会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq serie b brazil】Thủ tục dán nhãn năng lượng: Cải tiến!

【kq serie b brazil】Thủ tục dán nhãn năng lượng: Cải tiến

时间:2025-01-11 06:43:25 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:855次

thu tuc dan nhan nang luong cai tien can triet de

Bộ Công Thương đang bàn các giải pháp tháo gỡ về thủ tục dãn nhãn năng lượng. Ảnh: Quang Tấn.

Nhưng đi đôi với niềm vui,ủtụcdánnhãnnănglượngCảitiếkq serie b brazil doanh nghiệp cũng “thấp thỏm” với những quy định tại dự thảo Thông tư sửa đổi liệu có đúng như tinh thần chỉ đạo của vị tư lệnh ngành Công Thương?

Không dám nhập, chỉ lo đi “khất nợ”

Quy định này ở nhiều nơi đã áp dụng, chẳng hạn ở Đài Loan (Trung Quốc) thực hiện việc cho phép kiểm tra sau thông quan và công nhận tiêu chuẩn của quốc tế. Giấy phép không phải 6 tháng như Bộ Công Thương đang quy định mà theo dòng đời của sản phẩm, có nghĩa khi đã thử nghiệm một lần thì giá trị của giấy phép sẽ kéo dài đến khi sản phẩm không còn lưu thông trên thị trường.

“Lằng nhằng, mệt mỏi lắm” là tâm sự của bà Lương Thị Nguyệt Ánh, Phụ trách phòng XNK Công ty CP Thiết bị Chiếu sáng Ánh Sao khi được hỏi về thủ tục dán nhãn năng lượng theo Thông tư 07/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương. Thậm chí có những lúc, bà Ánh còn nghĩ đến chuyện xin nghỉ việc vì áp lực của công việc (của những người trực tiếp đi làm thủ tục dán nhãn năng lượng- PV) quá lớn “lúc nào cũng nghĩ đến tem, nhãn, năng lượng, đau đầu lắm”.

Thủ tục rườm rà, khó khăn đã khiến Công ty CP Thiết bị chiếu sáng Ánh Sao sợ không dám NK bóng đèn huỳnh quang, compact mà chuyển sang NK đèn led. Bà Ánh cho biết, từ đầu năm đến nay, DN chỉ lo hoàn thiện những thứ còn nợ phía Hải quan. Cơ quan Hải quan cho DN nợ giấy tờ còn thiếu và nộp bổ sung trong 30 ngày, nếu không kịp bổ sung sẽ phải nộp phạt. Tuy nhiên, thời gian mà DN xin được đủ các loại giấy tờ bao giờ cũng quá 30 ngày. Phải mất đến 3 tháng DN mới xin đủ 7 chỉ tiêu kiểm nghiệm bên Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Quatest 1). Cụ thể, có một số chỉ tiêu như hiệu suất năng lượng, nhiệt độ màu, tuổi thọ… thì không mất nhiều thời gian và chỉ cần đến 2 bóng đèn, nhưng chỉ tiêu tỷ lệ bóng đèn hỏng phải cần đến 20 bóng đèn và 2.000 giờ bật tắt để được xác nhận. Quy ra thời gian, chỉ riêng chỉ tiêu này đã mất đến 3 tháng. “Với thời gian 3 tháng, chúng tôi phải chấp nhận nộp phạt với cơ quan Hải quan để lấy hàng ra bởi dự án đã ký không thể chậm”, bà Ánh cho hay.

Đây cũng là khó khăn của rất nhiều DN khác khi NK các mặt hàng như điều hòa không khí, tủ lạnh, tivi, máy giặt, quạt điện, nồi cơm điện… Nói đã nhiều, kêu cũng lắm và có lẽ những khó khăn của DN đã “đến tai” Bộ Công Thương. Mới đây, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã “triệu tập” Tổng cục Năng lượng và các thành viên trong tổ soạn thảo sửa đổi Thông tư 07 để bàn tiếp các giải pháp gỡ khó trong thủ tục dán nhãn năng lượng. Vị này phải thừa nhận, so với Thông tư 37/2015/TT-BCT về kiểm tra hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may mà Bộ bãi bỏ cách đây một tuần thì các quy định tại Thông tư 07 còn rườm rà, khó hiểu và gây bức xúc cho DN hơn rất nhiều.

