hàng sẵn sàng trả thêm cho sản phẩm
- ·Sự kiện lớn chuẩn bị cho năm bứt phá 2019
- ·Nhật Bản đề ra biện pháp công bằng cho lao động nước ngoài
- ·Giá dầu châu Á nhích lên do Mỹ thu hẹp khai thác
- ·Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đột nhiên từ chức
- ·Ước tồn Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Petrolimex là 2.300 tỷ đồng
- ·Lời gan ruột của đứa con từng khiến cha mẹ phiền lòng
- ·Xuất khẩu bền vững sang EU, doanh nghiệp phải “xanh”
- ·Những nhóm hàng xuất khẩu “tỷ đô” sang EU
- ·Kỷ niệm về Tổng Bí thư Đỗ Mười trong thời kỳ đổi mới
- ·Mẹ vợ nghèo bỗng nhiên có chục tỷ, con rể đứng ngồi không yên