【kqbd nét】Chuyện học vùng ven biển
(CMO) Ven các cửa biển của tỉnh có nhiều hộ dân sinh sống bằng nghề đánh bắt ven bờ, cuộc sống bấp bênh và nguy hiểm. Để tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống, ngành chức năng tỉnh đã xây dựng và đưa bà con vào các khu tái định cư (KTĐC) tập trung. Tuy nhiên, trong những KTĐC này lại thiếu sinh kế để người dân vươn lên.
Vì thế, có hộ phải đi nơi khác làm ăn nên chuyện học hành của con cái chưa được quan tâm. Nhiều đứa trẻ sống nơi đây tương lai sẽ giống cha mẹ chúng.
“Con chữ rơi rớt” theo... Cái nghèo
Gia đình chị Nguyễn Thị Út Chính (ấp Trùm Thuật, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) có 2 người con. Em Trần Huỳnh Duyên học chưa hết cấp THCS đã nghỉ học. Con gái út tên Trần Mỹ Huyên cũng nghỉ học 2 năm rồi.
Gia đình chị Út Chính không đất sản xuất, về sống tại vàm Kênh Tư đã 16 năm. Mấy năm trước Nhà nước thực hiện chính sách đưa người dân vào KTĐC Trùm Thuật, gia đình chị không có sổ hộ khẩu nên chưa được cấp nền tái định cư. Căn nhà tạm thấp lè tè, nắng thì nóng, mưa thì dột của một hộ dân đã bỏ đi, chị mượn làm tổ ấm.
Những hộ dân sống trong các khu tái định cư chủ yếu bám biển kiếm sống, họ thiếu sinh kế để vươn lên. |
Sau dịch Covid-19, nguy cơ "rơi rớt" con chữ càng đáng lo hơn. |
Cũng vì không sổ hộ khẩu nên mặc dù hoàn cảnh rất khó khăn nhưng gia đình chị vẫn chưa được công nhận hộ nghèo. Mẹ chị bệnh liệt giường đã nhiều năm, vừa qua, phải phẫu thuật nên vay hơn 30 triệu đồng. Kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng làm ngư phủ. Thời gian gần đây, biển thất bát, chị Chính cũng muốn san sẻ với chồng nhưng ngặt nỗi ở địa phương không có sở nào làm. “Đứa con lớn tính cho học nữa nhưng đóng học phí gần 1 triệu đồng. Với lại đi học phải mua xe đạp, sổ sách, đồng phục... Không có tiền nên cho nó nghỉ học”, chị Út Chính buồn bã nói.
KTĐC Trùm Thuật được xây dựng để di chuyển người dân sống ngoài vàm Kênh Tư và dưới chân đê phòng hộ vào ở. Những hộ dân ở đây không đất sản xuất nên bám biển hoặc đi làm thuê kiếm sống. Gia đình bà Bùi Thị Keo có 4 người con. 2 người con lớn đã cho nghỉ học lâu rồi, còn 2 đứa nhỏ bà đang có ý định cho nghỉ vì em Huỳnh Khánh Duy năm nay xong lớp 9, nếu học tiếp phải ra huyện ở trọ đi học. Còn em Huỳnh Duy Khang năm nay cũng xong lớp 5, qua năm lên cấp 2 cũng phải ra xã học. Bà Keo bảo: “Ông xã tôi sức khoẻ ngày càng kém, không còn thức đêm đi bắt ba khía được nữa. Biển lại ngày càng thất bát, cơm gạo đang phải lo từng bữa nên việc cho hai đứa học là vấn đề lớn”.
Càng lo hơn sau dịch Covid-19
Theo quy luật, khi tại địa phương không có việc làm đảm bảo nhu cầu cuộc sống, người dân sẽ đi nơi khác làm ăn, thực trạng trên đang diễn ra tại KTDC Trùm Thuật. Ông Lê Văn Lâm có 4 cháu nội. 2 đứa lớn năm nay 11 tuổi nhưng mới học lớp 2, còn 2 đứa nhỏ 7 và 8 tuổi, học lớp 1. Nguyên nhân các cháu ông học trễ là do theo cha mẹ chúng đi làm phụ hồ ở TP Hồ Chí Minh, không được đi học. Ông Lâm lo cho các cháu nên đã đưa chúng về quê đi học, em Lê Quốc An ước mơ học đại học ngành Công nghệ thông tin để kiếm nhiều tiền, sau này nuôi ông.
Vợ chồng ông Lâm hiểu được tầm quan trọng của việc lo chữ cho thế hệ sau, nhưng chưa bao giờ dám khẳng định sẽ lo cho các cháu được như ước nguyện của chúng. Đặc biệt, mấy tháng qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các con ông cũng thất nghiệp, bản thân ông đã ngoài 60 vẫn phải đi làm mướn để có cái ăn, ngày mai ra sao đâu biết được. “Con cái không gửi tiền về thì vợ chồng tôi phải tự chạy lo cho mấy đứa nhỏ. Tôi ráng lo cho mấy đứa nhỏ đi học để nó có chữ, nhưng tương lai sau này tụi nó phải tự lo thôi”, ông Lâm nhìn xa xôi.
