【soi kèo tỷ lệ】Mô hình VAMC sẽ không thể kéo dài mãi
Kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu: Khó khăn đã được “thông” dần,ôhìnhVAMCsẽkhôngthểkéodàimãsoi kèo tỷ lệ nhưng chưa hẳn hết gian nan Đề xuất kéo dài cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 thêm 2 năm 10 tháng, VAMC mới đạt 38,44% kế hoạch mua nợ theo giá thị trường 2021 Nợ xấu cuối 2021 là 1,9%, nhưng tính cả nợ xấu tiềm ẩn là 3,79% |
Nên đưa nội dung về xử nợ xấu vào Luật Các tổ chức tín dụng
Tại phiên họp sáng 14/4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã đóng góp nhiều ý kiến về nội dung báo cáo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Các ý kiến nhiều chiều xoay quanh các vấn đề: Kết quả thực chất của việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42? Có nên kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 42 trong 2 năm? Nên hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu theo hướng xây dựng luật riêng hay tổng kết, đưa vào Luật Các tổ chức tín dụng?...
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đồng tình về việc kéo dài thời hạn áp dụng cho toàn bộ Nghị quyết 42, bởi hiện nay ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid có thể dẫn đến khả năng tỷ lệ nợ xấu lại tiếp tục tăng, có nguy cơ ảnh hưởng toàn bộ kết quả đã đạt được của Nghị quyết 42. Do vậy, cần có một hành lang pháp lý đặc thù để tiếp tục xử lý nợ xấu trong thời gian tới.
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh |
Về hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu bằng luật, Trưởng ban Công tác đại biểu cho rằng nên dành một chương trong Luật Các tổ chức tín dụng về nội dung này, thay vì xây dựng một luật mới.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Thanh cũng lưu ý làm rõ việc xử lý vi phạm ở một số tập đoàn rất lớn hiện nay có ảnh hưởng thế nào đến tình hình nợ xấu và các ngân hàng. Cho rằng đây là vấn đề rất nhạy cảm, Trưởng ban Công tác đại biểu đề nghị Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đánh giá và có phương án ứng xử phù hợp nhằm ổn định thị trường, tạo tâm lý niềm tin cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp gần đây, liên quan đến hai tập đoàn FLC và Tân Hoàng Minh.
Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Nguyễn Phú Cường, những khoản nợ xấu thời gian qua đã được xử lý, thu hồi thì những khoản nợ đó “tuy xấu nhưng chưa xấu”. Còn lại những khoản nợ mà đến nay vẫn chưa thu hồi được thì là “quá xấu”, dù có luật đi nữa cũng không thể thu hồi được. Với những khoản nợ này, dù Chính phủ đề nghị kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42 mà không thay đổi cách thức, nội dung thì rất khó xử lý. Bởi “phần dễ mình đã xử lý, phần khó đến giờ này rất khó xử lý”.
Lãi dự thu còn xấu hơn cả nợ xấu
Ủng hộ việc kéo dài thêm thời gian thực hiện Nghị quyết 42, song Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nêu ý kiến tại phiên họp cũng cho rằng, cần phải chỉnh sửa một số nội dung để tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn và đảm bảo tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, Nghị quyết 42 là một cơ chế rất đặc thù của Việt Nam và được Quốc hội cho phép để xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng từ thời điểm ngày 15/8/2017 trở về trước. Tuy nhiên, nợ xấu của các tổ chức tín dụng luôn gắn với quá trình cho vay, thu nợ và thực hiện các nghiệp vụ tín dụng. Các nước khác cũng có phát sinh nợ xấu, các khoản nợ xấu này phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và phải đưa vào trong nội dung của Luật Các tổ chức tín dụng để có cơ sở pháp lý để xử lý.
Bản thân các khoản nợ xấu đang trong quá trình xử lý từ khi ban hành và triển khai nghị quyết đến nay cũng đã phát sinh thêm về nghĩa vụ nợ, vẫn phải hạch toán lãi dự thu. Các nghĩa vụ nợ đang tiếp tục tăng lên theo thời gian nếu chúng ta chưa xử lý dứt điểm. Do đó, Thứ trưởng Trần Xuân Hà đề nghị Ngân hàng Nhà nước phân tích thêm về những khoản phát sinh của bản thân các khoản nợ xấu này từ thời gian đó đến nay và các khoản nợ mới phát sinh sau này thì không nên đưa vào trong phạm vi điều chỉnh của nghị quyết, mà phải xử lý bằng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, theo cơ chế pháp lý lâu dài để xử lý nợ xấu.
