【kèo manchester city】Đua trên đồng làng
Thời tôi còn bé tý, làng hoặc xã tổ chức đua. Còn bây giờ là phường. Hơn chục năm trước, xã Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) quê tôi có đến 4 làng đã lên phường nên gọi đúng tên phải là xuống phường coi… đua. Dưới xã không phải là thôn hay đội nữa mà là tổ dân phố. Chuyện hành chính kia để dịp khác bàn, chừ nói chuyện đua cái đã.
Ví như làng Dã Lê Thượng thuộc Thủy Phương là vùng bán sơn địa, ở cái thế “trước đồng, sau rẫy”. Bắt đầu từ tháng Bảy âm lịch sau vụ Tám là lúc “nước nhảy lên lên bờ”. Năm nào cũng thế, lụt chồng lên lũ, cả cánh đồng làng ngập nước mênh mông, ví như cái hồ lớn hay con sông rộng cũng chẳng sai.
Bước sang tháng 10 âm lịch, nước cũng bắt đầu rút. Chuẩn bị cho vụ lúa mới, lệ làng xưa dù khó khăn đến mấy cũng phải tổ chức đua để “làm nóng” và tạo khí thế xuống đồng. Cũng bởi vì thế mà trước ngày giải phóng, là đứa trẻ lên mười, môn thể thao mà tôi được xem đầu tiên là đua và là đua trải.
Tôi từng coi đua ở trên sông và cả ở vùng đầm phá nhưng thích nhất vẫn là đua ở trên đồng. Nước không quá sâu, bởi thế có thể chống ghe, tròng đến sát đường đua, tận tai nghe tiếng hò dô và nhịp chèo khoan nhịp rộn ràng; tận mắt nhìn được những khuôn mặt đầy biểu cảm của các tay chèo, trong đó có không ít người ngày thường quen biết.
Như buổi sáng hôm ấy, nơi khán đài dựng tạm bên con đập, mọi người đang háo hức, bỗng nghe tiếng heo kêu eng éc. Nhìn lại, một thanh niên lễ mễ bưng con heo hơn chục cân, bảo rằng đây là tiền quyên góp của tổ dân phố tặng đội nhà nếu giành chiến thắng. Sau buổi sáng này sẽ là một bữa tiệc vui. Đó là động viên, khích lệ tinh thần vun đắp thêm tình làng và nghĩa xóm.
Đua ở phường nay thấy có nhiều thay đổi. Không như dạo nào đua tròng, chừ đua… ghe nhôm, dễ làm và dễ sử dụng. Cũng không còn cảnh chống tròng, chống ghe chạy theo ghe đua nữa mà chủ yếu đứng trên con đường quê chạy song song với cánh đồng làng để coi… đua. Thế nhưng, vẫn còn đó không khí rộn ràng xưa. Lòng cứ dập dồn theo tiếng trống và nhịp la dồn la trên sông nước.
Có nhiều cách để người ta bày ra các cuộc đua trên sông nước. Nào là để chào mừng các dịp lễ trọng, nào là vào dịp lễ hội truyền thống thu hút khách du lịch. Thế nhưng, tổ chức đua ở trên đồng ruộng như ở vùng quê tôi không chỉ để “vui là chính” mà còn là nghi lễ xuống đồng. Nó thiệt vui, thiệt dân dã và rất thiết thực. Bao kẻ như tôi, cũng đã 60 năm cuộc đời, vẫn háo hức… chờ.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Một số quán ăn, trung tâm thương mại có bệnh nhân COVID
- ·Chuyển đổi công năng khu Nhà Rồng
- ·Doanh nghiệp, nhà hảo tâm cùng đồng hành phòng, chống Covid
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Kết thúc mở bán giai đoạn 2 dự án Goldmark City
- ·Dự án Discovery Complex: Mong một cái kết ấm êm!
- ·Dự án Thăng Long Number One lùi hạn giao nhà
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Hai bệnh nhân 61 và 67 ở Ninh Thuận được công bố khỏi bệnh
- ·Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
- ·Từ 27/12, Hà Nội có thêm 2 quận mới
- ·Tháo nút thắt, The Manor cấp tập trao sổ hồng
- ·Mỹ: Số ca tử vong do COVID
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·Triển khai 4 dự án BT trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm
- ·Ban Chỉ đạo quốc gia đề nghị tiếp tục quyết liệt phòng, chống COVID
- ·Khách hàng Muberry Lane bỗng dưng biến thành con nợ
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·Vingroup xây Khu trung tâm hành chính mới TP. Thanh Hóa