【rangers – celtic】Việt Nam – Nepal: Thúc đẩy quan hệ thương mại thực chất hơn
Nepal và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 15/5/1975. Kể từ đó đến nay,ệtNam–NepalThúcđẩyquanhệthươngmạithựcchấthơrangers – celtic hai bên thường xuyên duy trì và tăng cường trao đổi đoàn các cấp, trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị cho đến thương mại. Cụ thể, hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn doanh nghiệp, ký kết các thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ giữa hiệp hội thương mại hai nước. Đặc biệt, với sự thành lập Phòng Thương mại và Công nghiệp Nepal – Việt Nam và bổ nhiệm Lãnh sự danh dự Việt Nam đầu tiên tại Nepal, đã góp phần gia tăng các hoạt động trao đổi thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch giữa hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Nepal K.P. Sharma Oli tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2019 (Ảnh: TTXVN) |
Theo đó, kim ngạch thương mại hai chiều từ năm 2016, 2018 trung bình đạt từ 40 – 41 triệu USD. Riêng năm 2017 đạt 97 triệu USD (theo số liệu của Văn phòng Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Kathmandu). Trong đó, Việt Nam luôn ở thế xuất siêu. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nepal gồm: hạt tiêu, chất dẻo, nước uống đóng chai, sản phẩm hóa chất, máy vi tính, điện tử, cơm dừa, cao su, gạo, linh kiện ô tô, sản phẩm dệt may, hàng đông lạnh... Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nepal với số lượng rất ít nguyên liệu dệt may, da và giày.
Về du lịch, lượng người Việt Nam đi du lịch Nepal có xu hướng ngày càng tăng, thông qua các loại hình như du lịch hành hương, tâm linh, leo núi và mạo hiểm.
Theo TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Việt Nam và Nepal có mối quan hệ tốt đẹp và còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Có rất nhiều mặt hàng của Việt Nam có tính cạnh tranh cao và xuất khẩu sang Nepal bên cạnh các mặt hàng nông sản truyền thống hiện nay.
"Hai nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, tôn giáo. Tại Nepal cũng đã có các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh nhưng vẫn chỉ là con số rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước" - TS.Vũ Tiến Lộc đánh giá.
Vì vậy, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, kiêm nhiệm Nepal và Bhutan Phạm Sanh Châu khi trình thư ủy nhiệm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lên Tổng thống Nepal vào tháng 3/2019 đã bày tỏ mong muốn, hai bên sớm ký Bản ghi nhớ miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ, thiết lập cơ chế tham khảo chính trị và các cơ chế hợp tác khác về kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch, hàng không để tạo cơ sở pháp lý và tiền đề vững chắc, thúc đẩy hơn nữa hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả.
Hiện, Nepal đang kêu gọi đầu tư 2.000 lĩnh vực kinh doanh: giao thông vận tải, nông nghiệp, du lịch, khai khoáng, giáo dục, y tế… Đồng thời, thủy điện cũng là một lĩnh vực hợp tác tiềm năng khi Nepal đang sở hữu nguồn tài nguyên nước lớn so với các nước trong khu vực.
Ngoài ra, Chính phủ Nepal cũng đã xây dựng Luật đầu tư 1992 sửa đổi trong năm 2019 để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và luật đặc khu kinh tế. Đặc biệt, Nepal có thị trường lớn 2,6 tỉ người ở Trung Quốc, Ấn Độ, và không giới hạn hạn ngạch; đồng thời, 8.000 dòng sản phẩm miễn thuế vào Trung Quốc; chưa có nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nên cạnh tranh không cao, nhà đầu tư có thể đầu tư vốn 100% vào Nepal sau vài năm, có thể rút vốn về nước; chính sách cấp visa rất tiện lợi chỉ cần điền thông tin mẫu gửi Đại sứ quán hoặc nộp tại cửa nhập cảnh khi đặt chân đến Nepal… Đây chính là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư, kinh doanh tại Nepal.
Bên cạnh việc thúc đẩy quan hệ thương mại, văn hóa – du lịch cũng là một trong lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa hai nước. Việt Nam và Nepal có nhiều nét tương đồng về tín ngưỡng và văn hóa. Phần lớn người dân Nepal là tín đồ Phật giáo và Việt Nam cũng vậy. Phần lớn du khách Việt Nam đến Nepal đều đến thăm Lâm Tỳ ni - nơi sinh của Đức Phật và tham gia các hoạt động du lịch văn hóa và tâm linh, du lịch mạo hiểm khác như leo núi… Ở Nepal cũng có rất nhiều tu viện, chùa chiền bảo tháp Phật giáo trên khắp đất nước, rất phù hợp với du lịch văn hóa tâm linh. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước phát triển.
Được biết, sắp tới, Nepal sẽ nhanh chóng xây dựng một sân bay quốc tế để thúc đẩy xúc tiến thương mại và du lịch.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa
- ·Bí quyết giúp startup thu hút nhân tài
- ·Truông Bồn
- ·Thứ trưởng Bộ VHTT&DL thăm nhạc sĩ Hoàng Vân
- ·Giá heo hơi hôm nay 16/10/2023: Đà giảm chưa dứt
- ·Gen Z đón Valentine đặc biệt và thú vị
- ·Tăng gấp 10 lần mức phạt tiền với xe máy đi vào cao tốc
- ·Đề xuất đình chỉ sàn thương mại điện tử khuyến mại quá 50%
- ·Thu nhập cao nhờ sáng tạo trong chăn nuôi
- ·Gặp người phụ nữ kéo cờ trong Lễ Tuyên ngôn Độc lập
- ·Tại sao quà tặng mạ vàng luôn là xu hướng quà tặng trong nhiều năm ?
- ·Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít
- ·Tâm sự chuyện cay nghiệt của anh chồng khiến hôn nhân trên bờ vực tan vỡ
- ·Nàng dâu rơi vào thập tử nhất sinh vẫn nén đau
- ·Bí quyết tiết kiệm chi phí thiết kế website cho doanh nghiệp
- ·Tâm sự chuyện phát hiện chồng ngoại tình khi tặng quà ngày Valetine
- ·8 thị trường xuất khẩu mang về thêm 34,47 tỷ USD
- ·Bất cập khi thực hiện quy chế tự chủ
- ·Chị lâm bệnh nặng gửi chồng cho em gái sống thoáng
- ·Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn trong quản lý cửa hàng xăng dầu