Nêu một loạt con số từ báo cáo kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thẳng thắn nhận định, với mức xử lý nợ xấu đạt tỷ lệ hơn 17% tổng số nợ xấu được xác định thì đây là kết quả rất hạn chế.
Để đánh giá rõ hơn kết quả xử lý nợ xấu thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phải làm rõ tổng số nợ xấu theo phạm vi Nghị quyết 42, số nợ gốc, số xử lý được, số nợ mà lúc đầu chưa xấu, sau này lại xấu… Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh phải làm rõ cơ cấu nợ, tỷ trọng nợ bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, nợ liên quan trái phiếu doanh nghiệp, hay lãi dự thu… “Lãi dự thu của nợ xấu còn xấu hơn cả nợ xấu”, Chủ tịch Quốc hội nói và chỉ ra nợ xấu còn có tài sản đảm bảo, còn lãi dự thu thì không. Bản thân nợ gốc còn không được thu được, thì lãi dự thu còn khó thu hơn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ |
Kéo dài cơ chế thí điểm xử lý nợ xấu đến hết năm 2023
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần làm rõ tác động của dịch bệnh Covid-19, tránh “cái gì cũng đổ cho Covid”. Từ đó mới nói đến nguyên nhân khách quan, chủ quan, cái gì do Nghị quyết 42, cái gì do khâu tổ chức thực hiện. Theo Chủ tịch Quốc hội, hai vấn đề vướng mắc chính được nêu tại báo cáo là do khâu tổ chức thực hiện.
Đối với đề xuất kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 42, Chủ tịch Quốc hội cho rằng nếu kéo dài thì chỉ tối đa đến năm 2023, cùng thời hạn với Nghị quyết 43 của Quốc hội về các gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, Chính phủ phải tính ngay định hướng để hoàn thiện khung khổ pháp lý cho việc xử lý nợ xấu.
Khẳng định không thể có luật mới tiếp theo về xử lý nợ xấu, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Nghị quyết 42 chính là luật về xử lý nợ xấu của Việt Nam. Luật này khác với quy định thông thường và có giá trị tương tự như luật về xử lý nợ xấu trong tình huống khẩn cấp thời kỳ khủng hoảng ở các nước. Do đó, sẽ không bàn về việc xây dựng luật riêng về xử lý nợ xấu. Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, VAMC (Công ty TNHH Một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) cũng chỉ tồn tại đến một lúc nào đó là chấm dứt, không thể kéo dài mãi.
Kết luận phiên họp, các thành viên UBTVQH thống nhất bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 đối với nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Theo đó, kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 đến ngày 31/12/2023, không mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi, đối tượng áp dụng so với Nghị quyết 42.
UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến tham gia chỉnh lý, hoàn thiện báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42 của Quốc hội và hồ sơ đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 gửi Quốc hội và các cơ quan thẩm tra.
(责任编辑:World Cup)
- ·Quản chặt chất lượng các dự án giao thông
- ·Nơi ươm mầm tình yêu biển đảo
- ·Xử lý nghiêm vụ học sinh Trường THCS Phan Ngọc Hiển đánh nhau
- ·Tin vắn ngày 1
- ·Chất lượng không khí xấu đi, người dân nên hạn chế ra khỏi nhà
- ·Vươn lên tầm cao mới
- ·Nghệ thuật là chân trời đẹp
- ·Tuần lễ biển và hải đảo năm 2019
- ·Điểm chuẩn năm 2018 giảm nhẹ so với năm 2017?
- ·Phòng ngừa bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính
- ·Ai chịu trách nhiệm khi đường sắt Cát Linh
- ·[Infographics] Quốc gia nào tiêu thụ nhiều thịt nhất thế giới?
- ·Tiếp tục cải tạo lưới điện khu vực ấp Măng Cải
- ·Cổ tích giữa đời thường
- ·Chủ tịch VCCI: Hiệp định EVFTA là nền tảng giúp Việt Nam
- ·Thu giữ 1.000 viên pháo nổ
- ·Biển báo trong bụi cây
- ·Cầu nối sinh viên với doanh nghiệp
- ·Bộ Tài chính: Moody’s đưa Việt Nam vào diện xem xét hạ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia là không phù
- ·Trao tiền hỗ trợ đảng viên mắc bệnh hiểm nghèo