Vùng ven biển các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân... có nhiều KTĐC được xây dựng gần các cửa biển để di dời những hộ dân vào ở tập trung. KTĐC Lung Ranh (Ấp 1, xã Khánh Hội, huyện U Minh) là một trong những khu được đầu tư hạ tầng khá hoàn thiện để đồng bào dân tộc Khmer về ở. Tuy nhiên, cũng như tất cả các KTĐC khác, cái người dân thiếu luôn là sinh kế.
Chúng tôi ghé thăm nhà vợ chồng anh Võ Văn Luyến khi anh vừa đi làm hồ về. Em Võ Kiều Diễm, con gái út anh chị mới cho nghỉ học ở nhà một mình. Cô bé đang học lớp 4, nghỉ học từ sau dịch Covid-19. “Con ở nhà coi nhà cho ba mẹ đi làm”, cô bé 3 năm liền đều là học sinh giỏi rụt rè nói về lý do nghỉ học. Căn nhà chỉ rộng chừng 40 m2 vá ghép bằng tol nhìn qua đã toát lên cảnh khó khăn vì từ trước ra sau không thấy vật gì có giá trị.
Trước đây gia đình anh Luyến ở trong ngôi nhà lá rách nát gần như tệ nhất KTĐC Lung Ranh. Vừa qua, có người thân ghé thăm, thấy sắp đến mùa mưa mà căn nhà thủng trước thủng sau nên cho mượn 20 triệu đồng dựng lại mới được như vậy. Thời gian qua, dịch Covid-19 hoành hành, công việc của vợ chồng anh Luyến bị gián đoạn nên càng khó khăn hơn. “Trường ở cách nhà 7-8 cây số. Vợ chồng tôi đi làm phải kêu xe ôm đưa đón cháu, mỗi tháng khoảng 1 triệu đồng. Trước đây còn ráng được, bây giờ hết khả năng rồi”, anh Luyến trần tình về lý do cho con nghỉ học.
Toàn tỉnh có hơn 80 cửa biển và rất nhiều hộ dân sống ven theo kiếm sống. Sau những ngôi nhà tạm bợ của họ là những dãy rừng phòng hộ, sau rừng là biển cả bao la. Họ cực nhọc với rừng, biển để mưu sinh. Tại KTĐC Trùm Thuật, Lung Ranh, khi dông gió nổi lên tiếng sóng biển vỗ ầm ầm có thể làm người dân thức giấc, nhưng có đánh động được nhận thức của bà con về sự học để đi lên hay không lại là chuyện khác. Đã có những đứa trẻ phải nghỉ học sớm và được định sẵn sẽ nối nghiệp cha mẹ mình bằng con đường mưu sinh chật vật./.
Anh Trương Hoàng Minh (Phó trưởng ấp Lung Ranh): “KTĐC Lung Ranh có 60 hộ dân thì có đến 21 hộ nghèo. Tại đây có trường cấp tiểu học, nhưng năm trước đã thực hiện sắp xếp lớp 3, 4, 5 về trường trung tâm xã. Nhiều hộ khó khăn nhưng phải thuê xe ôm để con đi học. Năm nay lại có kế hoạch đưa cả lớp 1 và 2 về xã. Trên đoạn đường khoảng 8 cây số này chắc con chữ sẽ rơi rớt hết. Mong cấp, ngành liên quan xem xét lại vấn đề này”. Trong hội nghị kiểm điểm chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vừa qua, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Minh Luân bày tỏ băn khoăn về vấn đề học sinh nghỉ học. Theo ông Luân, sau dịch Covid-19, học sinh vắng học nhiều. Đáng chú ý, có những gia đình lâm cảnh khó khăn, phải đi làm xa và cho con cái nghỉ học, dù ít nhưng đây là vấn đề rất đang lưu tâm. |
Khánh Hưng
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- ·Cha tai nạn lao động, suy thận mạn đau đáu sợ con thất học
- ·Danh sách và lịch thi đấu tứ kết EURO 2024
- ·EURO 2024: Giúp gắn kết châu Âu lại với nhau
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·Bạn đọc ủng hộ 2 hoàn cảnh khó khăn hơn 33 triệu đồng
- ·Nội thất Govi chung tay hỗ trợ trường Minh Chuẩn khắc phục hậu quả bão lũ
- ·Malaysia, Mỹ nhất trí nâng tầm quan hệ lên đối tác toàn diện
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Nga sẽ gia tăng cường sự hiện diện quân sự tại Crimea
- ·Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- ·“Nhịp cầu kết nối' giúp vực dậy những số phận đứng trước cơn sinh tử
- ·Bạn đọc tiếp sức cho em Nguyễn Văn Tiến bị ung thư máu
- ·Mỹ hạn chế thị thực nhập cảnh với công dân Trung Quốc
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Copa America 2024: Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Colombia bị bắt vì hành vi bạo lực
- ·Nữ tiếp viên hãng hàng không Emirates buôn lậu 13 kg vàng
- ·Biết bố mẹ cạn đường xoay xở, bé trai bị u não nằng nặc đòi về
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Ông Obama lôi kéo Quốc hội Mỹ ủng hộ cô lập Nga