Khi nghe được những thông tin này từ Bộ Công Thương, bà Ánh tỏ ra rất vui mừng: “Nếu bỏ những thủ tục này không chỉ tiết kiệm rất nhiều tiền cho DN, mà còn giảm bớt thời gian cho DN không phải đi lên đi xuống, xin đi xin lại hồ sơ, giấy tờ. Tôi hy vọng những quy định này sẽ được thay đổi để DN bớt phiền toái”.

“Đã có thay đổi nhưng cần giải quyết triệt để vấn đề tồn tại”

Đó là ý kiến của đại diện một thương hiệu điện máy lớn trên thế giới hoạt động tại Việt Nam. Chia sẻ về những vấn đề liên quan đến thủ tục kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng, vị này cho rằng các DN điện tử đã gặp khá nhiều khó khăn về giấy tờ thủ tục để kinh doanh, nên việc kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng sẽ tạo thêm gánh nặng làm tăng chí phí và thời gian thông quan cho DN. DN không phản đối việc thực hiện các thủ tục để đảm bảo chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường nhưng thực tế các quy định hiện nay chưa phù hợp. Bởi mặt hàng năng lương không phải là mặt hàng liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người, nên việc thực hiện kiểm tra ngay tại cửa khẩu không có giá trị nhiều so với những mặt hàng là thực phẩm, gia súc, gia cầm, hay thuốc, mỹ phẩm...

Cùng với đó, một trong những hạn chế hiện nay là Việt Nam thiếu các tổ chức thử nghiệm. Mới chỉ có 4 đơn vị thử nghiệm ở trong nước và 2 đơn vị thử nghiệm nước ngoài (ở Thái Lan và Hàn Quốc) được chỉ định. Trong khi đó, thực tế các công ty lớn trên thế giới họ không mang sản phẩm của họ tới các nước này để thực hiện thử nghiệm, bởi các công ty lớn có quy trình kiểm soát chặt chẽ, sản phẩm sản xuất ra đều đáp ứng yêu cầu ISO. “Điều đó cho thấy việc thực hiện kiểm tra thêm một bước nữa về chất lượng ở Việt Nam liệu có cần thiết không?”-vị này cho biết. Do vậy, cơ quan quản lý nên đưa các quy định về kiểm tra hiệu xuất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng sang khâu sau thông quan và đánh giá dựa trên sự tự giác tuân thủ pháp luật của DN.

Chính vì vậy, với những thông tin về dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 07 của Bộ Công Thương mà DN nhận được thì những thay đổi trong dự thảo mới dừng lại ở chỗ “thay đổi chút xíu” chưa thực sự tạo bước đột phá. DN cho rằng “Chẳng hạn nếu quy định sản phẩm đạt hai lần kiểm tra sẽ được miễn cho một năm tiếp theo thì mới là bước nới nhỏ cho DN nhưng không giải quyết được triệt để bản chất "tại sao lại phải kiểm nghiệm khi mà sản phẩm đã đạt được các tiêu chuẩn quốc tế như ISO?”. Tất nhiên cơ quan quản lý cũng có những lý do là sản phẩm từ thị trường kém chất lượng, khi sản phẩm thử nghiệm tốt nhưng sản phẩm thực tế trên thị trường lại rất tệ. Chính vì vậy nếu quy định DN tự chọn mẫu của mình để mang đi thử mà không phải là lấy mẫu ngẫu nhiên thì cũng là điều rủi ro trong đánh giá của cơ quan chuyên ngành.

Để giải quyết triệt để những bất cập trong kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng, DN đề nghị cho phép mở rộng diện chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế; với DN có tiếng, có lịch sử và không xảy ra vi phạm nên có quy chế mở hơn như chấp nhận công bố của nhà sản xuất cũng như tiêu chuẩn ISO thay vì đi thử nghiệm lại ở Việt Nam. Nếu việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nên chuyển hết sang hậu kiểm sẽ là bước tiến cho cơ quan quản lý chuyên ngành, DN đảm bảo chất lượng hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường; khi trên thị trường phát hiện sản phẩm không đạt tiêu chuẩn lúc đó cơ quan Nhà nước có thể hủy toàn bộ việc cho phép sản phẩm, lô hàng được thông quan bình thương và có biện pháp xử lý.

Trước thông tin phát ra của Bộ Công Thương, một chuyên gia của dự án USAID GIG cho rằng, đây là một thông tin tốt, trong khi chúng ta đang hướng tới Chính phủ kiến tạo thì việc giảm bớt các thủ tục hành chính gây phiền hà, trở ngại cho doanh nghiệp là điều cần phải làm. Việc thực hiện dán nhãn năng lượng là xu hướng của toàn thế giới. Hiện toàn cầu đã có hơn 80 quốc gia thực hiện dán nhãn năng lượng cho các thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng. Số lượng nhóm sản phẩm phải dán nhãn đến nay đã hơn 50 nhóm (Việt Nam là 16 nhóm).

Tại Việt Nam, dán nhãn năng lượng đã đem lại nhiều lợi ích, cả cho người sử dụng lẫn doanh nghiệp. Thông qua chương trình này chúng ta đã và đang từng bước loại bỏ các phương tiện, thiết bị có hiệu suất thấp, lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, thay vào đó là các phương tiện, thiết bị có hiệu suất cao, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn tồn tại một số vướng mắc cần tháo gỡ như: Quy định về thủ tục thông quan chưa rõ ràng (khi nào thì thông quan), phương thức thử nghiệm chưa quy định cụ thể, DN còn phải nộp hồ sơ bằng bản in, nhận thức của cộng đồng về nhãn còn hạn chế, kiểm tra giám sát sau dán nhãn chưa chặt chẽ, thiếu cơ chế thừa nhận kết quả thử nghiệm của các phòng thử nghiệm nước ngoài, chưa có chính sách đối với nhãn hàng uy tín hoặc nhà nhập khẩu uy tín…

Chính vì vậy để tháo gỡ các khó khăn trong thủ tục dán nhãn năng lượng, nhằm đạt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công Thương cần có những giải pháp như: Thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng online; Quy định rõ phương thức chứng nhận đối với cơ sở sản xuất phương tiện thiết bị dán nhãn năng lượng; phương thức kiểm tra hiệu suất năng lượng đối với lô hàng nhập khẩu; xem xét công nhận kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm nước ngoài đủ năng lực để chứng nhận nhãn năng lượng; Áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với các phương tiện, thiết bị sản xuất nhập khẩu có cùng thông số kỹ thuật cùng một nhà sản xuất, nhập khẩu có kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu về hiệu suất năng lượng từ 2 lần liên tiếp trở lên trong vòng 1 năm theo phương thức chỉ cần kiểm tra hồ sơ, không phải thử nghiệm lại.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
  • Đề xuất 2 nhóm giải pháp cải tạo, giảm ùn tắc khu vực nút giao Pháp Vân (Hà Nội)
  • Thông tin tiếp theo bài viết “Bát nháo hoạt động cầm đồ”: Xử phạt nhiều tiệm cầm đồ
  • Khơi dòng chảy ODA Nhật Bản vào giao thông
  • Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
  • Cần lập lại trật tự mỹ quan ở Nghĩa trang Lái Thiêu
  • Giao EVN triển khai dự án thủy điện tích năng Bác Ái (Ninh Thuận), công suất 1.200 MW
  • Diễn đàn Tòa án nhân dân TP.Thủ Dầu Một lắng nghe ý kiến nhân dân
推荐内容
  • Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
  • Khất nợ thanh toán Dự án BT Ngã ba Huế sau năm 2020
  • Có thể đấu giá hàng hóa lưu giữ ở cảng biển để trừ nợ
  • Người nuôi tôm điên đầu vì điện
  • Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
  • Nghỉ thai sản, ốm đau vẫn được hỗ trợ tiền thuê nhà